Văn hóa – Di sản

Nghề làm bún Vân Cù là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hà Oai 20/02/2025 14:37

Thị xã Hương Trà (Thành Phố Huế) tổ chức nhiều sự kiện, chương trình đón nhận Nghề làm bún Vân Cù là danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

480689426_1184645723665571_5185610878111758383_n.jpg
Nghề thủ công truyền thống làm bún Vân Cù đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ngày 19/2, tại thôn Vân Cù - Nam Thanh (xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, Thành Phố Huế) long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Nghề làm bún Vân Cù. Đến dự có Phó Cục trưởng Cục Di sản (Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch) Nông Quốc Thành, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Huế Nguyễn Thanh Bình, Chủ nhiệm UBKT Thành ủy Huế Phạm Thị Minh Huệ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Huế Hoàng Khánh Hùng, Trưởng Ban Dân vận Thành uỷ Huế Nguyễn Chí Tài và đại diện các sở ban, ngành cùng đông đảo người dân, du khách.

Vân Cù là một làng nghề thủ công truyền thống làm bún có lịch sử hơn 400 năm và duy nhất ở miền Trung tổ chức lễ tế vị tổ nghề làm Bà bún vào ngày 22 tháng Giêng âm lịch, năm 2014, làng nghề bún Vân Cù được công nhận là “làng nghề truyền thống” Thành phố Huế. Bún Vân Cù có màu trắng ngà, mùi thơm và được đưa đi giao khắp các chợ, quán ăn, nhà hàng trong ở Thành phố Huế góp phần tạo nên thương hiệu cho món “bún bò Huế” nức tiếng gần xa.

Sở dĩ bún Vân Cù nổi tiếng là do trong quá trình sản xuất người làm bún không dùng bất cứ chất phụ gia nào trừ muối sống để ngâm, vo gạo, nuôi bột nhằm làm sạch các tạp chất, khử khuẩn, khử chua. Mỗi ngày, làng Vân Cù sản xuất từ 25 - 28 tấn bún và trung bình mỗi hộ sản xuất, tiêu thụ 2 tạ bún/ngày, hộ nhiều nhất lên đến 6-7 tạ/ngày.

Tại Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và nghề thủ công truyền thống “Nghề làm Bún Vân Cù” được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Trong ngày 18 và 19/2 diễn ra chương trình đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Nghề làm bún Vân Cù với các hoạt động như Lễ tế bà Bún, Lễ hội ẩm thực di sản bún Việt - Làng bún Vân Cù, Chương trình văn nghệ Tự hào di sản làng bún Vân Cù, Hành trình xe đạp về với miền thương Hương Toàn, Hành trình khám phá di sản làng bún Vân Cù và Trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương. Đặc biệt, chương trình quảng diễn tái hiện lại nghề làm bún truyền thống của người dân làng Vân Cù, quảng diễn ký ức gánh bún ngày xưa của các mẹ trên cánh đồng, qua đó góp phần quảng bá hình ảnh du lịch cộng đồng đến du khách và người dân.

z6331663261524_a50dba9b79000cab3f9a52a6235ca597.jpg
Chương trình văn nghệ chào mừng.
479491759_932321625738091_6198301764826894710_n.jpg
Đại biểu đến dự lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Nghề làm bún Vân Cù
480330651_932321652404755_1015495904388636848_n.jpg
Lãnh đạo TP Huế
480691769_1184645890332221_2518768467645573127_n.jpg
Hoạt động tôn vinh nghề làm bún.
480725049_932322065738047_6292310783757461518_n.jpg
Quảng diễn gánh bún ngày xưa.
480747074_1184645960332214_944598816745072950_n.jpg
Các gánh bún được quảng diễn qua cánh đồng.
Bài liên quan
  • [Podcast] Bún chả - Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long
    Không có một mốc chính xác để ghi lại lịch sử ra đời của bún chả. Chỉ biết rất lâu rồi, từ thế hệ này sang thế hệ khác của người Hà Nội vẫn quen thuộc với bún chả và coi đây là một món ăn không thể thiếu. Bún chả đến với con người một cách bình dị nhưng lại ăn sâu trong tiềm thức của biết bao người. Bún chả có một hương vị rất riêng khiến cho bất kỳ ai đi xa cũng nhớ.
(0) Bình luận
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • "Hội diều làng Bá Dương Nội" đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Chiều 12/4, huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
  • Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
    Lễ hội Tổng Nam Phù được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là minh chứng cho những giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ, là biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, nơi truyền thống được tôn vinh và giá trị văn hóa được thắp sáng hôm nay và mai sau.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
    Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
  • Hà Nội kêu gọi ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam"
    Với tình cảm và trách nhiệm với biển, đảo Tổ quốc, mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ ít nhất 1 ngày lương. Số tiền quyên góp được sẽ chuyển ngay cho Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Nghề làm bún Vân Cù là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO