Văn hóa – Di sản

Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Góp phần lan tỏa mạnh mẽ hơn giá trị di sản trên địa bàn Thủ đô

Ly Ly 05/03/2025 12:56

Sáng ngày 5/3 (tức ngày 6/2 âm lịch), tại cụm Di tích đền - chùa - đình Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội đền Hai Bà Trưng” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tham dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hoàng Đạo Cương, Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch. Về phía lãnh đạo TP Hà Nội, có các đồng chí: Bùi Thị Minh Hoài, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội; các đồng ý nguyên lãnh đạo, lãnh đạo các ban thuộc Thành uỷ - HĐND - UBND - MTTQ TP Hà Nội; lãnh đạo các sở ngành Thành phố.

z6375362997620_45d03d21c2daf8a9f201142938f42f5c.jpg
Các đại biểu làm lễ dâng hương tưởng nhớ công đức Nhị vị Vua Bà và các anh hùng.

Về phía quận Hai Bà Trưng có các đồng chí: Nguyễn Văn Nam, Bí thư Quận uỷ; Trần Quyết Thắng, Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ, Chủ tịch HĐND quận; Nguyễn Quang Trung, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND quận; các đồng chí trong Ban Thường vụ Quận ủy, lãnh đạo Quận ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận.

z6375246742345_4c2f6a1d99b6d5fcffd4d97f1ab7ba09.jpg
Lễ hội đền Hai Bà Trưng được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 4/3 đến ngày 6/3/2025.

Hàng năm, cứ vào ngày mùng 6 tháng Hai (Âm lịch), Lễ hội kỷ niệm khởi nghĩa Hai Bà Trưng lại được tổ chức để tưởng nhớ công lao to lớn của Hai Bà Trưng Trắc - Trưng Nhị cùng các tướng lĩnh của Hai Bà.

Năm nay, Lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 4/3 đến ngày 6/3/2025 (tức từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng Hai, năm Ất Tỵ 2025). Điểm đặc biệt là năm nay, cùng với Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhân dân quận Hai Bà Trưng vinh dự đón nhận Quyết định của Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội đền Hai Bà Trưng, phường Đồng Nhân và Bạch Đằng; đón nhận Quyết định công nhận Điểm du lịch di tích Quốc gia đặc biệt đền - chùa - đình Hai Bà Trưng.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hình ảnh và công lao to lớn của Hai Bà Trưng vẫn luôn được nhân dân ta đời đời tưởng nhớ và khắc ghi. Khu di tích quốc gia đặc biệt đền - chùa - đình Hai Bà Trưng đã trở thành địa chỉ thiêng liêng, là nơi thể hiện lòng tri ân sâu sắc của các thế hệ đối với hai vị nữ anh hùng dân tộc. Hàng năm, lễ hội đền Hai Bà Trưng được tổ chức long trọng với nhiều nghi lễ truyền thống, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương về dâng hương, chiêm bái, thành kính tưởng nhớ công đức Nhị vị Vua Bà.

1.jpg
Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung phát biểu khai mạc chương trình.

Phát biểu khai mạc chương trình, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung cho biết, Lễ hội Hai Bà Trưng diễn ra hàng năm nhằm tri ân và tưởng nhớ hai vị nữ anh hùng kiệt xuất của dân tộc: Trưng Trắc, Trưng Nhị, các vị tướng lĩnh tài ba, nghĩa binh xuất sắc của Hai Bà, những người đã viết nên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.

"Với những ý nghĩa to lớn về giá trị văn hóa, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa của dân tộc, trong những ngày đầu xuân này, Lễ hội truyền thống – Lễ hội đền Hai Bà Trưng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Di tích quốc gia đặc biệt đền - chùa - đình Hai Bà Trưng đã được UBND Thành phố công nhận điểm du lịch. Đây không chỉ là niềm tự hào của nhân dân quận Hai Bà Trưng, của người dân địa phương mà còn là cột mốc quan trọng, mở ra những cơ hội mới để giá trị di sản tiếp tục được lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới"

Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung

z6375523383283_1e62413e7f16e94beea46dcca526efeb.jpg
Công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội đền Hai Bà Trưng” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đền-chùa-đình Hai Bà Trưng là một quần thể di tích đặc sắc hiếm có tại trung tâm Thủ đô mà nổi bật là đền Hai Bà Trưng với kiến trúc “nội công ngoại quốc”. Trong đền hiện lưu giữ nhiều di vật quý, như: 27 đạo sắc phong của triều Lê và triều Nguyễn, tám pho tượng thờ, hai tấm bia đá cổ ghi sự tích Hai Bà, hai bộ kiệu thời Nguyễn. Quần thể được xây dựng trên khu đất vượng khí đem lại an lành, phúc lộc cho cuộc sống nhân dân địa phương. Với những ý nghĩa và giá trị về lịch sử, năm 2019, Di tích đền - chùa -đình Hai Bà Trưng đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ Quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Không chỉ lưu giữ những giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, cụm di tích đền thờ Hai Bà Trưng còn mang giá trị văn hóa phong phú. Lễ hội đền Hai Bà Trưng là một lễ hội đặc biệt được tổ chức ở 3 địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội, cho thấy sự gắn kết chặt chẽ của cộng đồng dân cư, thể hiện sự tôn kính với Nhị vị Vua Bà, Lễ Tế hàng năm ở đây cũng được thực hiện theo nghi thức truyền thống, trang trọng, linh thiêng. Lễ cấp thủy, rước nước sông Hồng về đền thờ Hai Bà Trưng để tiến hành lễ mộc dục theo nghi thức cổ truyền.

z6375546467582_bfdc0dda6b9474fcc53e207f576c7fec.jpg
Chương trình nghệ thuật tại Lễ hội.

Chương trình nghệ thuật kể câu chuyện lịch sử theo một cách thức hiện đại và mới mẻ với các chương hồi, cảnh diễn, nối tiếp, được biến chuyển tinh tế bằng kĩ xảo, âm nhạc hấp dẫn và đa dạng hình thức thể hiện như: ca hát, đồng diễn trống, sử ca… cùng với sự tham gia của đông đảo diễn viên, nghệ sĩ.

z6375289925300_a161a58b6411c15cadd503b4368f9867.jpg
Biểu diễn múa Lân, múa Rồng tại Lễ hội.
z6375306374717_1c463aa7871656ec38d92dd260536d5b.jpg
Màn trống hội tại Lễ hội.
z6375248983961_af1b37471ec2bb5f8af42cf9207b27ba.jpg

Bên cạnh đó, trong những ngày diễn ra Lễ hội, có rất nhiều hoạt động đặc sắc như: lễ dâng hương, tế lễ của các đoàn tế lễ địa phương; lễ rước nước; biểu diễn múa Lân, múa Rồng; biểu diễn võ thuật; hoạt động trải nghiệm tại các gian hàng,...

Trước đó, vào sáng ngày 4/3/2025 (tức ngày 05/2 Âm lịch), tại miếu thờ Hai Bà Trưng, Bến rước nước phường Bạch Đằng đã diễn ra Lễ dâng hương và Lễ cấp thủy trên sông Hồng theo truyền thống tín ngưỡng./.

Cách đây 1985 năm, vào năm 40 sau Công Nguyên, trước sự áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Đông Hán, Bà Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đã giương cao ngọn cờ tụ nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương, nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi giặc Hán đô hộ. Cuộc khởi nghĩa được nhân dân khắp nơi nhất tề ủng hộ, hưởng ứng, tạo thành sức mạnh như vũ bão. Nghĩa quân Hai Bà Trưng đi đến đâu, chính quyền và đội quân nhà Hán tan tành đến đó.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã đánh chiếm được 65 huyện thành, khi đó là toàn bộ lãnh thổ nước Việt. Thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước, chấm dứt ách đô hộ hà khắc của nhà Đông Hán. Đất nước được giải phóng, bà Trưng Trắc được tướng sĩ và nhân dân suy tôn lên ngôi vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, định đô ở Mê Linh. Lên ngôi được 3 năm, vào năm 43 sau công nguyên, quân giặc lại tràn sang đất nước ta một lần nữa, Hai Bà Trưng tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân và nhân dân chống giặc. Ngày mùng 6 tháng Hai năm Quý Mão, tương truyền, sau khi quyết chiến với kẻ thù, quyết không để sa vào tay giặc, Hai Bà đã gieo mình xuống sông Hát tuẫn tiết. Khí phách của Hai Bà kết thành tượng đá, theo dòng nước trôi xuôi đến bãi Đồng Nhân. Dân làng Đồng Nhân xưa đã lấy vải đỏ làm lễ rước tượng vào bờ. Năm 1142, vua Lý Anh Tông truyền lập đền thờ Hai Bà Trưng ngay tại bờ sông. Năm 1819, do bến sông sạt lở, đền thờ Hai Bà Trưng được chuyển vào khu Võ Miếu, thôn Hương Viên, huyện Thọ Xương, nay là phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Nghề gốm Mỹ Thiện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
  • Tết cơm mới của người Xá Phó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
  • Huế có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
    Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào Cơ Tu và Tri thức dân gian về Bún bò Huế được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Trở về từ hỗn loạn” của tác giả Trần Nhật Minh
    Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Tri Thức Trẻ Books) phối hợp cùng NXB Thông tin và Truyền thông vừa ra mắt độc giả cuốn sách “Trở về từ hỗn loạn” của tác giả Trần Nhật Minh. Cuốn sách thuộc thể loại tâm lý ứng dụng, tập trung giải mã các biểu hiện tâm lý cực đoan, các hội chứng rối loạn thường gặp và hướng dẫn người đọc thực hành phương pháp Inner Role Therapy – Trị liệu nội vai.
  • Khởi dựng hai chương trình nghệ thuật đặc biệt Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi dựng chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc.
  • Nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch số 3283/KH-BVHTTDL ngày 7/7/2025 về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Nhiều chính sách ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải
    Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, sáng 10/7, với tỷ lệ tán thành cao, HĐND Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đối với hoạt động tái chế rác thải sử dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất trên địa bàn Thành phố Hà Nội (thực hiện điểm d khoản 2 Điều 28 của Luật Thủ đô).
  • HĐND Thành phố Hà Nội: Những dấu ấn 6 tháng đầu năm 2025 (Bài cuối)
    Trong 6 tháng đầu năm 2025, Thường trực HĐND Thành phố Hà Nội đã bám sát các quy định của luật, Quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tinh thần đoàn kết, trí tuệ, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đảm bảo chủ động, khoa học, linh hoạt, thiết thực, tăng cường phối hợp hoạt động giữa các cấp HĐND và giữa HĐND với các cơ quan trong hệ thống chính trị thường xuyên và chặt chẽ hơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa
    Sáng 10/7, tại kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nghị quyết được thông qua nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, mở đường cho mô hình phát triển kinh tế - văn hóa gắn với bảo tồn di sản, gìn giữ bản sắc Thủ đô.
  • Hà Nội: Quan tâm chăm lo chu đáo gia đình chính sách, người có công
    Hướng tới Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô thực hiện những hoạt động thiết thực, ý nghĩa để thể hiện tình cảm, trách nhiệm, sự tri ân sâu sắc đối với những người có công với cách mạng.
  • Phường Cửa Nam sử dụng Robot AI hỗ trợ người dân thực hiện thủ tục hành chính
    Phó Chủ tịch UBND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) Trịnh Ngọc Trâm vừa chia sẻ: “Từ ngày 10/7, phường Cửa Nam sử dụng Robot AI áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để nhằm hỗ trợ tự động hoá trong việc hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục hành chính”.
  • Hà Nội lắp màn hình LED phục vụ Nhân dân theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9
    Ngày 9/7/2025 UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 82/KH-UBND Lắp đặt màn hình LED và hệ thống loa truyền thanh Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) phục vụ Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 80 năm và Quốc khánh nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025) trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Phường Láng tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng chính quyền địa phương 2 cấp
    Tối 9/7, tại Di tích cách mạng Pháo đài Láng, Đảng ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Láng (Hà Nội) tổ chức chương trình nghệ thuật, chào mừng sáp nhập địa giới hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp.
  • Hà Nội thông qua Đề án kiện toàn Quỹ Phát triển đất phục vụ tiến trình vươn mình
    Tại ngày làm việc thứ hai, kỳ họp thứ 25, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết Đề án kiện toàn Quỹ Phát triển đất thành phố Hà Nội, từ đó phục vụ tiến trình vươn mình, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
  • Cam kết mạnh mẽ của Hà Nội trong bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau
    Việc HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách xã hội của thành phố (thực hiện điểm a, điểm b khoản 3, khoản 4 Điều 27 Luật Thủ đô 2024) tại kỳ họp thứ 25, đã khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hà Nội về việc đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.
  • “Cho muôn đời sau” - Đêm nhạc tôn vinh nhạc sĩ Hoàng Vân
    Nhiều tác phẩm nổi bật trong bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân – bộ sưu tập đã được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thế giới, sẽ được giới thiệu đến người yêu âm nhạc trong chương trình nghệ thuật “Cho muôn đời sau”, sự kiện diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) vào tối 24/7 tới đây.
  • Xã Nội Bài (Hà Nội): Điểm sáng trong triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp
    Ngay trong ngày đầu triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp 1/7/2025; điểm phục vụ hành chính công xã Nội Bài đã đi vào hoạt động, với không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, tinh thần phục vụ nhân dân thân thiện, nghiêm túc và hiệu quả, với khẩu hiệu: “Khoa học - Hiệu quả - Hiện đại – Sẵn sàng – Thân thiện”; trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
  • Vừa phát hành “Totto-chan bên cửa sổ” phần 2 lập tức tái bản
    Sau hơn bốn thập kỷ kể từ khi “Totto-chan bên cửa sổ” ra đời và trở thành hiện tượng xuất bản toàn cầu, tác giả Kuroyanagi Tetsuko đã hoàn thành phần tiếp theo mang tên “Totto-chan bên cửa sổ: Những chuyện tiếp theo”. Ngay khi ra mắt tại Việt Nam, tác phẩm đã tạo nên cơn sốt với 3.000 bản in đầu tiên được bán hết chỉ trong ba ngày, cho thấy sức hút bền vững của một trong những nhân vật văn học thiếu nhi được yêu thích nhất thế giới.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng: Góp phần lan tỏa mạnh mẽ hơn giá trị di sản trên địa bàn Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO