Văn hóa – Di sản

Nghề gốm Kim Lan của Thủ đô Hà Nội là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Việt Thương 16/03/2025 15:01

Gốm Kim Lan không cầu kì về chi tiết mà đơn giản, hài hòa, tạo sự tiện dụng. Sản phẩm phong phú, đa dạng, bên cạnh hàng mỹ nghệ còn có gốm dân dụng, đồ thờ cúng, lọ hoa, chậu hoa, gạch ngói xây dựng…

gia-lam-kimlan-qd-diemden.jpg
Ông Nông Quốc Thành - Cục phó Cục Di sản văn hoá, Bộ Văn hoá thể thao và du lịch (đầu tiên từ phải qua trái) trao Quyết định Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hoá phí vật thể Quốc Gia cho huyện Gia Lâm. (Ảnh: Nguyễn Trường)

Sáng 15/3, tại làng gốm Kim Lan, xã Kim Đức, huyện Gia Lâm (Hà Nội), UBND huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Quyết định công nhận Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận Điểm du lịch Kim Lan, xã Kim Đức.

Dự buổi Lễ có Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nông Quốc Thành; bà Noshino Noriko - Phó Chủ tịch quỹ Bảo vệ Di sản dưới lòng đất Đông Nam Á (phu nhân của Tiến sĩ Nishimura Masanari - nhà khảo cổ học Nhật Bản, người có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu, khai quật di tích và xây dựng Bảo tàng gốm sứ lịch sử Kim Lan) cùng đông đảo cán bộ, nhân dân xã Kim Đức, huyện Gia Lâm.

Đây là chuỗi những hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025); hưởng ứng Chương trình du lịch Hà Nội chào năm 2025 và tôn vinh giá trị của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch theo tinh thần chỉ đạo của trung ương và thành phố.

Phát biểu tại Lễ đón nhận, ông Trương Văn Học - Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết: Xã Kim Lan, nằm ở phía tây nam huyện Gia Lâm, từ ngày 1/1/2025 sáp nhập với xã Văn Đức thành xã Kim Đức, theo Nghị quyết số 1286 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Kim Lan nằm ven sông Hồng và nổi tiếng với đất sét trắng, đã có nghề gốm từ rất sớm. Các khai quật tại di chỉ bãi Hàm Rồng cho thấy nghề gốm ở đây đã tồn tại từ thế kỷ 7 và được coi là một trong những sản phẩm quý từ thế kỷ 8. Tuy nhiên, đến thế kỷ 18, nghề gốm dần mai một. Từ năm 1977-1978, người dân Kim Lan bắt đầu phục hồi nghề gốm và đến những năm 1990, làng có khoảng 750 lò gốm. Tuy nhiên, đến những năm 2010, sự cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài đã làm giảm số lượng hộ làm gốm.

Trước khó khăn, một số hộ dân đã chuyển sang sản xuất bằng lò gas, giúp làng gốm Kim Lan hồi sinh. Hiện nay, làng có hơn 300 lò hoạt động, thu hút hàng nghìn lao động và mang lại khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm cho địa phương.

anh-chup-man-hinh_15-3-2025_232025_nongnghiep.vn(1).jpeg
Lãnh đạo Cục di sản văn hoá, Bộ Văn hoá thể thao và du lịch cùng các sở, ngành Thành phố Hà Nội tặng hoa chúc mừng nhân dân xã Kim Đức, huyện Gia Lâm. Ảnh: Nguyễn Trường.

Gốm Kim Lan không cầu kì về chi tiết mà đơn giản, hài hòa, tạo sự tiện dụng. Sản phẩm phong phú, đa dạng, bên cạnh hàng mỹ nghệ còn có gốm dân dụng, đồ thờ cúng, lọ hoa, chậu hoa, gạch ngói xây dựng… Rất nhiều sản phẩm đạt chất lượng cao, không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà đã vươn ra thị trường lớn trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc…

Qua quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng chủ thể nghề gốm tại Kim Lan luôn đồng lòng, chung tay, tích cực giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá làng nghề. Hiện xã có 17 nghệ nhân, trong đó có 1 nghệ nhân ưu tú và 7 nghệ nhân Hà Nội. Các nghệ nhân đã làm ra những sản phẩm độc đáo, đòi hỏi trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao. Xã có 3 sản phẩm được Tổ chức kỷ lục Guinness Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục Guinness cho sản phẩm gốm sứ thủ công lớn nhất; 3 sản phẩm được Viện sáng tạo độc bản Việt Nam công nhận sản phẩm độc đáo; 25 sản phẩm đạt OCOP 4 sao.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học, nghề gốm Kim Lan đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ ngày 23/1/2025. Huyện Gia Lâm cũng xác định phát triển du lịch bền vững, đặc biệt là khai thác di sản văn hóa và làng nghề truyền thống, nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa và nâng cao đời sống người dân.

Ngày 2/8/2024, UBND Thành phố đã công nhận Kim Lan là điểm du lịch. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp địa phương hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, quảng bá giá trị văn hóa và nghề thủ công Kim Lan, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghề gốm.

Đến với làng gốm cổ truyền (điểm du lịch Kim Lan) du khách có dịp tham quan nhiều điểm đến rất ý nghĩa và hấp dẫn như: Bảo tàng gốm sứ Kim Lan, trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gốm sứ Kim Lan, du khách tham quan khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm mới sản xuất, trải nghiệm quy trình sản xuất gốm;…/.

Bài liên quan
  • Di tích Khâm Thiên Giám của triều Nguyễn xuống cấp nghiêm trọng
    Cơ quan thiên văn, khí tượng thủy văn quan trọng của triều Nguyễn Khâm Thiên Giám (Kinh thành Huế) đã xuống cấp nghiêm trọng và các cơ quan liên quan đã phải ra cảnh báo nguy hiểm “khu vực có công trình xuống cấp, nguy hiểm, tránh lại gần để đảm bảo an toàn”.
(0) Bình luận
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • "Hội diều làng Bá Dương Nội" đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Chiều 12/4, huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hội Diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
  • Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
    Lễ hội Tổng Nam Phù được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là minh chứng cho những giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy qua nhiều thế hệ, là biểu tượng cho sự gắn kết cộng đồng, nơi truyền thống được tôn vinh và giá trị văn hóa được thắp sáng hôm nay và mai sau.
  • Nghề làm chiếu Cà Hom trở thành di sản quốc gia
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 2321/QĐ-BVHTTDL đưa Nghề làm chiếu Cà Hom của người Khmer xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình nghề thủ công truyền thống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Chắp cánh cho hình ảnh “Hà Nội là nơi đáng đến và lưu lại” vươn cao, bay xa
    Nhiều năm qua, Hà Nội đã xây dựng hình ảnh “là nơi đáng đến và lưu lại” trong suy nghĩ, cách nhìn của du khách trong nước và quốc tế. Góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội vừa xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa. Qua đây để Thủ đô bảo tồn các giá trị văn hóa, mở ra những không gian mới cho phát triển văn hóa, du lịch tiến tới kỷ nguyên vươn mình.
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • 200 tài liệu quý lần đầu hé lộ về lịch sử hải cảng Đông Dương
    Triển lãm trực tuyến "Hải cảng xưa: Từ Đông Dương ra thế giới" giới thiệu khoảng 200 tài liệu, hình ảnh đặc sắc về quá trình quy hoạch cảng biển, hải đăng cũng như hoạt động vận tải đường biển ở Đông Dương cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố.
  • Hà Nội: Thành lập Cụm công nghiệp Mai Đình vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2002/QĐ-UBND về việc thành lập Cụm công nghiệp Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Nghề gốm Kim Lan của Thủ đô Hà Nội là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO