Du lịch - Ẩm thực

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 với chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới”

Đình Thế 08:45 18/03/2025

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025 với chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” dự kiến diễn ra từ ngày 11 - 13/4 tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận (quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội)

hn2.jpeg
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội năm 2025 giới thiệu, quảng bá các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ, quà tặng du lịch thương hiệu của Thủ đô Hà Nội và Việt Nam tới du khách nội địa và quốc tế.

Ngày 17/3, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch Tổ chức Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội năm 2025. Lễ hội do UBND Thành phố chỉ đạo, đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Du lịch Hà Nội.

Theo kế hoạch, Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội là hoạt động kích cầu du lịch thường niên, quảng bá du lịch với thông điệp “Hà Nội - Đến để yêu”, điểm đến “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn” nhằm thu hút khách du lịch, tôn vinh và quảng bá di sản văn hóa, vẻ đẹp truyền thống, tinh hoa ẩm thực độc đáo của Thủ đô.

Đồng thời, đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và hưởng ứng Năm du lịch Quốc gia 2025 “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới”.

Lễ hội giới thiệu, quảng bá các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ, quà tặng du lịch thương hiệu của Thủ đô Hà Nội và Việt Nam tới du khách nội địa và quốc tế, thúc đẩy quảng bá và xúc tiến du lịch, góp phần tăng cường kết nối du lịch và văn hoá...

Giới thiệu, quảng bá các điểm đến, sản phẩm, dịch vụ, quà tặng du lịch thương hiệu của Thủ đô Hà Nội và Việt Nam tới du khách nội địa và quốc tế, thúc đẩy quảng bá và xúc tiến du lịch, góp phần tăng cường kết nối du lịch và văn hoá. Phát triển các tuyến du lịch văn hóa, lịch sử, kết nối các di tích gắn với bảo tồn, tôn vinh và phát huy những giá trị độc đáo của các di sản văn hoá Thăng Long tứ trấn, khu vực hồ Tây, đặc biệt là khu phố cổ, phố cũ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận...

Qua đó, nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm, kích cầu khả năng chi tiêu của khách du lịch, thúc đẩy phát triển ngành Du lịch Thủ đô và góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.

Ngoài ra Lễ hội góp phần thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội làng nghề, phố nghề, doanh nghiệp kinh doanh du lịch với các nghệ nhân, cá nhân tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch trên địa bàn Thành phố và các địa phương trong cả nước.

Năm nay, Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội dự kiến có 80 gian hàng được phân bổ tại nhiều không gian. Không gian trải nghiệm các điểm đến di sản, điểm đến du lịch (Khu phố cổ, phố cũ Hà Nội; Khu Di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long; Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khu du lịch sinh thái Hồng Vân, Thường Tín…).

Không gian trải nghiệm các làng nghề trên địa bàn thành phố giới thiệu tài nguyên du lịch và định hướng phát triển du lịch: Khu trình diễn, quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề kết hợp du lịch, với các hoạt động trải nghiệm. Tại đây sẽ tôn vinh 2 làng nghề được công nhận là thành viên của Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo thế giới: làng gốm Bát Tràng, Gia Lâm và làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông.

Không gian giới thiệu sản phẩm quà tặng du lịch đặc trưng của Hà Nội mang bản sắc văn hóa, dấu ấn di sản văn hóa Thủ đô. Không gian quảng bá tour tuyến, giới thiệu sản phẩm du lịch đặc sắc, quà tặng voucher tour du lịch, các chương trình khuyến mại, kích cầu của các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở lưu trú du lịch, khu điểm du lịch và các hãng vận chuyển hàng không.

Đến với lễ hội, du khách còn được trải nghiệm không gian giới thiệu ẩm thực đặc trưng của Hà Nội và một số địa phương, tỉnh, thành phố khác trên cả nước; không gian tiểu cảnh chụp hình theo chủ đề “Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” và hưởng ứng Năm du lịch quốc gia 2025; không gian trưng bày triển lãm ảnh đẹp Hà Nội; không gian chuyển đổi số du lịch Hà Nội giới thiệu công nghệ thực tế ảo trong du lịch (VRT).

Ngoài ra, lễ hội còn có khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm tinh hoa, chất lượng của các làng nghề Hà Nội làm quà tặng du lịch; khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm quà tặng cao cấp, độc đáo của các cơ sở sản xuất và kinh doanh quà tặng…

Bên cạnh đó, lễ hội còn có các hoạt động quảng bá, giới thiệu du lịch, văn hoá truyền thống tới du khách như: giới thiệu, quảng bá các điểm đến du lịch, tài nguyên du lịch của thành phố; trình diễn và giới thiệu di sản văn hoá phi vật thể của Thủ đô được UNESCO vinh danh như: hát ca trù, hát và múa Ải Lao (Long Biên), hát Dô (Quốc Oai), múa rối nước Đào Thục (Đông Anh), trò chơi kéo co (Long Biên),...; các workshop về trải nghiệm làng nghề, chế tác sản phẩm tại một số gian hàng đặc biệt, sáng tạo kết hợp với hoạt động từ thiện; hoạt động giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch của một số địa phương, tỉnh, thành phố trên cả nước…

Bài liên quan
  • Lễ hội truyền thống Hà Nội: Nỗ lực gìn giữ bản sắc, tạo nếp văn minh
    Lễ hội truyền thống Hà Nội là nguồn lực quan trọng trong việc phát triển văn hóa và du lịch của Thủ đô. Trong bối cảnh hội nhập, việc bảo tồn và phát huy các giá trị lễ hội song song với đảm bảo văn minh, an toàn là nhiệm vụ cần thiết. Nhiều năm qua, việc quản lý và tổ chức lễ hội được Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và các quận, huyện đặc biệt quan tâm, chú trọng.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm 21 tác phẩm hội họa quý của vua Hàm Nghi ở điện Kiến Trung
    Các tác phẩm hội hoạ quý của vua Hàm Nghi đang được trưng bày tại điện Kiến Trung (Đại nội Huế) và lần đầu tiên giới thiệu đến công chúng yêu nghệ thuật.
  • Ra mắt tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp
    “Những câu chuyện cổ phố Broca” – tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp do Pierre Gripari sáng tác vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Nguyên Kan, do Crabit Kidbooks và NXB Hà Nội ấn hành. Cuốn sách không chỉ mang đến những câu chuyện cổ tích phá cách, hài hước, mà còn mở ra một thế giới giàu trí tưởng tượng, nơi mọi điều kỳ diệu có thể xảy ra.
  • [Podcast] Hà Nội – Thơ mộng và tinh khôi mùa hoa sưa
    Những ngày cuối tháng 3, dạo một vòng thành phố Hà Nội ngàn năm tuổi, ngẩng đầu lên bầu trời, nhận ra hoa sưa đã về từ khi nào trên từng con đường quen. Nếu mình để ý một chút, sẽ nhận ra cái màu trắng tinh khôi của hoa sưa nổi bật cả một con phố, sẽ thấy những con đường ngập trắng mùa hoa rụng, sẽ thấy thành phố đi qua mấy mươi mùa hoa bỗng hoá thật là nên thơ. Đâu đó lời ca “Tháng ba bất chợt một ngày, trắng tinh hoa sưa về đây” trong bài hát “Hà Nội 12 mùa hoa” của nhạc sĩ Giáng Son ngân lên càng khiến
  • Hà Nội: Bế mạc Tuần lễ chuyển đổi số ngành GD&ĐT quận Hoàn Kiếm năm 2025
    Chiều 28/3, tại trường Tiểu học CLC Tràng An, phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ bế mạc Tuần lễ chuyển đổi số ngành GD&ĐT quận Hoàn Kiếm năm 2025 với chủ đề "Giáo dục số - Cơ hội đột phá và phát triển - Kết nối toàn cầu".
  • Văn hóa và con người trở thành 1 trong 5 trụ cột trong những triết lý phát triển Thủ đô
    Ngày 28/3, Ban Chỉ đạo Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” (Chương trình 06 ) tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06 chủ trì và phát biểu tổng kết chỉ đạo tại hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 với chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO