Tạo dựng “văn hóa metro” thực sự văn minh

KTĐT| 19/11/2021 23:17

Dù tàu sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông mới đi vào vận hành thương mại, song hiện tượng một số hành khách mang theo đồ cồng kềnh, gác chân lên ghế, gây ồn ào hoặc không chủ động nhường ghế... đã làm xấu đi hình ảnh của một loại phương tiện giao thông đô thị văn minh.

Gia tăng lượt đi vào ngày cuối tuần
Theo thống kê, trong một tuần đầu hoạt động, đơn vị vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã thực hiện 1.160 chuyến tàu, chở 206.137 lượt hành khách. Riêng trong ngày Chủ nhật 14/11, báo cáo của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, lượng hành khách đi tàu Cát Linh - Hà Đông trong tăng đến 43,8% so với một ngày 13/11 và bằng 74,5% so với Chủ nhật tuần trước đó. Bình quân trong ngày cuối tuần vừa qua, mỗi chuyến tàu vận chuyển 199 người.Cụ thể, tàu Cát Linh - Hà Đông phục vụ người dân từ 5 giờ 30 đến 22 giờ ngày Chủ nhật, với 203 lượt. Số hành khách vào ga trong ngày 14/11 đạt 40.313 người, trong đó 29,4% hành khách vào từ ga Cát Linh; 27,7% người vào ga Yên Nghĩa; tỷ trọng vào 10 ga giữa là 42,9%.Trước đó, nhằm tăng cường phục vụ người dân, đơn vị vận hành đã điều chỉnh số tàu trong ngày lên thành 6 đoàn, áp dụng từ ngày 13/11. Tàu chạy giãn cách 10 phút/lượt. Lượng hành khách trong ngày 13/11 cũng tăng 53,3% so với ngày 12/11 và bằng 109,2% so với thực hiện ngày thứ Bảy tuần trước (ngày 6/11). Như vậy, trong 2 ngày cuối tuần, số lượng hành khách lần lượt tăng với tỷ lệ cao cho thấy đường sắt đô thị đang nhận được sự hưởng ứng của người dân. Bên cạnh đó, tỷ lệ hành khách vào các ga đang có chiều hướng trở nên cân bằng hơn.Một tín hiệu khả quan hơn, hiện tại người dân đã bắt đầu sử dụng tàu phục vụ việc đi lại, sinh hoạt trong TP, thay vì chủ yếu chỉ có mục đích tham quan, trải nghiệm như tại thời điểm đầu tàu Cát Linh - Hà Đông đi vào vận hành thương mại.Vẫn còn những hình ảnh chưa đẹpNgày 16/11, theo thống kê của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, tổng số hành khách vào ga là 18.390 người, trong đó có 203 lượt tàu vận hành. Tỷ trọng khách vào ga Cát Linh là 27,9%; ga Yên Nghĩa là 24,1%; tỷ trọng 10 ga giữa là 48,0%. Lượng hành khách giảm 6% so với ngày 15/11 và bằng 109% so với thực hiện ngày thứ Ba tuần trước (9/11). Bình quân vận chuyển 91 người/chuyến tàu. Kết quả vận hành đạt các chỉ tiêu kế hoạch về chuyến lượt, đảm bảo an toàn vận hành và công tác phòng, chống dịch bệnh.
Dù được đánh giá là loại hình giao thông văn minh, tuy nhiên, trong những ngày vừa qua, vẫn còn hiện tượng hành khách mang theo đồ cồng kềnh (xe đạp) với mục đích đi lại khi rời ga. Bên cạnh đó, trên một số chuyến tàu cũng còn xuất hiện tình trạng hành khách đi tàu gác chân lên ghế, gây ồn ào hoặc không chủ động nhường ghế... Những điều này vi phạm nội quy đối với hành khách đi tàu và làm xấu đi hình ảnh của một loại phương tiện giao thông văn minh.Cụ thể, trong 9 quy định mà người đi tàu phải tuân thủ có yêu cầu hành khách không mang hàng hóa, hành lý cồng kềnh, động vật, đồ tươi sống có mùi vào các nhà ga và lên tàu. Hành lý cồng kềnh là hành lý có kích thước vượt quá 56 x 36 x 23cm; trọng lượng vượt quá 18kg. Vật nuôi như chó, mèo.... đồ tươi sống có mùi như thịt, cá. Song song với đó, để đường sắt đô thị thật sự trở nên văn minh, Hà Nội metro đã công khai tại trang chủ về hướng dẫn hành khách thực hiện “Văn hóa metro” như nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai và người khuyết tật. Cùng với đó, hành khách phải đặt điện thoại ở chế độ im lặng và nói chuyện với âm lượng vừa phải để không làm phiền những người xung quanh. Không chụp ảnh với đèn flash hoặc sử dụng thiết bị chiếu sáng (bởi điều đó gây nguy hiểm cho lái tàu).Ngày 17/11, trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội Vũ Hồng Trường cho biết, đến nay tình trạng hành khách mang theo hàng hóa cồng kềnh đã không còn xảy ra. Đối với việc tuân thủ quy định, Giám đốc Hà Nội metro cho biết, đã ban hành nội quy, phát cho nhân viên bảo vệ làm việc tại các ga để hành khách đã qua cửa soát vé nghĩa là đảm bảo nội quy.
“Trong đêm 17/11, chúng tôi sẽ thực hiện dán nội quy đi tàu ở trước nhà ga, trước cửa soát vé để nếu hành khách có thắc mắc sẽ được hướng dẫn kiểm tra lại thông tin ở các tấm bảng này” - ông Vũ Hồng Trường nói.

Tàu Cát Linh - Hà Đông chính thức được đưa vào vận hành thương mại ngày 6/11/2021, toàn tuyến có 13 đoàn tàu, mỗi chuyến tàu chở trên 950 hành khách lượt. Tàu có vận tốc tối đa 80km/h, tuy nhiên vận tốc khai thác bình quân sẽ chạy ở tốc độ 35km/h và tốc độ cho phép chạy đến 65km/h.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Độc đáo lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu
    Tái hiện trích đoạn sân khấu hóa lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV.
  • 50 đội thi tham gia Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2024
    UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Thành phố Hà Nội và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ tổ chức Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024.
  • Vở ballet Hồ Thiên Nga được biểu diễn trở lại tại Nhà hát Lớn Hà Nội
    Vở Ballet Hồ Thiên Nga đã làm say đắm khán giả trên toàn thế giới suốt hơn một thế kỷ qua sẽ được Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam (VNOB) biểu diễn trở lại tại sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 6 tới đây.
  • 194 Đảng viên Thị xã Sơn Tây được trao tặng Huy hiệu Đảng dịp Kỷ niệm sinh nhật Bác
    Sáng 16/5, Thị ủy Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 19/5/2024 cho 194 đảng viên của Đảng bộ thị xã. Các đảng viên được nhận Huy hiệu từ 30 năm đến 70 năm tuổi Đảng, trong đó có 1 Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
Tạo dựng “văn hóa metro” thực sự văn minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO