Tác giả - tác phẩm

Tản văn "Ngàn mùa hoa" của nhà văn Băng Sơn: Tiếp thêm tình yêu thiên nhiên và văn chương cho trẻ

Thụy Phương 17:16 15/06/2024

Không chỉ giúp các bạn đọc nhỏ tuổi hiểu hơn vẻ đẹp thiên nhiên đất nước, nét văn hóa truyền thống của quê hương, “Ngàn mùa hoa” của cố nhà văn Băng Sơn còn giúp các em tích lũy thêm tri thức, mở rộng và biết cách sử dụng vốn từ để học văn tốt hơn.

“Ngàn mùa hoa” được NXB Phụ nữ Việt Nam phát hành trên toàn quốc tháng 6/2024. Cuốn sách dày 144 trang in đen trắng đưa bạn đọc trở về với vẻ đẹp của thiên nhiên, sự bình yên của vùng nông thôn xưa. Đó là khung cảnh của làng quê Việt những năm 70, 80 của thế kỉ trước với những gian nhà lợp mái tranh, chiếc cổng nhà bằng tre xanh, hay chiếc cổng làng rợp bóng tre, những buổi trưa oi ả đám trẻ nằm võng kẽo kẹt nghe đâu đây vọng lại tiếng gà gáy...

ngan-mua-hoa-net-dep-thien-nhien.jpg
"Ngàn mùa hoa" giúp các bạn đọc nhỏ tuổi hiểu hơn vẻ đẹp thiên nhiên đất nước, nét văn hóa truyền thống của quê hương.

Bằng ngôn ngữ trong sáng, giản dị, nhà văn Băng Sơn đã phác họa lên một bức tranh đầy màu sắc và vô cùng sống động. Mỗi sắc màu còn có nhiều thang bậc khác nhau “màu vàng chanh của hoa mướp, hoa cải, màu vàng thư của hoa bí ngô” (Hoa vàng), “Đỏ tía là hoa chuối, Đỏ tươi là hoa vông, hoa gạo. Màu đỏ của hoa hồng có quanh năm... Mùa hè hoa mào gà đỏ đến chói mắt. Hoa lựu như những đốm lửa lập lòe về mùa hè.” (Hoa đỏ). Đôi khi, ngòi bút của ông không chỉ vẽ hoa mà còn vẽ cây, vẽ lá dẫu chúng non nớt “chưa đủ màu xanh mà hãy còn hồng hồng như chưa biết cuộc đời làm lá” (Rau láo nháo).

Dường như mọi vật qua góc nhìn của ông dẫu rất bình thường, đôi khi tưởng tầm thường, như cây rau sam, rau tập tàng nằm rạp mình trên đất, hay đơn giản là những giọt gianh, mái gianh cũng trở thành nỗi nhớ, niềm thương của người bé khi trở thành người lớn. Có lẽ, nhà văn dùng ngôn từ vẽ lên từng cái lá, bông hoa, từng góc vườn, ruộng lúa không chỉ đơn giản muốn lột tả cái đẹp của quê hương, hơn hết ông muốn gửi gắm cả nỗi nhớ niềm thương về một nơi ông đã sinh ra và lớn lên, nơi có những kỉ niệm bên gia đình.

Chỉ với hơn trăm trang sách nhưng bằng cách sử dụng khéo léo từ tượng thanh, tượng hình, cách mô tả chân thực từng cánh hoa, cọng lá tác giả đưa bạn đọc trở lại làng quê xưa với đủ âm thanh, hình ảnh và sắc màu sống động. Không chỉ cảm nhận được nét thân thương của làng quê bạn đọc còn được trải nghiệm đủ các phong tục tập quán, nét văn hóa dân gian của dân tộc ta qua những câu văn súc tích, ngắn gọn khiến người đọc dễ thấm, dễ thẩm những tác giả muốn truyền tải qua câu chữ.

ngan-mua-hoa-ban-in-mau.jpg
Ngoài phiên bản đen trắng đã xuất bản, cuốn sách sẽ có thêm phiên bản màu.

Ngoài phiên bản đen trắng (đã xuất bản), NXB Phụ nữ Việt Nam cho biết cuốn sách sẽ có thêm phiên bản màu, khổ lớn qua đó giúp trẻ được tiếp cận nhiều hơn với những hình ảnh nông thôn Việt Nam xưa với những gam màu rực rỡ, tươi sáng đẹp mắt. “Chúng tôi hi vọng cuốn sách không chỉ gợi cho các bậc phụ huynh nhớ lại một thời tuổi thơ đầy trong sáng, hồn nhiên của mình mà còn góp phần giúp các bạn nhỏ, đặc biệt là học sinh tiểu học, đọc và hiểu hơn vẻ đẹp thiên nhiên đất nước, nét văn hóa truyền thống của quê hương ta. Từ đó giúp các em tích lũy thêm tri thức, mở rộng vốn từ, biết cách sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình, từ láy, các biện pháp nhân hóa, so sánh... hài hòa trong làm bài văn để học văn tốt hơn, khiến mỗi giờ văn là một giờ vui”, đại diện đơn vị xuất bản sách cho biết./.

Bài liên quan
  • “Trước nhà có cây hoàng mai”: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa
    “Trước nhà có cây hoàng mai" của Minh Tự mang dấu ấn một thời sống bên ngoài Huế và cách nhìn - nghĩ của nghề báo, làm nên sự khác biệt với những tác giả viết về Huế – khúc ruột của mình – bằng tinh thần cực đoan đáng yêu kiểu “không nơi nào có được” hoặc “chẳng thể nào đổi khác”, đó là nhận định của nhà văn Vĩnh Quyền về tập ghi chép về xứ sở phong rêu kiêu sa của nhà báo Minh Tự vừa được NXB Phụ nữ Việt Nam tái bản lần thứ nhất.
(0) Bình luận
  • Ra mắt cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Cuốn sách tuyển chọn 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư... gửi gắm những thông điệp sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư đối với đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa.
  • "Hỗn độn và khu vườn" - đánh dấu sự trở lại đường thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến
    Công ty cổ phần văn hoá và truyền thông Nhã Nam vừa ra mắt độc giả tập thơ “Hỗn độn và khu vườn” của tác giả Nguyễn Vĩnh Tiến. Tác phẩm đánh dấu một bước phát triển mới trong sự nghiệp thơ của Nguyễn Vĩnh Tiến.
  • Nhà báo Đỗ Quảng - xa và gần…
    Nhà báo Đỗ Quảng sinh năm 1938, hơn tôi một giáp. Mới diện kiến lần đầu và thời gian cũng không nhiều bởi các cuộc họp cộng tác viên báo chí thì vui là chính, nhưng trực giác vén mở tôi biết nhà báo Đỗ Quảng trong đời, trong nghề là con người tiết tháo, khôn ngoan, thâm thúy, chịu chơi, hiện sinh, thực tế. Như thế đã đủ hiểu một con người từ xa đến mà ta mới gặp?! Đây có thể là một trường hợp thú vị nếu chịu khó quan sát tiếp. Rồi phải chờ đến “thì tương lai” mới rõ.
  • Cháy đến giọt cuối cùng
    Nhà thơ Lệ Thu (tên khai sinh là Trần Lệ Thu, bút danh khác Trần Thị Lưu Phương) sinh ngày 15/8/1940; quê quán tại xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Năm 1955, Lệ Thu học phổ thông ở các trường Học sinh miền Nam tại Hải Phòng, đến năm 1961 thì học khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
  • Giới thiệu gần 200 tài liệu lưu trữ về tình đoàn kết hữu nghị Việt - Xô và Hội nghị Paris
    Sách “Việt Nam – Liên Xô: Giai đoạn đấu tranh vì hòa bình của Việt Nam. Hội nghị Paris” góp phần khẳng định thêm mối quan hệ chiến lược toàn diện giữa Việt Nam - Liên Xô (Liên bang Nga ngày nay); tô thắm tinh thần đoàn kết, hữu nghị vì mục đích hòa bình của nhân loại; tô thêm những mốc son trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam; viết tiếp những bước đi tinh thần, ý chí quyết tâm, không quản ngại khó khăn, hy sinh, gian khổ của nhân dân Việt Nam vì một dân tộc hòa bình, thịnh vượng, phát triển bền vững.
  • Nhà văn Vũ Ngọc Tiến – tác giả của “Hà Nội và tôi” qua đời
    Nhà văn Vũ Ngọc Tiến – tác giả của “Hà Nội và tôi” đã qua đời vì trọng bệnh tại Tp. Hồ Chí Minh sáng ngày 19/6/2024, ở tuổi 79.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tản văn "Ngàn mùa hoa" của nhà văn Băng Sơn: Tiếp thêm tình yêu thiên nhiên và văn chương cho trẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO