Tác giả - tác phẩm

“Trước nhà có cây hoàng mai”: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa

Thụy Phương 30/05/2024 18:39

“Trước nhà có cây hoàng mai" của Minh Tự mang dấu ấn một thời sống bên ngoài Huế và cách nhìn - nghĩ của nghề báo, làm nên sự khác biệt với những tác giả viết về Huế – khúc ruột của mình – bằng tinh thần cực đoan đáng yêu kiểu “không nơi nào có được” hoặc “chẳng thể nào đổi khác”, đó là nhận định của nhà văn Vĩnh Quyền về tập ghi chép về xứ sở phong rêu kiêu sa của nhà báo Minh Tự vừa được NXB Phụ nữ Việt Nam tái bản lần thứ nhất.

Nhà báo Minh Tự tên thật là Lê Văn Minh Tự (sinh năm 1968), hiện sống và làm việc ở Thừa Thiên-Huế. Tác phẩm “Trước nhà có cây hoàng mai” tập hợp hơn ba mươi bài viết của anh, trong đó hầu hết là những bài được viết vào những năm 2000 - 2002, khi anh từ Đà Lạt trở về quê hương sau gần 10 năm tha phương.

truoc-nha-co-cay-hoang-mai-tv-va-ta-2.jpg

Tập ghi chép dày hơn 200 trang khắc họa đậm nét văn hóa, lối sống của người Huế dưới các góc nhìn khác nhau, từ chuyện ăn theo lối Huế, chuyện cơm hến, mè xửng, tô bún bò đến đường kim mũi chỉ, vành nón bài thơ, gốc mai lão trượng hay phiên chợ khuya, làng thượng thọ, đêm cuối năm dưới chân cầu Trường Tiền…

Với tác giả, vùng đất này ngay từ khi tạo hóa sinh ra thì nắng cũng đã khác nắng, mưa không giống mưa, hình sông thế núi, cây cối chim muông, cách ăn, nết ở của con người... cũng mang nét riêng biệt. Người ta gọi đó là lối sống của người Huế, nói vắn tắt là “lối Huế”.

Chia sẻ về đứa con tinh thần của mình, tác giả Minh Tự bộc bạch: “Những tháng năm tôi được làm một người Huế sống ngoài Huế, và nhờ vậy mới hiểu rõ hơn, một cách khách quan hơn, về bản sắc riêng biệt của xứ sở này… Cuốn sách này xin cùng khám phá cuộc sống và con người Huế. Đó là lối sống đầy hương hoa nghệ thuật, dù dân dã mà vẫn sang trọng, rất thanh tao và bình dị vô cùng. Đó là những trạng thái của Huế được chúng tôi “đọc” được và thuật lại bằng cách của một người viết báo”.

Nhà văn Vĩnh Quyền trong Lời bạt của tập sách khẳng định đây là tập ghi chép phóng túng của một người ham chơi tinh tế và trên hết là yêu say không gian sống của mình cái thành phố phong rêu kiêu sa. “Vì vậy, độc giả đừng đọc nó như một thiên biên khảo phép tắc, mà hãy nhàn nhã trò chuyện cùng nó cho đỡ nhớ nhà, hoặc có bầu bạn dẫn dắt trong lần đầu đến chơi miền phủ đệ. Hoặc ngay cả khi đang sống trong không gian ấy, đọc nó bạn sẽ thấy dòng Hương muôn thuở bỗng xanh hơn, cánh hoàng mai khẽ rung trong gió đầu xuân thiêng hơn, tô bún bò nóng cay bên vệ đường mỗi sáng ngon hơn...", nhà văn Vĩnh Quyền gợi mở.

Đáng chú ý, trong lần tái bản này, tác giả đã cập nhật, chỉnh sửa các bài viết cho hoàn thiện thêm, cùng hình ảnh minh họa sinh động. Dịp này, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam ấn hành "Trước nhà có cây hoàng mai" bản tiếng Anh với tựa "Ochna in the front yard: Fascinating stories about Huế - an ancient, poetic and glamorous land" đồng thời phối hợp với Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức buổi giao lưu giới thiệu sách tại tầng 4, Thư viện Tỉnh vào ngày 2/6 tới./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tái bản cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt” của nhà báo Hà Hồng Hà
    Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng đến bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt” của nhà báo Hà Hồng Hà.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Họa sĩ Xu Man trở thành nguyên mẫu trong tác phẩm của nhà văn Trung Trung Đỉnh
    Lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của họa sĩ người Bahnar Xu Man, trên phông nền là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã viết tác phẩm “Con thiêng của rừng”. Sách thuộc tủ sách Văn học thiếu nhi của NXB Trẻ, hướng đến bạn đọc từ 12 tuổi trở lên, nhưng đây cũng là một tác phẩm thú vị đối với người lớn.
  • Ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
    Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cuốn sách do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc chỉ đạo biên soạn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
“Trước nhà có cây hoàng mai”: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO