“Mai rồi mưa tạnh trong xuân”: Miền ký ức ngọt ngào về xứ Huế

Đặng Thủy| 25/04/2019 16:06

“Mãi đến Munchen tôi mới tìm được Huế như chính Huế trong mình. Mãi trong tuyết giá và sương mù, Huế mới long lanh, và bước qua ngọn cỏ vườn sau nhà bên Tây, tím Huế bỗng hiển hiện gọi lời nơi phương ấy…” - Đó chỉ là một trong rất nhiều cảm xúc về xứ Huế mà tác giả Thái Kim Lan đã chia sẻ trong tập sách “Mai rồi mưa tạnh trong xuân”. Cuốn sách vừa ra mắt bạn đọc trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày sách Việt Nam (21/4).

“Mai rồi mưa tạnh trong xuân”: Miền ký ức ngọt ngào về xứ Huế
Tác giả Thái Kim Lan (giữa) chia sẻ với bạn đọc tại buổi giao lưu ra mắt sách. 
Ảnh: Đặng Thủy

Giáo sư Thái Kim Lan là người con của xứ Huế. Năm 1965 bà sang Đức du học rồi trở thành giảng viên Triết học so sánh Đông (Phật giáo) - Tây tại Trường Đại học Ludwig - Maximilian Universität, München. Lập thân ở xứ người, bị bao vây bởi nếp sống Tây phương, nhưng dường như trong bà vẫn vẹn nguyên chất Huế. Tập tản văn “Mai rồi mưa tạnh trong xuân” chính là một minh chứng cho điều đó. Cuốn sách chất chứa bao ân tình, bao niềm thương nỗi nhớ của người con xa quê, nhưng lòng vẫn đau đáu, rối bời bởi “chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà”.

Trong lời đầu sách, tác giả Thái Kim Lan nói rằng 45 tản văn là 45 tiểu tự sự của mình. Nó được viết giữa hai đầu múi giờ, trong một tâm trạng luôn ngóng mãi bên ấy, bên này. Mỗi tiểu tự sự là một cung bậc cảm xúc của tác giả vừa hư ảo mà cũng rất đỗi nên thơ. Người đọc bắt gặp ở đó khi là giọt mưa bụi thinh không, bóng lá trong chung trà sớm, cọng hoa cỏ trên đường, giọt nắng bên thềm; lúc lại là trái mận, cành mai, cơn mưa, tuyết lạnh, bóng núi triền sông, trăng sao lộng gió… 

“Mai rồi mưa tạnh trong xuân”: Miền ký ức ngọt ngào về xứ Huế
Và lôi cuốn không kém đó chính là những câu chuyện tuổi thơ về bà, về mạ, về chị, về những bạn học trường nữ sinh Đồng Khánh, trong những dịp lễ Vu Lan, ngày Phật đản, Tết Nguyên đán… Hãy nghe Thái Kim Lan tả về vẻ đẹp xứ Huế: “Thuở ấy bờ sông Hương xanh um cây lá, bốn mùa nở rộ những loài hoa mộc mạc của ruộng vườn, hoa mướp hoa cà hoa bí xen với râm bụt thêu đường đi và lúa biền óng ả xanh bắt chước sóng nhấp nhô. Phong cảnh chảy theo hai bên bờ như hát cùng một nhịp đò đưa. Cây dại cây dứa níu áo bắt đền những trái mâm xôi chín mọng đang òa hương nơi từng bụm tay úp vào miệng. Có đứa đã lên xe, đứa còn dùng dắng gỡ gai mắc áo. Ðỉnh đồi Hà Khê như mõm con rồng chênh vênh trên con sông uốn khúc. Tới đây mà xem nì! Dòng sông cứ lửng lơ trong mơ mộng mãi hoài”. Hay những dòng chị viết về mẹ: “Mai Lan ngắm nhìn bà, khuôn mặt trái xoan, da trắng mịn, mũi cao thẳng, đầu tóc bối, mái tóc mướt óng, quý phái, nụ cười đen nhánh lạ lẫm khác với những cô giáo của em, những bà Đức hàng xóm mập mạp, dáng bà ngoại thanh thanh, mà hình như cái răng đen làm cho gương mặt bà có chiều sâu… đầy bí mật, như kho tàng cổ tích chưa được kể”.

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý trong buổi ra mắt sách của Thái Kim Lan nói rằng lâu rồi ông mới đọc một tập tản văn dày dặn và hay đến thế. “Đọc những trang văn của Thái Kim Lan, chúng ta hình dung ra một con người, một miền đất, một miền văn hóa. Chị viết về bà, về mẹ nhưng mẹ đã không còn là mẹ mà là một nền văn hóa. Chị kể về chiếc áo dài nhưng nó cũng không còn là tấm áo dài bình thường mà trở thành một nét văn hóa tiêu biểu của người Việt. Và qua từng trang viết, thấy thấp thoáng đâu đó bóng dáng tuổi thơ mà mình đã đi qua. Văn của chị cũng rất đẹp, vừa trong sáng, tinh tế, vừa giàu cảm xúc và nhịp điệu, có những câu đọc lên ngỡ như thơ ” - Nhà thơ Hữu Quý chia sẻ. Còn nhà văn Lê Phương Liên thì nhận xét: “Thái Kim Lan là một giáo sư triết học và Phật học nên những suy nghĩ của chị về xứ Huế vì lẽ đó cũng đượm màu thiền. Để thấu cảm được cái đẹp trong văn của chị có lẽ chỉ đọc thôi thì chưa đủ mà sau đó phải tìm hiểu, nghĩ suy mới có thể hiểu sâu sắc được” .

Tác giả Thái Kim Lan bày tỏ, chị viết những tiểu tự sự này như một sự giải tỏa, một sự đi tới để hoàn thiện những suy nghĩ của mình. Sau bao năm xa quê hương, những tưởng bản tính Đức mạnh mẽ đã “bứng” Thái Kim Lan ra khỏi căn tính Huế. Nhưng không, chỉ một tiếng chuông chùa thoảng ngân, một cánh hoa hải đường bé bỏng, một nụ mai vàng chớm nở, một vài sợi nắng le lói trên từng không buổi giao mùa, màu áo trắng tinh khôi bảng lảng hay một giọt nước mưa rơi trên cầu Bến Ngự, chút nắng trên tàu chuối trong vườn Vỹ Dạ, câu hò vẳng xa đâu đó… cũng đủ để ký ức về Huế lại bừng lên xôn xao trong Thái Kim Lan. Lần bước theo cảm xúc trong tản văn của Thái Kim Lan, có thể cảm nhận rằng Huế dường như vẫn vẹn nguyên trong ký ức của chị. Và qua những “đường sương”, “đường mưa” người đọc cũng dần ngộ ra giữa chốn nhung nhớ ảo huyền ấy một “Mai rồi mưa tạnh trong xuân”.
(0) Bình luận
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • Hố băng
    Tôi nghe kể có một làng miền Tây hơn năm trăm năm không có lấy một đền chùa, nhà thờ, miếu mạo nào, mà cũng hơn năm trăm năm không có giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư, hay cử nhân đại học. Trái ngược hoàn toàn và cái làng sát bên hông nó, có một cái đình to vật vã với sắc phong mỗi mùa nắng ráo, ông từ phải đem ra phơi tràn cả lối đi, với các gia phả chi chít những tri huyện, thượng thư, thái úy.
  • Dưới bóng cây mận già
    Năm ấy, một ngày đầu mùa hè, con ngựa bạch xuất hiện ở cổng nhà tôi với hai cái sọt to tướng đầy măng rừng trên lưng. Chở nặng, và bị cột vào gốc cây, con ngựa đứng im, đầu hơi cúi xuống trầm tư. Cái đuôi dài xác xơ thi thoảng vẩy lên đuổi một con ruồi vô ý.
  • Hạnh phúc của mẹ
    Gần bảy giờ, trời đã nhá nhem tôi mới về tới phòng trọ. Tôi giật mình vì có bóng người đang ngồi thu lu trước cửa. Hóa ra đó là mẹ… Tôi vội hỏi vì sao mẹ lên chơi mà không nói trước để tôi ra bến xe đón. Mẹ nói lên đột xuất nên không muốn gọi, sợ tôi bận, mẹ bắt xe ôm về phòng trọ của tôi cũng được. Lúc này tôi mới để ý dưới chân mẹ là một cái túi du lịch to, mẹ đã mang theo khá nhiều quần áo, chắc không định ở chơi vài ngày rồi về. Lòng dạ tôi bỗng bồn chồn.
  • Câu chuyện một giờ
    Kate Chopin (1850 - 1904) là nhà văn người Mỹ và là một trong những tác giả nữ quyền đầu tiên của thế kỷ 20. Vốn là một người nội trợ, nhưng cuộc đời bà đã thay đổi kể từ sau cái chết yểu của người chồng. Bà trở thành nhà văn viết truyện ngắn đầy tài năng và giàu năng lượng. Kate Chopin được biết đến nhiều nhất qua tiểu thuyết “The Awakening” (1899) - câu chuyện tiên tri đầy ám ảnh về một người phụ nữ.
  • Hoa thủy tiên của mẹ
    Đã nhiều năm trôi qua chúng tôi không lên bờ đón Tết. Mẹ nói đời mẹ gửi cả vào sông. Sống ở trên sông. Mai này mẹ nằm lại đáy sông, nhờ sông giữ giùm phần linh hồn người thiên cổ. Mẹ không muốn xa dòng sông nửa bước. Tôi lớn lên trên chiếc ghe chòng chành sóng nước, qua bao mùa gió trăng. Mùa xuân này tôi ra lái thuyền ngồi chải tóc.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
  • "Bảy chuyện kể Gothic" mang đến cho độc giả Việt Nam thể loại văn chương hết sức mới lạ
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa trình làng cuốn sách “Bảy chuyện kể Gothic” của tác giả Isal Dinesen. Với thể loại văn chương hết sức mới lạ, tác phẩm mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
“Mai rồi mưa tạnh trong xuân”: Miền ký ức ngọt ngào về xứ Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO