Tam Điệp (Ninh Bình): Hết hạn giấy phép, doanh nghiệp vẫn vô tư khai thác

Theo thuongtruong.com.vn| 22/08/2019 22:38

Máy xúc hoạt động ầm ầm suốt ngày đêm, hàng đoàn xe trọng tải lớn vận chuyển hàng nghìn m3 đất đồi đi san lấp dự án khiến khu đồi Trại Vòng xã Quang Sơn trở nên tan hoang, nham nhở. Đây là thực trạng diễn ra tại địa bàn thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được chúng tôi ghi nhận mới đây.

Đó là những gì đang diễn ra tại khu đồi Trại Vòng xã Quang Sơn (thành phố Tam Điệp, Ninh Bình) khiến hàng nghìn m3 đất đồi đang biến mất. Đáng chú ý, tình trạng này đã diễn ra trong một thời gian dài nhưng dường như không có sự vào cuộc xử lý của cơ quan chức năng, chính quyền sở tại.

Theo tìm hiểu, tại đồi Trại Vòng xã Quang Sơn có 4 đơn vị được cấp phép khai thác đất tại mỏ đất đồi gồm: Doanh nghiệp tư nhân đầu tư Xây dựng Minh Tuấn, Công ty Xây dựng Thống nhất (Đã hết hạn), Doanh nghiệp Đại Đoàn, Phúc Lộc.

Trong đó, Doanh nghiệp tư nhân đầu tư Xây dựng Minh Tuấn (Doanh Nghiệp Minh Tuấn) được phép khai thác 6,9 ha, được giới hạn bởi 6 điểm khép góc với trữ lượng mỏ 1.860.100 m3, thời hạn 30 năm từ 07/2011 đến tháng 07/2041. Trong thời gian khai thác, doanh nghiệp Minh Tuấn phải có trách nhiệm chấp hành đúng thủ tục, quy định của Luật Khoáng sản.

Tam Điệp (Ninh Bình): Hết hạn giấy phép, doanh nghiệp vẫn vô tư khai thác
Máy xúc cùng hàng chục xe tải khai thác tại điểm mỏ

Hiện tại khu vực điểm mỏ của Doanh nghiệp Minh Tuấn đang được doanh nghiệp này khai thác một cách rầm rộ, mỗi ngày có hàng trăm lượt xe tải cùng máy xúc hoạt động, đào bới vận chuyển đất từ mỏ đi san lấp dự án. Tuy nhiên tại điểm mỏ này doanh nghiệp chưa hoàn thiện hồ sơ pháp lý

Tam Điệp (Ninh Bình): Hết hạn giấy phép, doanh nghiệp vẫn vô tư khai thác
.
Khu đồi Trại Vòng thuộc xã Quang Sơn bị khai thác nham nhở

Đối với điểm mỏ của Công ty Thống Nhất, năm 2008, UBND xã Quang Sơn có tờ trình về việc thu hồi đất của Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao để giao cho Công ty Thống Nhất thuê khai thác đất trong thời gian 3 năm. Đến tháng 11/2008, UBND tỉnh Ninh Bình có quyết định thu hồi 10.000m2 để giao cho Công ty này. Sau đó, Công ty Thống Nhất được UBND tỉnh Ninh Bình cấp phép thăm dò mỏ đất đá hỗn hợp vào tháng 6/2011 và có quyết định khai thác chính thức vào tháng 8/2013, hết phép vào năm 2016.

Hiện tại, mỏ đất đá của Công ty Thống Nhất đã hết hạn và đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, xin cấp giấy phép mở rộng khai thác nhưng thời gian gần đây tình trạng san gạt, khai thác trong mỏ vận chuyển đất vẫn diễn ra.

Theo ghi nhận thực tế trung tuần tháng 8 vừa qua của PV, tại điểm mỏ của hai đơn vị Công ty Thống Nhất và doanh nghiệp Minh Tuấn tình trạng khai thác trái phép vẫn diễn ra một cách rầm rộ, hàng nghìn m3 đất, đã bị đào bới vận chuyển một cách công khai gây thất thoát số lượng lớn tài nguyên khoáng sản Quốc gia.

Tam Điệp (Ninh Bình): Hết hạn giấy phép, doanh nghiệp vẫn vô tư khai thác
Hàng loạt xe trọng tải lớn vận chuyển đất từ điểm mỏ chạy ra Quốc lộ 12B gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân

Liên quan đến vấn đề này, bà Tống Thị Thanh Ngân, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường TP.Tam Điệp đã thông tin tới PV một cách chi tiết. Theo đó, Doanh nghiệp Minh Tuấn đang khai thác theo giấy phép của UBND Tỉnh cấp. Tuy nhiên, theo kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành (thời điểm tháng 5.2019), doanh nghiệp này còn tồn tại một số vấn đề như: Chưa làm thủ tục đề nghị điều chỉnh hồ sơ về môi trường, đất đai khi thay đổi tên công ty (Trước đây là Doanh nghiệp tư nhân Đầu tư xây dựng Minh Tuấn nay đổi thành Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Thương mại Minh Tuấn), không có thiết kế mỏ theo quy định, không có giám đốc điều hành mỏ, chưa có báo cáo tác động môi trường. Còn đối với với mỏ đất đá của Công ty Thống Nhất đã hết hạn và đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ.

Như vậy, việc khai thác điểm mỏ trái phép của 2 đơn vị trên không những làm mất tài nguyên khoáng sản khi hàng nghìn m3 đất bị đào bới vận chuyển ra khỏi điểm mỏ, mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân 2 bên đường Quốc lộ 12B bởi mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe trọng tải lớn nối đuôi nhau hoạt động ngày đêm gây bụi bẩn, mất an toàn giao thông.

Không những khai thác trên điểm mỏ hết phép, tại điểm mỏ của Công ty Thống nhất còn xuất hiện một công trình nhà ở dạng “biệt thự” khá nguy nga trên đất đồi, về vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập đến trong bài tiếp theo.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Khách quốc tế đến Việt Nam đạt trên 6 triệu lượt, cao hơn 3,9% so với trước dịch
    Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/4, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
Tam Điệp (Ninh Bình): Hết hạn giấy phép, doanh nghiệp vẫn vô tư khai thác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO