Tin tức

Văn hóa Petrovietnam: “Ngọn lửa” dẫn lối vươn xa

Ly Ly 13:23 25/04/2025

Giữa bao chuyển động ồn ào của đời sống kinh tế, có những giá trị lặng lẽ song hành cùng từng nhịp phát triển, như mạch ngầm nuôi dưỡng một thân cây lớn. Với Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), giá trị ấy mang tên: văn hóa.

Ngay từ ngày đầu thành lập, trong bối cảnh đất nước còn ngổn ngang vết tích chiến tranh, văn hóa Petrovietnam đã ra đời như một phản xạ sinh tồn – như lửa trong đá. Những giá trị ấy được rèn giũa từ những lần “vượt rừng, băng suối” xây dựng công trình, từ những ca trực đêm xuyên Tết trên cụm giàn tiền tiêu, cho đến những chuyến hải trình vượt sóng dữ giữa đại dương. Đó là văn hóa của niềm tin vào sứ mệnh “tìm dầu cho Tổ quốc”, của tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” mà thế hệ đầu tiên mang theo từ chiến trường vào đến những công trình.

5.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc với Petrovietnam.

Văn hóa ấy, trong 50 năm qua, không hề cũ đi. Trái lại, nó đang ngày một rõ nét hơn qua từng thế hệ. Từ lớp người mở đường năm xưa đến thế hệ kỹ sư số hôm nay, tất cả đều chung một thứ "khẩu lệnh nội tâm": giữ cho ngọn lửa Petrovietnam luôn rực cháy. Đó là lý do vì sao, dù có bao nhiêu khó khăn, khủng hoảng hay bão giông, Petrovietnam vẫn đứng vững – bởi nền móng của nó được xây bằng niềm tin, lòng tự trọng nghề nghiệp và một bề dày văn hóa nội sinh.

Tái tạo văn hóa: từ niềm tin đến hành động

Khi bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều thách thức mang tính cấu trúc – từ thị trường năng lượng, biến động địa chính trị đến yêu cầu chuyển dịch xanh – Petrovietnam đã lựa chọn một hướng đi quyết đoán nhưng đầy tính nhân văn: tái tạo văn hóa. Không phải là cuộc “đổi mới hình ảnh”, mà là hành trình trở về với những giá trị cốt lõi, chưng cất từ thực tiễn, để tạo ra một hệ giá trị chung đủ mạnh làm điểm tựa cho tương lai.

6.jpeg
Người lao động Petrovietnam với “tám chữ vàng”: Khát vọng - Trí tuệ - Chuyên nghiệp - Nghĩa tình.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam, TS. Lê Mạnh Hùng, từng nhấn mạnh: “Trong bối cảnh có nhiều khó khăn thì mục tiêu tăng trưởng tạo ra áp lực rất lớn. Không những bảo đảm tăng trưởng mà phải tính toán dài hơi hơn nữa để phát triển bền vững, gắn với văn hóa của Tập đoàn, trong đó giá trị cốt lõi được coi là “tám chữ vàng”: Khát vọng - Trí tuệ - Chuyên nghiệp - Nghĩa tình. Nếu văn hóa doanh nghiệp không được coi trọng thì mọi nỗ lực cải cách quy trình hay công nghệ nào cũng khó có cơ hội để thành công.”

Từ cuối năm 2019, Đề án tái tạo văn hóa Petrovietnam được triển khai đồng bộ trong toàn hệ thống. Đề án tái tạo văn hóa Petrovietnam được hoạch định như một chiến lược dài hạn, nhằm thay đổi từ gốc rễ tư duy quản trị đến hành vi tổ chức. Với phương châm “Đoàn kết – Kỷ cương – Sáng tạo – Hiệu quả”, các nội dung văn hóa đã được cụ thể hóa thành chuẩn mực ứng xử, quy định nội bộ và cơ chế phối hợp giữa các cấp, tạo nên nền nếp vận hành có chiều sâu văn hóa trong toàn hệ thống.

Điều đặc biệt nằm ở chỗ, văn hóa không đứng ngoài công việc – mà bước thẳng vào guồng máy sản xuất – kinh doanh. Từ khâu vận hành công trường, làm việc tại giàn khoan, cho tới văn phòng quản lý – các tiêu chí văn hóa đều gắn với chỉ số hiệu quả, quy trình ra quyết định và cách đánh giá con người. Sự chuyển hóa này không chỉ tạo ra một môi trường làm việc văn minh, mà còn khơi dậy tinh thần trách nhiệm và năng lực sáng tạo của mỗi người lao động.

Quan trọng hơn đó là sự thống nhất từ trên xuống dưới. Từ lãnh đạo cao nhất đến từng tổ sản xuất, tất cả cùng tham gia, cùng góp ý, cùng chịu trách nhiệm cho việc nuôi dưỡng một nền văn hóa chung. Từng thỏa ước lao động tập thể đều bổ sung các điều khoản về văn hóa doanh nghiệp; các buổi đối thoại định kỳ trở thành nơi lắng nghe thực chất chứ không hình thức. Từng chi bộ Đảng đưa văn hóa doanh nghiệp vào sinh hoạt chuyên đề, xem đây là “đòn bẩy mềm” trong công tác chính trị tư tưởng, góp phần nâng cao hiệu quả điều hành và sự đồng thuận trong tập thể.

Sau 5 năm, sự chuyển mình ấy đã in dấu rõ rệt. Từ những thói quen tưởng chừng nhỏ bé như đúng giờ, gọn gàng nơi làm việc, phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban – đến tinh thần chủ động giải quyết vấn đề, chia sẻ trách nhiệm, cùng nhau tiến bộ – tất cả đã làm nên một diện mạo mới: văn hóa Petrovietnam không còn là khái niệm, mà là thứ hiện hữu hàng ngày, trong từng hành động và quyết định của con người Dầu khí hôm nay.

Nơi văn hóa trở thành mạch sống chung

Văn hóa Petrovietnam được người lao động cảm nhận rõ nét nhất qua những điều giản dị đời thường: một buổi giao ca đúng giờ, một lời chúc sinh nhật gửi từ bờ ra giàn, một cuộc họp giữa các phòng ban nơi mọi ý kiến được lắng nghe và phản hồi bình đẳng. Những điều nhỏ ấy, tưởng như đơn lẻ, nhưng lại là mạch sống nuôi dưỡng tinh thần tập thể trong suốt hành trình phát triển của Tập đoàn.

1(1).jpg
Người lao động Petrovietnam gắn kết, sẻ chia.

Ở Petrovietnam, văn hóa nội bộ không phải là thứ được “triển khai” theo phong trào, mà là thứ được “sống” mỗi ngày. Mỗi đơn vị, mỗi phòng ban đều có những cách riêng để bồi đắp tinh thần gắn kết. Đó có thể là các buổi teambuilding cuối tuần, chương trình “Ngày hội gia đình”, các giải thể thao, các cuộc thi sáng tạo, giao lưu văn nghệ… – tất cả được tổ chức không chỉ để tạo không khí, mà để tạo kết nối thật sự giữa con người với con người, vượt qua ranh giới đơn vị hay cấp bậc.

Điều đặc biệt là các tổ chức đoàn thể tại Tập đoàn không chỉ đóng vai trò hỗ trợ, mà còn là những hạt nhân quan trọng trong việc lan tỏa giá trị văn hóa. Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, đều chủ động lồng ghép văn hóa doanh nghiệp vào từng hoạt động: từ phong trào thi đua sản xuất đến chương trình thiện nguyện, từ hội thảo chuyên môn đến các hoạt động an sinh xã hội như hiến máu nhân đạo, trồng cây xanh bảo vệ môi trường... Mỗi sự kiện đều là một lát cắt của văn hóa “nghĩa tình” – một trong những giá trị cốt lõi mà Petrovietnam luôn gìn giữ và phát huy.

Không ít câu chuyện cảm động đã được kể lại trong những buổi đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo và người lao động. Có người chia sẻ về một đồng nghiệp sẵn sàng đổi ca để người khác về thăm gia đình; có người kể chuyện lần đầu tiên được tham gia khóa huấn luyện kỹ năng mềm và nhận ra mình chưa từng được lắng nghe đúng nghĩa. Những câu chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt lại là cách văn hóa thấm dần – không áp đặt, không khuôn mẫu, mà bằng sự lan tỏa tự nhiên từ người này sang người khác.

Khi được sống trong một môi trường như vậy, mỗi người đều cảm thấy mình được tôn trọng, được khích lệ, được là một phần của điều gì đó lớn hơn. Sự gắn bó không còn chỉ vì quyền lợi vật chất, mà là bởi niềm tin rằng: nơi đây, những giá trị nhân văn được trân trọng, và sự đóng góp của mình – dù nhỏ – cũng có ý nghĩa.

Nuôi dưỡng con người, bồi đắp nguồn lực nội sinh

Với Petrovietnam, con người không chỉ là tài sản quý nhất, mà còn là trung tâm của mọi chiến lược phát triển.

Trong hành trình tái tạo văn hóa, Petrovietnam đã chú trọng kiến tạo một môi trường làm việc lành mạnh, chuyên nghiệp, công bằng và khơi gợi nội lực. Mỗi người lao động không bị bó hẹp trong những bản mô tả công việc cứng nhắc, mà được tạo điều kiện để phát huy thế mạnh cá nhân, học hỏi lẫn nhau, thử sức với những vai trò mới, và từ đó, trưởng thành.

Mô hình coaching nội bộ và các chương trình đào tạo theo định hướng “năng lực – hành vi” đã thay đổi cách người lao động nhìn về sự nghiệp của mình. Không còn là tư duy làm cho xong việc, mà là làm để tốt hơn mỗi ngày. Petrovietnam và các đơn vị thành viên đã tổ chức hàng loạt khóa huấn luyện về tư duy lãnh đạo, văn hóa hiệu quả, kỹ năng mềm, quản trị công việc… giúp người lao động trang bị thêm năng lực để thích ứng với những yêu cầu ngày càng cao trong môi trường công nghiệp năng lượng hiện đại.

2(1).jpg
Người lao động Petrovietnnam và phong trào làm xanh công trình biển.

Bên cạnh đó, việc triển khai đồng bộ mô hình 5S, cải tiến quy trình làm việc, ứng dụng công nghệ số trong quản lý và vận hành đã góp phần tạo ra một không gian làm việc thông minh, khoa học và nhân văn. Không gian ấy không chỉ thuận tiện cho hiệu suất công việc, mà còn truyền đi thông điệp rõ ràng: mọi cải tiến đều hướng tới việc phục vụ con người tốt hơn.

Ở cấp độ cá nhân, văn hóa Petrovietnam còn nuôi dưỡng một kiểu năng lực mới: năng lực ứng biến. Trong bối cảnh đầy biến động, mỗi kỹ sư, cán bộ, nhân viên không chỉ cần kỹ thuật tốt, mà còn phải biết xử lý tình huống, đề xuất cải tiến, phối hợp linh hoạt và luôn sẵn sàng thay đổi. Đó là loại năng lực mà không một khóa học đơn lẻ nào có thể đào tạo – nó chỉ hình thành được khi người lao động được đặt trong một môi trường đủ tin cậy, nơi họ được lắng nghe, được làm thử, được sai và được sửa.

Từ văn hóa ấy, Petrovietnam đã không chỉ giữ chân được người tài, mà còn làm cho họ muốn gắn bó, muốn cống hiến, và quan trọng hơn: muốn trưởng thành cùng Tập đoàn.

Hun đúc bản lĩnh, khẳng định vai trò tập đoàn công nghiệp - năng lượng quốc gia

Trên hành trình phát triển, Petrovietnam không ít lần phải đối mặt với những biến động có tính chất sống còn: từ cú sốc giá dầu âm năm 2020, khủng hoảng kép của đại dịch Covid-19 và thị trường năng lượng toàn cầu, đến những giai đoạn khủng hoảng niềm tin nội tại giai đoạn 2017–2019. Nhưng chính trong những thời điểm ấy, văn hóa Petrovietnam đã phát huy vai trò như một “hệ miễn dịch tổ chức”, giúp Tập đoàn giữ vững sự ổn định và từng bước chuyển hóa khủng hoảng thành cơ hội.

Tư duy quản trị biến động đã được Petrovietnam cụ thể hóa thông qua việc chủ động xây dựng kịch bản ứng phó, kiểm soát rủi ro, điều hành linh hoạt và đảm bảo duy trì sản xuất kinh doanh ổn định từ cấp tập đoàn cho đến từng cấp sản xuất cơ sở, đơn vị thành viên. Văn hóa vận hành này giúp Tập đoàn từng bước vượt qua các thời điểm thách thức và khẳng định bản lĩnh của một tổ chức có năng lực thích nghi cao.

Những thành tựu từ quá trình tái tạo văn hóa đã góp phần quan trọng đưa Petrovietnam vượt qua khủng hoảng về niềm tin, thị trường, dịch bệnh, giữ vững đà tăng trưởng liên tục từ năm 2019 đến nay. Nhiều dự án lớn như Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Sông Hậu 1, Chuỗi dự án khí – điện Lô B – Ô Môn... từng bước được trở lại quỹ đạo. Tập đoàn đã duy trì ổn định nguồn cung, góp phần đảm bảo vận hành hệ thống năng lượng quốc gia, góp phần cốt yếu đảm bảo nguồn cung xăng dầu, đóng góp vào việc khắc phục tình trạng thiếu điện cho sản xuất và đời sống nhân dân. Giá trị thương hiệu Petrovietnam tăng gấp ba lần so với năm 2019, đạt gần 1,4 tỷ USD (theo Brand Finance); uy tín, vị thế, hình ảnh và niềm tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp, đối tác trong nước và quốc tế với Petrovietnam được khôi phục và nâng cao rõ rệt.

4(1).jpg
Hoạt động khai thác dầu khí góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Văn hóa Petrovietnam cũng thể hiện trách nhiệm rõ nét trong việc bảo vệ an ninh kinh tế – với vai trò là một trong những doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất nước, dẫn đầu trong chuỗi giá trị công nghiệp năng lượng. Đồng thời, sự hiện diện liên tục của người Petrovietnam tại các vùng biển xa còn mang theo một thông điệp đặc biệt: Petrovietnam đang góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh quốc phòng bằng chính sự hiện diện sản xuất và khai thác trên vùng biển của Tổ quốc.

Lan tỏa giá trị Petrovietnam: từ truyền thông đến trách nhiệm cộng đồng

Nếu văn hóa là nội lực giúp Petrovietnam vững vàng trong nội bộ, thì truyền thông và công tác an sinh xã hội chính là đôi cánh đưa văn hóa ấy lan tỏa ra cộng đồng – thầm lặng nhưng sâu sắc, chuyên nghiệp nhưng đầy tình người.

Trong những năm gần đây, truyền thông không còn đơn thuần là “kênh thông tin” mà đã thực sự trở thành một “nền tảng tương tác văn hóa” – nơi người lao động, lãnh đạo, đối tác và xã hội cùng hiểu, cùng đồng hành, cùng tin tưởng vào giá trị Petrovietnam đang kiến tạo. Từ cổng thông tin điện tử đến fanpage, từ các ấn phẩm nội bộ đến loạt chương trình truyền hình, phim tài liệu, ký sự, những hình ảnh về người Petrovietnam – chân thực, đời thường – đã dần hiện diện mạnh mẽ trong tâm trí công chúng bằng hành động, bằng cảm xúc, bằng khí chất thật của một ngành nghề thấm đẫm mồ hôi và khát vọng. Nhờ đó, Petrovietnam không chỉ thu hút sự chú ý, mà còn khơi dậy được sự đồng cảm và tin tưởng từ cộng đồng.

3.jpg
Đoàn công tác của lãnh đạo Petrovietnam tri ân Mẹ Việt Nam anh hùng trong chương trình “Nghĩa tình người Dầu khí” tại tỉnh Cà Mau.

Bên cạnh đó, công tác an sinh xã hội – được Petrovietnam duy trì bền bỉ suốt hàng chục năm qua – chính là biểu hiện sinh động nhất của văn hóa “nghĩa tình”. Từ chương trình “Nhà nghĩa tình Petrovietnam”, “Tết vì người nghèo”, hỗ trợ thiên tai, giáo dục, y tế… đến những công trình gắn bó lâu dài với các địa phương, văn hóa trách nhiệm cộng đồng đã trở thành một phần ADN của Tập đoàn. Năm 2024, Petrovietnam và 11 đơn vị thành viên đã dành tổng kinh phí 750 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội. Chỉ riêng chương trình hiến máu “Nhiệt huyết người Dầu khí” đã huy động được 5.330 lượt người tham gia, với 3.957 người hiến tặng và thu được 3.887 đơn vị máu. Những điều này đã phản ánh một niềm tin bền bỉ của người Petrovietnam: phát triển bền vững bắt đầu từ sẻ chia và gắn bó với cộng đồng.

Chính mối gắn kết giữa truyền thông - văn hóa doanh nghiệp - an sinh xã hội đã tạo nên hiệu ứng cộng hưởng: hình ảnh Petrovietnam không chỉ mạnh về chuyên môn, mà còn giàu tính nhân văn. Văn hóa Petrovietnam vì thế không dừng lại ở nội bộ, mà đã trở thành một phần của cộng đồng – nơi mỗi người dân đều có thể tìm thấy bóng dáng người thân, một câu chuyện quen thuộc, hay một sự tử tế giản dị mang dấu ấn Petrovietnam.

Tất cả những thành quả hiện hữu hôm nay là lời khẳng định mạnh mẽ: Văn hóa Petrovietnam chính là nền tảng vận hành của một bộ máy, là sức mạnh tinh thần của một đội ngũ, là cam kết đạo đức và cũng là lời hứa với tương lai. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chính văn hóa đã và sẽ tiếp tục là “ngọn lửa bên trong” – giữ vững bản lĩnh, hun đúc niềm tin, và dẫn đường cho Petrovietnam vươn xa, bền vững, đồng hành cùng đất nước./.

Bài liên quan
  • Petrovietnam phát động cuộc thi sáng tác kỷ niệm 50 năm thành lập
    Petrovietnam vừa chính thức phát động Cuộc thi sáng tác Truyện ngắn, Ký sự, Thơ 'Dấu ấn Petrovietnam' và Cuộc thi Clip 'Petrovietnam & Tôi' nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Tập đoàn (1975 – 2025). Cuộc thi không chỉ là dịp tôn vinh hành trình vẻ vang của Tập đoàn, mà còn là cơ hội để lan tỏa những câu chuyện đẹp, chân thực và đầy cảm hứng về con người, công trình và văn hóa Petrovietnam.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Huyện Thường Tín đón nhận danh hiệu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
    Sáng 28/6, huyện Thường Tín (Hà Nội) tổ chức Lễ công bố và đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sau 4 năm nỗ lực, huyện đã đạt nhiều kết quả nổi bật, kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực, hạ tầng ngày càng khang trang, đời sống người dân được nâng cao.
  • Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh
    Tối 27-6, Chương trình thúc đẩy sản xuất – tiêu dùng bền vững 2025 chính thức khai mạc tại Hà Nội với chủ đề “Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh”.
Đừng bỏ lỡ
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
  • [Podcast] Đình Mễ Trì Thượng – Nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa Hà Nội
    Trong hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thì đình Mễ Trì Thượng là ngôi đình cổ kính bậc nhất. Ngôi đình này nằm trên gò Quy Sơn (núi Rùa), thuộc làng Mễ Trì Thượng (tên Nôm là Kẻ Mẩy). Mễ Trì Thượng không chỉ mang dáng dấp kiến trúc cổ đặc trưng Bắc Bộ, mà ngôi đình này còn là nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa của một Hà Nội đang chuyển mình theo vòng quay thời gian.
Văn hóa Petrovietnam: “Ngọn lửa” dẫn lối vươn xa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO