36 phố phường

Sống lại ký ức lịch sử Việt Nam tại các bảo tàng ở Hà Nội

Phương Ngân 06:39 30/04/2023

30/4 là dịp người dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung được sống lại những phút giây hào hùng của dân tộc. Ở Hà Nội, để tìm hiểu một cách chân thực về lịch sử Việt Nam, du khách có thể lựa chọn đến tham quan những bảo tàng dưới đây do Người Hà Nội gợi ý.

1. Bảo tàng Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 19 Ngọc Hà, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Thời gian mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần từ 8h-16h30

Giá vé vào cửa: 30.000 đồng/lượt

Bảo tàng Hồ Chí Minh được xây dựng theo nguyện vọng của đồng bào Việt Nam nhằm tỏ lòng biết ơn và đời đời ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

picture1.jpg

Tòa nhà bảo tàng mang biểu tượng bông sen trắng tượng trưng cho cuộc đời giản dị thanh cao của Bác. Gian mở đầu (còn gọi là gian long trọng) tượng trưng cho nhụy của bông sen trắng, trung tâm của gian là tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phía sau tượng là biểu tượng mặt trời và hình ảnh cây đa tượng trưng cho ánh sáng và sự trường tồn của toàn dân tộc Việt Nam.

Bên trong bảo tàng Hồ Chí Minh có nhiều hiện vật còn bảo lưu có liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Tiêu biểu là khu nhà mô phỏng Làng Sen quê Bác, được tái hiện rất tinh tế và gần gũi, giản dị.

2. Bảo tàng Công binh 

Địa chỉ: Số 290 Lạc Long Quân, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội

Thời gian mở cửa: Từ 8h-11h15; 13h-16h15, thứ 3 đến chủ nhật. 

Giá vé vào cửa: miễn phí

picture2.jpg

Bảo tàng Công binh thuộc Cục Chính trị, Binh chủng Công binh, Quân đội nhân dân Việt Nam. Nơi đây thuộc loại hình lịch sử quân sự, Bảo tàng có nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và tuyên truyền, giới thiệu các hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học nhằm phản ánh quá trình xây dựng chiến đấu và trưởng thành của Bộ đội Công binh. 

Nếu muốn xem vũ khí của nước nhà từng đánh thắng các cường quốc, bạn nên đến đây để hiểu thêm rằng đất nước ta vẫn còn gánh chịu hậu quả chiến tranh ra sao do bom mìn để lại, cũng như sức tàn phá của các loại bom mìn đối với cuộc sống con người.

3. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Địa chỉ: Số 28A Điện Biên Phủ, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội

Thời gian mở cửa: Từ 8h-11h30; 13h-16h30, thứ 2 đến chủ nhật 

Giá vé vào cửa: 0-6 tuổi: MIỄN PHÍ, 6-15 tuổi: 10.000 đồng/lượt, 15 tuổi trở lên: 20.000 đồng/lượt

picture3.jpg

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một trong sáu bảo tàng quốc gia và là bảo tàng đầu hệ của hệ thống bảo tàng Quân đội, được thành lập ngày 17/7/1956, địa chỉ tại số 28A đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội.

Bảo tàng hiện đang trưng bày và lưu giữ hàng vạn hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm, đặc biệt là 04 Bảo vật Quốc gia, gồm: Máy bay MIG 21 số 4324, Máy bay MIG 21 số hiệu 5121, Tấm Bản đồ Quyết tâm chiến dịch Hồ Chí Minh, Xe tăng T54B số hiệu 843.

4. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam

Địa chỉ: Số 25 Tông Đản, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Thời gian mở cửa: Từ 8h-11h30; 13h-16h30, th 3 đến Chủ nhật

Giá vé vào cửa: Miễn phí

Bảo tàng Cách mạng Việt Nam là nơi tái hiện lịch sử đấu tranh hàng trăm năm của nhân dân Việt Nam chống Pháp, chống Nhật, chống Mỹ, chống phong kiến, giành lại độc lập tự do dân chủ cho Việt Nam.

picture4.jpg

Nơi đây nguyên là Sở thương binh Việt Nam, mặt chính quay ra đường Trần Quang Khải, mặt sau là Tôn Đản. Sau khi cải tạo gồm 29 phòng, trưng bày trên 4 vạn hiện vật. Phòng đầu tiên giới thiệu chung về con người và đất nước Việt Nam, phòng cuối cùng giới thiệu tình đoàn kết của thế giới với Việt Nam. 27 phòng khác trưng bày hiện vật về cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Nhật, chống Mỹ, từ thế kỷ 19 đến năm 1975.

Tại đây có những bộ sưu tập về hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh và các lãnh tụ khác, các sách báo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1920-1945), cờ của Đảng năm 1930, cờ đỏ sao vàng năm 1941, sưu tập vũ khí trong đó đặc biệt có lưỡi mác của đội xích vệ ở Nghệ An năm 1930, súng khai hậu của du kích Bắc Sơn năm 1941, bệ phóng tên lửa bắn máy bay B-52.

5. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam

Địa chỉ: Số 1 Tràng Tiền, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Thời gian mở cửa: Từ 8h-12h; 13h30-17h, thứ 2 đến chủ nhật 

Giá vé vào cửa: Miễn phí

Đây là Bảo tàng lưu giữ, trưng bày, giới thiệu lịch sử Việt Nam từ thời Tiền sử đến thời hiện đại một cách tổng hợp, phong phú, liên tục và toàn diện nhất.

picture5.jpg

Giai đoạn lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến ngày nay có khoảng hơn 80.000 tài liệu, hiện vật quý về lịch sử cách mạng Việt Nam, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ.

picture6.jpg

Bảo tàng Lịch sử quốc gia đang duy trì 2 hệ thống trưng bày cố định tại 2 cơ sở: số 1 Tràng Tiền – Hà Nội, trưng bày Lịch sử Việt Nam giai đoạn cổ, trung đại; tại cơ sở số 216 Trần Quang Khải – Hoàn Kiếm- Hà Nội, trưng bày về Lịch sử Việt Nam thời kỳ cận – hiện đại./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguồn nhân lực múa: Từ chuyển động trong đào tạo đến kỳ vọng hệ sinh thái
    Trong những năm gần đây, đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục nghệ thuật, cũng như thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống biểu diễn và thị trường lao động văn hóa. Nhu cầu về một thế hệ nghệ sĩ múa có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và hội nhập đang đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp của Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2025 đã cho thấy rõ xu hướng này với nhiều tín hiệu tích cực trong đào tạo song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ góc độ chính sách và hệ sinh thái nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ múa trẻ.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội”
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiệt liệt chúc mừng những người làm báo cách mạng Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu với những người làm báo hiện nay: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống, lan tỏa điều thiện, điều đẹp”.
  • “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”
    Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
  • Bắc Từ Liêm vận hành thử nghiệm chính quyền hai cấp: Nền tảng cho bộ máy phục vụ hiện đại, hiệu quả
    Hưởng ứng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy Hà Nội về xây dựng mô hình chính quyền đô thị tinh gọn, hiệu quả, quận Bắc Từ Liêm đã chính thức triển khai vận hành thử nghiệm mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp tại các phường mới sau sáp nhập.
  • Chủ động ứng phó thiên tai trong thời gian tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2025
    Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có công điện số 838/CĐ-BGDĐT gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc chủ động ứng phó thiên tai trong thời gian tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Sống lại ký ức lịch sử Việt Nam tại các bảo tàng ở Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO