Sơn Ngọc Minh: 'Tôi giấu mẹ ruột giới tính thật của mình vì sợ mẹ kỳ thị người đồng tính'

Thanh Hòa/VietNamNet| 19/10/2017 12:16

Vướng điều tiếng với nam ca sĩ Erik từ lâu song đây là lần đầu tiên Sơn Ngọc Minh có những chia sẻ thẳng thắn về giới tính thật của mình.

Nếu trong tập trước củaNgười kết nối, cựu thành viên nhóm V-Music đã có những chia sẻ xúc động và đầy bất ngờ về gia cảnh thật của mình ở Cần Thơ thì trong tuần này, anh lại có những chia sẻ rất thật về giới tính.



Dù trước đây từng nhiều lời đồn đại khi anh có mối quan hệ thân mật với nam ca sĩ Erik, nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có lời xác nhận thỏa đáng nào.

Cho tới khi được MC Cát Tường hỏi: "Minh từng làm điều gì khiến mẹ buồn nhất?", anh chàng mới chia sẻ trong nước mắt: "Đó là về giới tính của Minh, Minh không dám nói chuyện đó với mẹ vì sợ mẹ buồn. Minh không muốn làm cho mẹ buồn nữa vì mẹ đã đủ buồn rồi...".

Sơn Ngọc Minh: Tôi giấu mẹ ruột giới tính thật của mình vì sợ mẹ kỳ thị người đồng tính-1

Sơn Ngọc Minh cho biết bố mẹ vẫn hay hỏi chuyện anh lấy vợ, nhưng anh chỉ biết nói bố mẹ đừng lo nghĩ về vấn đề này. Nam ca sĩ dùng lý lẽ "chưa làm ra tiền, chưa lo được cho bản thân thì lo cho ai"

Sơn Ngọc Minh: Tôi giấu mẹ ruột giới tính thật của mình vì sợ mẹ kỳ thị người đồng tính-2

Nam ca sĩ cho biết thêm: "Giới tính của Minh không ảnh hưởng gì đến công việc và cuộc sống. Minh chưa bao giờ quan tâm người khác nghĩ gì về mình. Minh chỉ sống cuộc đời của mình và sống vì gia đình mà thôi".

Sơn Ngọc Minh: Tôi giấu mẹ ruột giới tính thật của mình vì sợ mẹ kỳ thị người đồng tính-3

Tuy nhiên khi được hỏi vì sao không giải thích với mẹ để mẹ hiểu, Sơn Ngọc Minh cho rằng: "Mẹ lâu lâu hay chửi mấy bạn ở cộng đồng giới tính đó" nên anh không muốn mẹ phải nghĩ ngợi.

Sơn Ngọc Minh: Tôi giấu mẹ ruột giới tính thật của mình vì sợ mẹ kỳ thị người đồng tính-4

Sau khi nghe đứa con trai duy nhất chia sẻ về những điều giấu kín bấy lâu nay, bà Nguyễn Thị Cúc - mẹ của Sơn Ngọc Minh chực trào nước mắt và chạy đến ôm đứa con trai độc nhất vào lòng.


Clip Sơn Ngọc Minh chia sẻ về giới tính thật 

Người Kết Nối tập 49 đã đóng vai trò một sứ giả để bà Nguyễn Thị Cúc được đóng vai "trinh thám" theo sát mọi hoạt động của Sơn Ngọc Minh. Qua đó những câu chuyện mà anh chia sẻ, từ chuyện trong quá khứ, những khó khăn, gian khổ khi mưu sinh xa nhà cho đến con đường theo đuổi đam mê đã được bà Cúc chứng kiến tận mắt, nghe tận tai. 

Sơn Ngọc Minh: Tôi giấu mẹ ruột giới tính thật của mình vì sợ mẹ kỳ thị người đồng tính-5

Theo chân êkip, Sơn Ngọc Minh có dịp đoàn tụ với gia đình ở Cần Thơ cùng với mẹ, chị gái và đứa cháu trai nhỏ. Cả gia đình cùng nhau dạo khắp các nẻo đường ở thành phố Cần Thơ ôn lại những kỷ niệm cũ. Anh bất ngờ tặng mẹ bó hoa thật đẹp nhân ngày sinh nhật bà.

Món quà tuy nhỏ nhưng khiến mẹ rất hạnh phúc, nhất là sau tất cả những tâm sự khó nói giữa hai mẹ con đã được thấu hiểu. Khi về nhà, việc đầu tiên Ngọc Minh làm là thắp hương cho người cha đã khuất, tự tay nấu cho gia đình một bữa cơm đoàn viên và sửa lại mái nhà cho mẹ.

Sơn Ngọc Minh: Tôi giấu mẹ ruột giới tính thật của mình vì sợ mẹ kỳ thị người đồng tính-6Sơn Ngọc Minh: Tôi giấu mẹ ruột giới tính thật của mình vì sợ mẹ kỳ thị người đồng tính-7Sơn Ngọc Minh: Tôi giấu mẹ ruột giới tính thật của mình vì sợ mẹ kỳ thị người đồng tính-8

(0) Bình luận
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Sơn Ngọc Minh: 'Tôi giấu mẹ ruột giới tính thật của mình vì sợ mẹ kỳ thị người đồng tính'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO