Văn hóa – Di sản

Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa

Hương Diệp 11:11 21/05/2025

UBND thành phố Hà Nội có Công văn số 2065/UBND-KGVX ngày 20/5 về việc tăng cường quản lý di tích và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố.

quality_restoration_20250521092738378.jpg
Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Di tích quốc gia đặc biệt. (Ảnh: Vũ Hương)

Để nâng cao công tác quản lý di tích và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, UBND thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa và quy định của pháp luật khác có liên quan khi triển khai các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Đồng thời, tổ chức tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, giá trị của các di tích; sự cần thiết phải bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và công khai nội dung dự án trước khi triển khai để nhân dân được biết, tích cực tham gia.

Đối với người đứng đầu chính quyền, phải chịu trách nhiệm toàn diện trước Thành ủy, HĐND, UBND thành phố về hoạt động quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, di tích trên địa bàn có trong danh mục kiểm kê, được xếp hạng, ghi danh, công nhận trong các danh mục của thành phố và quốc gia, các danh sách, danh mục của UNESCO theo quy định của Luật Di sản văn hóa đã được ban hành.

Nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, xếp hạng di tích; gắn kết chặt chẽ với chương trình, kế hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích; đồng thời, đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, bảo vệ và phát huy giá trị di tích thuộc địa bàn quản lý.

UBND thành phố giao Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức triển khai, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, phổ biến thi hành Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa bảo đảm kịp thời, thống nhất, hiệu quả; hướng dẫn các cấp chính quyền địa phương tiếp tục tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về cơ sở cho doanh nghiệp, người trực tiếp trông coi di tích và nhân dân theo phân cấp quản lý di tích.

Sở Văn hóa và Thể thao cập nhật, tổ chức các chương trình, hoạt động tương tác, xã hội hóa để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ và phát huy giá trị di tích tại địa phương. Cùng với đó, hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng quy trình, thủ tục triển khai các dự án tu bổ di tích theo nội dung đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định theo quy định...

Các Sở: Tài chính, Xây dựng, Tư pháp căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Di sản văn hóa năm 2024; bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; bảo vệ, phát huy giá trị di tích và xếp hạng di tích trên địa bàn thành phố đúng quy định.

Từ ngày 1/7/2025, Luật Di sản văn hóa (Luật số 45/2024/QH15 ngày 23/11/2024) có hiệu lực thi hành, giao UBND các tỉnh, TP chịu trách nhiệm toàn diện về hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn được đưa vào các danh mục kiểm kê, được xếp hạng, ghi danh, công nhận trong các danh mục của quốc gia, các danh sách, danh mục của UNESCO. Bộ VHTT&DL đề nghị UBND các tỉnh, TP chủ động có kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa bảo đảm kịp thời, thống nhất, hiệu quả./.

Bài liên quan
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Khai mạc triển lãm HanoiPrintPack 2025
    HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
  • Hà Nội tuyên dương 39 tập thể, cá nhân trong "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc"
    Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo 138 thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ); tuyên dương các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội tăng cường quản lý, bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO