Ra mắt tập sách Dấu xưa xứ Quảng - Ký ức thành phố tiếng còi tàu

Khánh Linh| 18/06/2020 08:45

Cơ quan đại diện Tạp chí Văn Hiến Việt Nam tại Đà Nẵng vừa phối hợp cùng Hội nhà văn TP Đà Nẵng đã tổ chức buổi ra mắt tập sách Dấu xưa xứ Quảng - Ký ức thành phố tiếng còi tàu của nhà báo, nhà văn Trần Trung Sáng. Sách do Nxb Hội nhà văn vừa ấn hành, khổ 14,5x20,5cm, 250 trang, kèm theo nhiều hình ảnh tư liệu quý hiếm, giá trị.

Ra mắt tập sách Dấu xưa xứ  Quảng - Ký ức thành phố tiếng còi tàu

Tập sách Dấu xưa xứ  Quảng - Ký ức thành phố tiếng còi tàu của nhà văn Trần Trung Sáng do Nxb Hội nhà văn vừa ấn hành

Dấu xưa xứ Quảng là chủ đề chung của bộ sách nhiều tập và Ký ức thành phố tiếng còi tàu có thể được xem là phần 1, nội dung bao gồm các tùy bút, tản văn, ghi chép về Quảng Nam, Đà Nẵng, nhằm phản ánh đời sống văn hóa, truyền thống lịch sử, những nhân tố, con người … làm nên tính cách và sự độc đáo của đất và người xứ Quảng. Trả lời về câu hỏi, tại sao tựa đề tác phẩm có nội dung mang dáng dấp “hai trong một” và động cơ nào để tác giả xây dựng thành bộ sách nhiều tập? nhà văn Trần Trung Sáng cho biết : “ Đây là tập sách viết về Quảng Nam và Đà Nẵng, do đó dù hiện nay có sự chia tách về hành chính, thì nói chung Đà Nẵng và Quảng Nam vẫn được xem có chung một nền văn hóa xứ Quảng ( hai trong một). Tập này được xem là phần 1 với tên gọi Ký ức thành phố tiếng còi tàu, có chú trọng nhiều hơn về thành phố Đà Nẵng. Các tập sau sẽ đi sâu về các địa phương và những vấn đề khác thuộc Quảng Nam. Sở dĩ, tôi hướng đến một bộ sách dài hơi về xứ Quảng, là vì ngay từ khi thực hiện tập sách Hạt bụi bay xa (Nxb Đà Nẵng, Giải thưởng văn học đất Quảng lần thứ III 2014-2018), viết về những chân dung văn nghệ sĩ xứ Quảng đã mất, tôi nhận ra còn rất nhiều vấn đề của xứ Quảng bị bỏ sót, nếu thiếu người quan tâm tìm hiểu, thâu thập, ghi chép thì dần dần sẽ bị mai một, lãng quên…”

Ra mắt tập sách Dấu xưa xứ  Quảng - Ký ức thành phố tiếng còi tàu

Nhà văn Trần Trung Sáng, nhà nghiên cứu Đặng Tiến cùng các nhà văn nữ TP Đà Nẵng tại buổi mắt tác phẩm mới 

Trong lời giới thiệu tập sách, nhà báo Cung Văn nhìn nhận, Trần Trung Sáng như đang vén màn thăm dò về thái độ bạn đọc, về những bước chân rất cũ trong quá khứ, và dự báo những bước chân lạ lẫm hơn về tương lai. Nên sự hiển hiện lồng ghép của một Hội An đô hội xa xưa, với khả năng về một Đà Nẵng hôm nay đang dần xóa đi hình hài nhọc mệt thuở nào, sẽ làm cho bạn đọc bâng khuâng, tưởng như ấm ức thèm thuồng hương vị nào đó một đi không trở lại, mà lại khát khao sẽ có những dư vị mới, tuyệt vời hơn. Cảm hứng lâng lâng khi gập cuốn sách mỏng của Trần Trung Sáng lại, có lẽ là như vậy.

Một bạn trẻ khi đọc tập sách Dấu xưa xứ Quảng  trên cũng đã chia sẻ: “Giờ đây, khi đô thị hoá thì lại không ít người tìm về những giá trị xưa cũ với bao kỷ niệm của tuổi thơ. Họ trằn trọc, thao thức mỗi lần đặt chân về lại chốn cũ. Những đứa trẻ mặt lấm lem và cả bố mẹ chúng thân áo sờn bạc cũng vội gác lại mọi chuyện để lắng nghe tiếng còi tàu xình xịch qua đường. Nhìn bác trưởng kho thu dọn mớ hàng nơi gác xếp bên cạnh chợ Hàn, cả tiếng reo í ới của những bà hàng rong, rồi lại nghe tiếng còi tàu nối đuôi nhau theo hệ thống từ chợ Cồn qua đường Lê Duẩn và chạy thẳng hướng cầu Vồng là đến ga chính thành phố Đà Nẵng... cuộc sống bộn bề ngày qua ngày nhưng vui thấy lạ. Có khó khăn, khổ cực nhưng với họ, được sống trong cái thời mà biết bao thế hệ tương lai mong một lần chứng kiến cũng không thể tìm lại được. Có chăng cũng chỉ là qua lời kể và tài liệu của người đi trước để lại thì mới mường tượng được. Nhất là những người con nặng lòng với thành phố của tiếng còi tàu thì lời văn của họ cũng chính là tiếng lòng, là nhân chứng cho một thời đáng nhớ”./.

(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ra mắt tập sách Dấu xưa xứ Quảng - Ký ức thành phố tiếng còi tàu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO