Thế giới điện ảnh

Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh

Thụy Phương 20:17 08/04/2025

Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.

Lấy cảm hứng từ những huyền tích về 100 quan tài và câu chuyện đầy bí ẩn quanh lăng mộ của vua Đinh Tiên Hoàng, bộ phim tái hiện hình tượng bảy tráng sĩ trung liệt, nhận sứ mệnh bảo vệ vượng khí quốc gia khỏi những thế lực đen tối. Hành trình ấy không chỉ ngập tràn khí phách, mà còn ẩn chứa những câu chuyện nhân văn về tình thầy trò, đồng đội, và tình yêu đôi lứa trong bối cảnh lịch sử nhiều biến động.

doan-lam-phim-tu-phai-sang-dao-dien-nguyen-phan-quang-binh-nhac-si-quoc-trung-johnny-tri-nguyen-dop-k_linh.jpg
Đoàn làm phim (từ phải sang): Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình, nhạc sĩ Quốc Trung, Johnny Trí Nguyễn và DOP K_Linh.

Đây là dự án được ấp ủ suốt một thập kỷ bởi đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình - người từng tạo dấu ấn với những bộ phim như “Cánh đồng bất tận”, “Quyên”, “Bí mật của gió”… Anh chia sẻ: “Đây là dự án mà tôi đã ấp ủ suốt 10 năm, bắt đầu từ một lần tình cờ nghe câu chuyện truyền thuyết từ người lái đò trên sông ở Ninh Bình. Khi chọn một đề tài lịch sử, tôi có cảm giác như được quay về với cội nguồn. Nhưng khi bắt tay vào làm, tôi mới thấy rằng dù là phim huyền sử, hành trình thực hiện cũng gặp rất nhiều thử thách. Tuy vậy, chính niềm tự hào với những truyền thuyết dân tộc đã thôi thúc tôi thực hiện bộ phim này như một cách để giới thiệu đến công chúng một lát cắt lịch sử đầy bí ẩn và đáng trân trọng”.

Sức mạnh hành động của phim được bảo chứng bởi Johnny Trí Nguyễn một võ sĩ Mỹ gốc Việt, một đạo diễn hành động và diễn viên tài năng. Johnny Trí Nguyễn cho hay, anh không muốn lặp lại bất kỳ bộ phim nào trước đó. Nhưng đây cũng chính là thách thức khi làm phim cổ trang và anh mong bộ phim sẽ đọng lại trong lòng khán giả những ấn tượng mạnh mẽ.

Về phần hình ảnh, đạo diễn hình ảnh Nguyễn K’Linh - một trong những “tay máy vàng” của điện ảnh Việ. Anh là người đã tạo nên những khung hình đẹp như tranh trong của “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”“Tro tàn rực rỡ” hay gần đây nhất là “Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối”. Phần âm nhạc được sáng tác bởi nhạc sĩ Quốc Trung, người luôn biết cách dẫn dắt cảm xúc khán giả bằng những thanh âm vừa hiện đại vừa mang âm hưởng truyền thống.

Không dừng lại ở nghệ thuật thị giác và cảm xúc, đoàn phim còn đặc biệt chú trọng tới yếu tố lịch sử và phục trang. Để phục trang phim sát với bối cảnh lịch sử, đoàn làm phim cùng UBND và Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Ninh Bình đã tổ chức hội thảo “Trang phục thời Đinh và tư liệu văn hóa liên quan”. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của nhiều nhóm nghiên cứu trẻ như: Đại Việt Cổ Phong, Kinh Bắc Legacy, Chiêu Minh Các, Great Vietnam… Các ý kiến chuyên môn đã góp phần hình thành nên hệ thống phục trang chuẩn xác, đậm bản sắc, giúp tái hiện khí chất thời đại một cách sinh động và có chiều sâu.

ba-ngo-thi-bich-hanh-dai-dien-nha-san-xuat-bhd.jpg
Bà Ngô Thị Bích Hạnh đại diện nhà sản xuất BHD phát biểu tại buổi tọa đàm khoa học và giới thiệu dự án phim.

“Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh” không chỉ là một bộ phim hành động, huyền sử, mà còn là hành trình trở về cội nguồn, nơi mỗi chúng ta có dịp nhìn lại, trân quý hơn giá trị của từng tấc đất, từng ngày đang sống trên quê hương mình.

Với sự hợp sức và tâm huyết của những nghệ sĩ tài hoa, sự đồng hành tích cực từ tỉnh Ninh Bình, các doanh nghiệp và người dân địa phương cùng sự quan tâm sâu sắc của các nhà sử học, nhà nghiên cứu, đặc biệt là tình cảm nồng hậu từ các bạn trẻ yêu lịch sử và văn hóa cổ trang, đoàn phim "Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh" cam kết sẽ làm việc hết mình, với tinh thần cầu thị, học hỏi và nghiêm túc nhất. Bộ phim sẽ là lời tri ân sâu sắc gửi tới vị Hoàng đế đầu tiên của nước Việt cùng những người lính vô danh đã hy sinh để gìn giữ mảnh đất thiêng liêng này./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025: "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào"
    Với chủ đề "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào", Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
  • [Podcast] Bún đậu mắm tôm – Món ăn dân dã của người Hà Nội
    Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon được thực khách ưa thích gắn với “bún” như: bún chả, bún cá, bún ốc nguội… Trong số đó các món ăn đó không thể thiếu bún đậu mắm tôm Hà Nội - món ngon làm "xiêu lòng" các tín đồ ẩm thực. Không chỉ là một món ăn, bún đậu còn mang đậm nét văn hóa, gắn liền với lối sống và phong cách ẩm thực rất đỗi bình dị của người Việt nói chung, Hà Nội nói riêng.
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Đông Anh: Phát huy truyền thống quê hương trong kháng chiến chống Mỹ
    Ngày 15/4, huyện Đông Anh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975-30/04/2025) và gặp mặt, tri ân cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ.
  • Triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”: Khơi dậy niềm tự hào dân tộc
    Thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao TP. Hồ Chí Minh cho biết, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 15/4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO