Chuyển động Hà Nội

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Mở lối cho du lịch Hà Nội thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quỳnh Chi 05/06/2024 06:43

Mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đã được Thành ủy Hà Nội khóa XVII nhấn mạnh tại Chương trình số 06-CTr/TU và Nghị quyết số 09-NQ/TU. Để hiện thực hóa mục tiêu này, “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” (Quy hoạch Thủ đô), đã đưa ra phương hướng phát triển dịch vụ du lịch Thành phố trong tương lai.

Kết luận số 80-KL/TƯ của Bộ Chính trị gần đây đã nhấn mạnh, Quy hoạch Thủ đô cần chú ý “sắp xếp, phân bố không gian hợp lý để tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ưu tiên bảo tồn, khai thác, phát huy hiệu quả một số không gian văn hóa phục vụ phát triển công nghiệp văn hóa như không gian Hoàng Thành Thăng Long kết nối Ba Đình; không gian phố cổ kết nối cầu Long Biên; không gian quần thể di tích Cổ Loa; không gian làng cổ Đường Lâm; không gian một số làng nghề truyền thống...”.

duong-lam2.jpg
Du khách trong và ngoài nước trải nghiệm không gian văn hóa Tết Việt 2024 tại Làng cổ Đường Lâm (Thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội).

Thể chế hóa định hướng của Trung ương và các chương trình, Nghị quyết của Thành ủy về nội dung trên, Quy hoạch Thủ đô xác định xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, gắn với phát huy giá trị của nền văn minh sông Hồng. Đưa Hà Nội trở thành điểm đến được lựa chọn đầu tiên của du khách, là nơi đáng đến và lưu lại.

Đẩy mạnh chuyển đổi số

Theo Quy hoạch Thủ đô đã được HĐND Thành phố Hà Nội thông qua, Hà Nội có phương hướng phát triển dịch vụ du lịch bằng nhiều cách, trong đó thực hiện chuyển đổi số trong du lịch, mỗi doanh nghiệp du lịch là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số, phát triển các nền tảng số kết nối cung cầu về du lịch; số hóa tài nguyên du lịch, cập nhật thông tin, dữ liệu số về khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở du lịch, thị trường du lịch.

Hà Nội cũng ưu tiên số hóa các thông tin di sản để hình thành không gian du lịch thông minh; triển khai nền tảng mô hình hóa đa chiều phục vụ du lịch số; sử dụng công nghệ để tái hiện các di tích lịch sử của Hà Nội như Hoàng Thành Thăng Long, Thành Cổ Loa, Thành cổ Sơn Tây. Thực hiện số hóa và ứng dụng công nghệ số để phát triển các tour du lịch tự khám phá từng địa danh, từng di tích lịch sử không cần hướng dẫn viên. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hợp tác liên tỉnh, liên vùng về xúc tiến các tuyến du lịch quốc quốc, du lịch liên vùng lấy Hà Nội là trung tâm; tăng cường đào tạo nhân lực, đầu tư hạ tầng du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch.

van-mieu34.jpg
Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám triển khai hệ thống vé điện tử hơn 1 năm qua.

Phát triển sản phẩm du lịch số trên cơ sở tăng cường ứng dụng công nghệ, kết hợp đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa, hệ thống bảo tàng. Kết hợp các sản phẩm du lịch với các hoạt động văn hóa, lễ hội và sản phẩm nghề truyền thống.

Đồng thời, khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế, phát triển du lịch chuyên nghiệp, đẳng cấp, kết hợp truyền thống với hiện đại; tạo sức lan tỏa mạnh, thúc đẩy phát triển các ngành khác, khẳng định vị thế hàng đầu trong các ngành dịch vụ của Thủ đô, tạo thương hiệu nổi bật và sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế, trở thành nơi đáng đến, đáng lưu lại, đáng trở lại.

Phát triển du lịch văn hóa, lịch sử

Quy hoạch Thủ đô đặt mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 2 khu du lịch quốc gia trên địa bàn Thủ đô được công nhận; đón khoảng 46 - 48 triệu lượt khách du lịch, trong đó có khoảng 12 - 14 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Đóng góp khoảng 7,0 - 7,5% vào GRDP Thành phố, trong đó, đóng góp trực tiếp khoảng 3,0%. Hà Nội trở thành điểm đến du lịch xanh và thông minh. Đến năm 2050, Hà Nội là trung tâm du lịch lớn trên toàn cầu, điểm đến hàng đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Hà Nội hướng tới đa dạng hóa, nâng cấp chất lượng sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đẳng cấp và thương hiệu quốc tế. Khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch đô thị mang đậm bản sắc riêng của Thủ đô nghìn năm văn hiến. Đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa, du lịch lịch sử, khai thác hiệu quả các giá trị của Di sản văn hóa thế giới UNESCO Hoàng thành Thăng Long, văn bia Quốc Tử Giám, không gian văn hóa Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, lễ hội Chùa Hương, lễ hội Thánh Gióng... và du lịch sinh thái gắn với các không gian mặt nước trên địa bàn Thủ đô, nhất là các hồ nước lớn có giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan.

hoang-thanh-tl.jpeg
Tour du lịch đêm Giải mã Hoàng thành Thăng Long thu hút đông đảo khách du lịch.

Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm làng nghề, nông nghiệp, nông thôn, du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch ẩm thực, du lịch giải trí, trong đó phát triển một số mô hình du lịch độc đáo như làng cổ Đường Lâm, các làng nghề khu vực phía Nam Hà Nội, xã đảo Minh Châu, Ba Vì… Đẩy mạnh đầu tư du lịch kết hợp hội nghị, sự kiện (du lịch MICE), du lịch đêm, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch thể thao.

Quy hoạch phát triển các cụm du lịch, hành lang du lịch

Theo Quy hoạch Thủ đô, Hà Nội sẽ phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, thông minh, phục vụ du lịch. Quy hoạch phát triển các cụm du lịch, gắn với các sản phẩm du lịch đặc trưng như: cụm du lịch Trung tâm Hà Nội gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Tây Hồ và Cổ Loa - Đông Anh; cụm du lịch Gia Lâm – Bát Tràng gắn với du lịch sông Hồng và Hưng Yên; cụm du lịch Mê Linh gắn du lịch tâm linh với lễ hội hoa và du lịch nông nghiệp sinh thái gắn với vùng đô thị hoa.

ban-mien.jpg
Sở Du lịch Hà Nội và UBND huyện Ba Vì vừa công bố Điểm du lịch cộng đồng bản Miền, chủ đề “Chữa lành - Tịnh tâm - Dưỡng tuệ”. Điểm du lịch này có 98% người dân là đồng bào dân tộc Dao Quần Chẹt.

Cụm du lịch Sóc Sơn phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, kết hợp các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí; cụm du lịch phía Tây gồm huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây và khu vực làng văn hóa các dân tộc Việt Nam phát triển du lịch văn hóa, thăm quan làng cổ, văn hóa xứ Đoài, du lịch tâm linh, lịch sử và du lịch nghỉ dưỡng gắn với du lịch tại vườn quốc gia Ba Vì, du lịch nông nghiệp tại xã đảo Minh Châu. Cụm du lịch chùa Thầy, chùa Tây Phương gắn du lịch văn hóa tâm linh, thăm quan các làng nghề và sản phẩm nghề truyền thống kết hợp các hoạt động trải nghiệm, giải trí.

Ngoài ra, Hà Nội quy hoạch phát triển cụm du lịch Quan Sơn - Hương Sơn là trung tâm du lịch nghị dưỡng tầm quốc gia kết hợp du lịch tâm linh kết hợp văn hóa tín ngưỡng, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch mạo hiểm; cụm du lịch phía Nam gồm Phú Xuyên, Ứng Hòa… phát triển du lịch trải nghiệm kết hợp thăm quan các trung tâm triển lãm sản phẩm làng nghề, các trung tâm phân phối.

Phương hướng phát triển dịch vụ du lịch của Quy hoạch Thủ đô cũng ưu tiên tổ chức không gian phát triển các hành lang du lịch, gồm: Hành lang du lịch dọc theo hai bờ sông Hồng, từ Ba Vì đến Phú Xuyên; Hành lang du lịch đường bộ theo vành đai IV; Hành lang du lịch dọc theo hai bờ sông Đáy từ Ba Vì, Phúc Thọ đến Mỹ Đức; Hành lang du lịch theo sông Tô Lịch (dự kiến phát triển sau năm 2030, tầm nhìn 2050).

Quan tâm khai thác phát triển hành lang du lịch theo sông Cầu và sông Cà Lồ thuộc huyện Sóc Sơn gắn với du lịch trải nghiệm sinh thái nông nghiệp và các di tích lịch sử văn hóa. Phát triển hành lang du lịch theo sông Tích gắn với du lịch văn hóa và sinh thái; hành lang du lịch theo sông Đáy, trong đó hữu ngạn sông Đáy là vành đai du lịch xanh, sinh thái, nghỉ dưỡng và tả ngạn sông Đáy là đô thị cổ kính và đô thị hiện đại.

Như vậy, với các hướng phát triển dịch vụ du lịch trong Quy hoạch Thủ đô, tương lai không xa, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của Hà Nội ngàn năm văn hiến./.

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang cho biết, năm 2023 tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 24 triệu lượt khách, tăng 27% so với năm 2022 (tăng 9,1% so với kế hoạch). Trong đó gồm 4 triệu lượt khách quốc tế (có 2,82 triệu khách quốc tế có lưu trú), tăng 266,7% so với năm 2022 (tăng 33,3% so với kế hoạch) và 20 triệu lượt khách nội địa, tăng 16,3% so với năm 2022 (tăng 5% so với kế hoạch). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 87,65 nghìn tỷ đồng, tăng 45,5% so với năm 2022 (tăng 13,83% so với Kế hoạch).

Năm qua, Hà Nội cũng được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới vinh danh: Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu thế giới cho kỳ nghỉ ngắn ngày, Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á, Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á cho kỳ nghỉ ngắn ngày, Cơ quan quản lý du lịch thành phố hàng đầu châu Á…

Bài liên quan
  • Nhận diện lịch sử nghìn năm Thăng Long - Hà Nội để phát triển Thủ đô
    “Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” (Quy hoạch Thủ đô) hướng Hà Nội đến Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”. Để Quy hoạch Thủ đô đạt chất lượng, một trong những yếu tố quan trọng chính là nhận diện vị trí, vai trò cũng như tiềm năng, lợi thế của lịch sử ngàn năm Thăng Long – Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Chuyển đổi số là khâu đột phá, người dân là trung tâm, động lực
    Đây là một trong sáu nguyên tắc tổ chức hoạt động Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội, theo Quyết định số 5390/QĐ-UBND ngày 15/10 của Chủ tịch UBND Thành phố về việc phê duyệt Đề án “Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội”.
  • Quận Hai Bà Trưng gắn biển công trình vườn hoa hồ Thiền Quang với tổng mức đầu tư hơn 88,7 tỷ
    Sáng 18-10, UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) đối với công trình vườn hoa hồ Thiền Quang.
  •  “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
    Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) và quy trình số hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp...
  • Nâng cao vị thế, vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô
    Hơn một thiên niên kỷ nay, Thủ đô Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Nhất là từ sau ngày giải phóng Thủ đô, vai trò trung tâm ấy càng thể hiện rõ nét hơn. Với số lượng đông đảo, trong đó có không ít tác giả tên tuổi, văn nghệ sĩ Thủ đô đã góp phần làm nên vóc dáng, diện mạo văn học nghệ thuật (VHNT) Thủ đô.
  • Tây Hồ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội
    Ngày 16/10, HĐND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chủ tịch Hội phụ nữ “biến rác thành tiền”, lan tỏa tấm lòng nhân ái
    Không ngừng sáng tạo, tinh thần nhiệt huyết, truyền thống “thương người như thể thương thân”, chị Lê Thị Hương - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Phúc La (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) bao năm qua đã có những việc làm góp phần giúp quê hương, người dân có cuộc sống tươi đẹp, văn minh hơn.
  • Công diễn vở "Nghêu Sò Ốc Hến" với hình thức múa rối người
    Ngày 19/10, Nhà hát Múa rối Thăng Long công diễn vở “Nghêu Sò Ốc Hến” tại Rạp Đại Nam (Hà Nội). Nhân dịp này, Hội Sân khấu Hà Nội cũng tổ chức giới thiệu vở diễn đến hội viên, đồng thời, trao đổi ý kiến nhằm góp ý nâng cao chất lượng tác phẩm.
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
  • Lan toả yêu thương cho những nữ "chiến binh" ung thư tại chương trình QUEEN OF SMILES
    Ngày 20/10, Group WOMEN 30+ tổ chức Gala QUEEN OF SMILES để tôn vinh và chia sẻ những câu chuyện đầy nghị lực của các chị em phụ nữ, đồng thời lan toả thông điệp về tình yêu thương, sự chia sẻ và lòng nhân ái nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
  • Nghe “Nàng thơ” Akari Nakatani hát “Diễm Xưa” bằng tiếng Nhật
    Ca khúc “Diễm Xưa” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được “Nàng thơ” Akari Nakatani trong tác phẩm điện ảnh “Em Và Trịnh” trình bày bằng tiếng Nhật Bản.
Đừng bỏ lỡ
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Mở lối cho du lịch Hà Nội thành ngành kinh tế mũi nhọn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO