Đời sống văn hóa

Quảng Trị: Đặc sắc lớp truyền dạy nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng

Hà Oai 20:09 25/07/2023

Nhằm bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, Phòng VH&TT huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) tổ chức khai giảng lớp dạy nghệ thuật trình diễn cồng chiêng của đồng bào dân tộc thiểu số cho 70 học viên.

z4546617230753_84b54974d934cbc69fdf16b81ae4fb42.jpg
Khai giảng lớp dạy nghệ thuật trình diễn cồng chiêng của đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngày 25/7, tại xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) Phòng VH&TT huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) tổ chức khai giảng lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn cồng chiêng của đồng bào dân tộc thiểu số cho 70 học viên.

Nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân tộc thiểu số về việc bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể và bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng biểu diễn cồng chiêng cũng như những loại nhạc cụ, điệu múa truyền thống phục vụ biểu diễn cồng chiêng để tạo môi trường giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các Câu lạc bộ văn nghệ truyền thống.

Phòng VH&TT huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) tổ chức lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn cồng chiêng cho 70 học viên là thành viên các câu lạc bộ văn nghệ truyền thống của 7 thôn bản thuộc Hướng Việt và Hướng Lập (huyện Hướng Hóa).

Trong 2 ngày, các học viên sẽ được truyền đạt khái quát về văn hoá cồng chiêng trong đời sống của người Vân Kiều, Pa Kô và các loại nhạc cụ truyền thống, không gian truyền thống biểu diễn cồng chiêng… Ngoài ra, các nghệ nhân truyền dạy cho các học viên về nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng như cách xướng âm, hoà nhịp, bố trí đội hình, các điệu múa… để có thể biểu diễn cồng chiêng trọn vẹn và đặc sắc.

Qua tổ chức lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn cồng chiêng, Phòng VH&TT huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) từng bước khôi phục và hạn chế sự mai một của nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng trong cộng đồng người dân tộc thiểu số, góp phần bảo tồn và phát huy những nét văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô.

z4546617103737_cd6b82d73908ced756cd257bcae613c7.jpg
Các học viên tham gia tại lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn cồng chiêng của đồng bào dân tộc thiểu số.

Được biết, thời gian tới Phòng VH&TT huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) sẽ tiếp tục triển khai thêm 3 lớp dành cho học viên người Vân Kiều và 1 lớp dành cho học viên người Pa Kô với gần 300 học viên tại các vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hướng Hóa.

Bài liên quan
  • Âm vang cồng chiêng Bana ở Thủ đô Hà Nội
    Ngày 26/3 tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Bana đến từ huyện Kbang (Gia Lai) đã tái hiện và trình diễn Lễ hội cồng chiêng tới đông đảo du khách. Với đồng bào Ba Na, cồng, chiêng ngày xưa được xem là tài sản quý giá, thước đo sự giàu có.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Đừng bỏ lỡ
Quảng Trị: Đặc sắc lớp truyền dạy nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO