Bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô

PV| 29/11/2022 10:08

Việc bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô tại huyện Hướng Hóa (Quảng Tri) góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc này. Khơi dậy lòng tự hào và ý thức bảo tồn, phát huy những nét truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Thời gian qua, Phòng VH&TT huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã tổ chức thành công các lớp truyền dạy cồng chiêng của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô. Đây là hoạt động nằm trong Kế hoạch số 479/KH-UBND của UBND huyện Hướng Hóa, thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hướng Hóa về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô trên địa bàn.


Theo Phòng VH&TT huyện Hướng Hóa, mục đích của các lớp truyền dạy nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân tộc thiểu số về việc bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng. Bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng biểu diễn cồng chiêng cũng như những loại nhạc cụ, điệu múa truyền thống phục vụ biểu diễn cồng chiêng cho các Câu lạc bộ cồng chiêng của các xã vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hướng Hóa.

z3916385343765b73d58e5053965c1d6716d73db4bb143-166961074046432712768-1669624631845-16696246319031443462931(1).jpg
Các học viên tham gia lớp truyền dạy cồng chiêng của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô.

Đối tượng được truyền dạy là đại diện các Câu lạc bộ Cồng chiêng của các thôn, bản vùng dân tộc thiểu số và thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Địa phương khuyến khích các học viên tham gia lớp truyền dạy là những người có tuổi đời từ 20 đến 35 tuổi.


Cụ thể, các thôn tham gia các lớp truyền dạy cồng chiêng thuộc các xã Thanh, Thuận, Lìa, Xy, A Dơi, Ba Tầng, Hướng Lộc, Húc, Hướng Tân, Hướng Linh, Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Việt, Hướng Lập và các thôn, bản, khu phố đặc biệt khó khăn của các xã, thị trấn khác, gồm: Khóm 6 (thị trấn Khe Sanh); Ka Túp, Ka Tăng, Khe Đá (thị trấn Lao Bảo); Tà Đủ (xã Tân Hợp ); Bản Bù, Bản Cồn, Bản Làng Vây (xã Tân Lập); Xi Núc, Làng Vây (xã Tân Long); Hà Lệt (xã Tân Thành).


Bà Nguyễn Thị Huyền, Trưởng phòng VH&TT huyện Hướng Hóa cho hay, tính đến nay, đơn vị đã tổ chức 4 lớp tập huấn cồng chiêng cho 291 học viên của 97 thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và thôn đặc biệt khó khăn của huyện. Trong đó có 3 lớp dành cho người Vân Kiều, 1 lớp dành cho người Pa Cô.


Tại các lớp tập huấn, các học viên đã được giới thiệu các chuyên đề như Triển khai Nghị quyết số 02-NQ/HU về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô trên địa bàn huyện. Được tìm hiểu giá trị của văn hóa cồng chiêng trong đời sống của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô. Tìm hiểu về cách bảo quản và sử dụng các loại nhạc cụ trong hệ thống các loại cồng chiêng.


Được hướng dẫn hực hành về các giai điệu chính của cồng chiêng, cách diễn tấu và những bài múa cồng chiêng đặc trưng của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô. Được hướng dẫn về các làn điệu dân ca, dân vũ, các loại nhạc cụ phục vụ biểu diễn cồng chiêng như tù và, khèn bè, trống, cồng, thanh la, xập xõa… Ngoài ra, đến với các lớp truyền dạy, các học viên còn được tham gia hoạt động biểu diễn cồng chiêng nhằm giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong thực hành biểu diễn.

"Các lớp tập huấn, truyền dạy đều được chuẩn bị chu đáo về địa điểm học tập, tài liệu nghiên cứu, các loại nhạc cụ cần thiết để thực hành. Đảm bảo đúng đối tượng đã đem lại hiệu quả cao trong việc góp phần bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô", bà Nguyễn Thị Huyền cho biết.


Trước đó, vào cuối năm 2021, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hướng Hóa đã thông qua Nghị quyết số 02-NQ/HU về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô trên địa bàn. Nội dung Nghị quyết này đặt ra một số mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là sẽ thành lập ít nhất 5 Câu lạc bộ Cồng chiêng biểu diễn nghệ thuật truyền thống của người Vân Kiều, Pa Cô; Hỗ trợ phát triển mỗi xã có phần đông người Vân Kiều, Pa Cô sinh sống 1 nghề truyền thống hoặc một Câu lạc bộ dân ca, dân vũ.


Tổ chức dạy nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, làm men lá, đan lát, chế tác nhạc cụ truyền thống; Tổ chức sưu tầm những vật dụng truyền thống mang nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô như: trang phục, công cụ lao động, nhạc cụ truyền thống… để trưng bày tại Nhà Văn hóa Vân Kiều, Pa Cô huyện, nhà văn hóa cộng đồng các thôn, bản.


Việc thực hiện được các mục tiêu kể trên sẽ góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Vân Kiều, Pa Cô. Khơi dậy lòng tự hào và ý thức bảo tồn, phát huy những nét truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị).

Theo Cổng thông tin Bộ VHTTDL

Bài liên quan
  • Bảo tồn văn hóa Mường ở Thạch Thất
    Đồng bào dân tộc Mường ở huyện Thạch Thất sinh sống tập trung tại các xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung. Để gìn giữ những nét đẹp văn hóa của người Mường, huyện Thạch Thất đã chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống trong đời sống đương đại. Hoạt động đó đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nơi đây.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO