Bảo tồn văn hóa bằng công nghệ thực tế ảo

KTĐT| 23/10/2020 08:45

Kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2020), tạp chí Tia Sáng phối hợp với các đơn vị tổ chức tọa đàm “Bước vào lịch sử: Chùa Một Cột và công nghệ thực tế ảo”. Tại buổi tọa đàm, nhóm Sen Hertigen đã cho ra mắt sản phẩm “Đề xuất phương án chùa Diên Hựu - chùa Một Cột thời Lý”.

Tái lập di sản
“Đề xuất phương án chùa diên Hựu – chùa Một Cột thời Lý” là sản phẩm của nhóm Sen Hertigen gồm TS Trần Trọng Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), nhà thiết kế Trần Thanh Tùng (Hội Di sản), KTS Đinh An Tuấn cùng các đồng nghiệp. Đây là một trong những sản phẩm đầu tiên trong chương trình tái lập các di sản kiến trúc – mỹ thuật thời Lý Trần như: Chùa Một Cột, Đài đèn Quảng Chiếu, chùa tháp Sùng Thiện Diên Linh, chùa Ngưỡng Sơn Linh Xứng, tháp Báo Thiên, An Nam tứ đại khí và nhiều di sản văn hóa khác. Trong đó, chùa Một Cột tại Hà Nội được tái hiện bằng công nghệ thực tế ảo là một nỗ lực hiện thực hóa, hình ảnh hóa cấu trúc bình đồ và nghệ thuật kiến trúc thời Lý để người xem có thể bước vào lịch sử.
Theo TS Trần Trọng Dương: Những kết quả nghiên cứu chùa Một Cột (còn được gọi là Liên Hoa Đài) đã được khởi nguồn từ hàng chục năm trước, với quá trình khảo sát cột đá chùa Dạm của nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên khoa Văn học, trường Đại học KHXH&NV Hà Nội. Từ những năm 2000, từ việc đo đạc kích thước, vị trí các lỗ được bố trí đều trên đầu cột, cùng rãnh trên đỉnh cột, so sánh và xác định đặc điểm chia đơn vị đo đạc của người xưa, kế thừa một số phán đoán trước đó, ông đi đến nhận định đây là một trụ chịu lực cho một khối kiến trúc ở trên. Từ những nhận định đó, với sự giúp đỡ của thầy và đồng nghiệp đi trước, cộng thêm quá trình khảo sát thực địa, TS Trần Trọng Dương đi đến việc nghiên cứu đầy đủ hơn về chùa Một Cột, từ đó nhận ra những tương đồng, thống nhất và chứng minh đó là một dạng kiến trúc mô phỏng thế giới quan Phật giáo. Đây cũng là cơ sở căn cứ cho việc tái dựng cấu trúc Liên Hoa Đài. Với những tư liệu hình ảnh, bản vẽ và sử liệu, văn hóa, tôn giáo, được xử lý bằng công nghệ thực tế ảo, hình ảnh chùa Một Cột thời Lý đã được phác thảo, phục hồi một cách công phu.
Hướng đi mới trong bảo tồn di sản
Những năm qua việc áp dụng khoa học - công nghệ, nhất là lĩnh vực công nghệ số đang thể hiện tính ưu Việt và phát huy vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Mới đây, nhân ngày Du lịch thế giới (27/9), Google Arts & Culture đã ra mắt bộ sưu tập gồm hàng nghìn bảo tàng và điểm đến văn hóa trên thế giới. Bên cạnh đó, với sự giúp đỡ của đối tác CyArk, 37 di sản văn hóa khắp thế giới sẽ được xuất hiện trên “Google tìm kiếm” bằng công nghệ thực tế ảo, bao gồm Lăng vua Tự Đức tại Huế. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Việt Nam mà còn tạo cơ hội để thế giới biết đến vẻ đẹp kiến trúc, giá trị nghệ thuật khu lăng mộ này nói riêng và phương Đông nói chung.
Việc tái dựng chùa Một Cột bằng thực tế ảo qua đó cũng đã mở ra hướng ứng dụng mới trong nhiều lĩnh vực, gần nhất là trưng bày bảo tàng. PGS. TS Nguyễn Văn Huy chia sẻ: “Nhiều bảo tàng đã đầu tư hệ thống máy móc, công nghệ mới vào trưng bày hiện vật hoặc di sản phi vật thể. Tuy nhiên thực tế, nhiều nơi máy móc công nghệ lấy về rồi đắp chiếu, không hữu dụng vì thiếu nghiên cứu, không đầu tư nội dung. Dự án này như một mô hình mẫu để triển khai hoạt động".
TS Trần Trọng Dương kỳ vọng: Một ngày nào đó người Việt Nam của thế kỷ XXI có thể bước vào lịch sử, có thể đi dạo trong không gian lộng lẫy của nghệ thuật Phật giáo cung đình và đưa tay chạm vào hiện vật ngàn năm. Qua đó, để người xem hiểu bàn tay tài hoa của cha ông thể hiện qua từng nét chạm nét khắc trên từng đường nét kiến trúc. Trẻ em, học sinh, sinh viên có thể đeo kính để học tập, dạo chơi, trong các di sản văn hóa.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn văn hóa bằng công nghệ thực tế ảo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO