Bài 2: Cồng chiêng H’rê - âm thanh của niềm vui không tên

Thanh Luận – Hoàng Long| 05/11/2017 23:30

Mặc dù không tránh khỏi những ảnh hưởng từ văn hoá các dân tộc khác tại Tây Nguyên nhưng theo ghi nhận của Tiến sĩ Shine Toshihika, điệu đánh cồng chiêng của cộng đồng H’rê vẫn giữ đặc điểm rất riêng biệt, những bài đánh không có tên và tuỳ thuộc vào tâm trạng, ngẫu hứng bất chợt của nghệ nhân.

Bài 2: Cồng chiêng H’rê - âm thanh của niềm vui không tên
Nhiều bài ca của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên hướng đến tự do và ngẫu hứng sáng tạo của các nghệ nhân.

Tiếng chiêng – tiếng lòng ngẫu hứng của từng nghệ nhân

Theo nữ nghệ nhân dân gian Y Đáy, từ nhỏ bà đã được nghe và nhớ lại từng điệu nhạc của do những “kraq plei” (già làng – tiếng của người H’rê)" đi trước trình diễn vào những lúc họ vui vẻ. Khi nghe họ đánh và bà chỉ ghi nhớ và đánh theo (tăng đeh bây kraq vi tuih kiah neh), “Nghe họ đánh thì mình cũng đánh theo (vi haq tuỉh pênh hiq tuih tiaq dch dhiq)”, “không có ai chỉ (uh i ka pô patê)”… Cũng theo Y Đáy, người đánh cồng chiêng chính của cộng đồng H’rê phải biết đánh 5 chiêng cùng một lúc có tên gọi là bộ 5 chiếc: 2 op, l lanenh, 1 riri, 1 pla. Người đánh bộ chiêng chiêng chính này bằng dùi (tamoh), không phải đánh bằng tay không (ti dhcchq).

Là nữ nghệ nhân nổi tiếng khắp các buôn làng cộng đồng H’rê nhưng Y Đáy khẳng định bà không biết tên của nhạc chính mình là gì. Có thể trong mỗi nghệ nhân người H’rê mỗi bài, mỗi điệu là một tâm trạng khác nhau của người đánh, họ không đặt để cho bài chính của mình. Đơn giản chỉ ngẫu hứng cùng hòa nhịp và đánh.

Theo ghi chép của Tiến sĩ Shine Toshihika, nhạc cồng chiêng cộng đồng H’rê không phụ thuộc vào bất kỳ một quy luật nào mà khi ngẫu hứng, các nghệ nhân lại đánh lên một điệu thành bài. Tùy theo tâm trạng và dịp đánh mà các nghệ nhân lại có những bản nhạc hòa tấu chính vui hay buồn, rộn ràng da diết hay nhẹ nhàng du dương…

Bài 2: Cồng chiêng H’rê - âm thanh của niềm vui không tên
Những giá trị truyền thống của cộng đồng H’rê được các già làng truyền lại cho các thế hệ sau.

Giai điệu không tên của núi rừng

Như đã trình bày ở bài viết trước, trong văn hoá của nhiều dân tộc Tây Nguyên khác, nữ giới không được đánh chiêng, chẳng hạn như dân tộc Bahnar. J’rai… nhưng với cộng đồng H’rê thì hoàn toàn ngược lại. Trong mỗi dịp tucq chinh (đánh chiêng) thì sự khéo léo của đàn bà luôn được tận dụng hết mình. Phụ nữ dân tộc HRê là đối tượng đánh hay và giỏi hơn nam giới. Như truyền thống thì bộ chiêng của người HRê thường rất nhiều chiếc, các nghệ nhân có thể ngồi quây quần để vừa đánh vừa hát những bài dân gian (klêu), trong số đó thì nữ giới là phần nhiều, nam giới đôi khi chỉ đánh những chiếc chiêng có kích cỡ lớn và trọng lượng nặng hơn.

Ông A Rửa, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum (sinh năm 1959) cũng là nghệ nhân đánh gon (chiêng gòn), loại chiêng lớn được treo lên khi trình diễn. Theo nghệ nhân A Rửa, cộng đồng H’rê đánh cồng chiêng theo ngẫu hứng nên ông cũng không thuộc một bài nào cả nhưng với ông, chiêng gon có nhiệm vụ chuyển tải âm thanh của núi rừng và là tiếng đệm theo điệu bài chiêng của người phụ nữ H’rê đang đánh bộ 5 chiếc.

Ông cho biết: “Không có thầy nào chỉ hay dạy cho cách đánh chiêng cả. Mình chỉ nghe rồi nhớ lại điệu thôi và đánh theo.”.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một di sản văn hóa thế giới phi vật thế mà được Cơ quan Giáo dục & Khoa học Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Khác với không gian đánh cồng chiêng, đa số dân tộc Tây Nguyên đánh chủ yếu là lúc tang lễ - nói cách khác thì nhạc cồng chiêng là nhạc tang lễ nhưng không phải nhạc buồn. Mặc dù cộng đồng H’rê không đánh cồng chiêng trong tang lễ như các dân tộc khác mà chỉ là thời khắc ngẫu hững của nghệ nhân nhằm giảm nhẹ buồn đau, vui tươi trước vụ sản xuất mới…

(Còn tiếp)

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Bài 2: Cồng chiêng H’rê - âm thanh của niềm vui không tên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO