Bài 2: Cồng chiêng H’rê - âm thanh của niềm vui không tên
Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Ngày đăng : 23:30, 05/11/2017
Nhiều bài ca của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên hướng đến tự do và ngẫu hứng sáng tạo của các nghệ nhân.
Theo nữ nghệ nhân dân gian Y Đáy, từ nhỏ bà đã được nghe và nhớ lại từng điệu nhạc của do những “kraq plei” (già làng – tiếng của người H’rê)" đi trước trình diễn vào những lúc họ vui vẻ. Khi nghe họ đánh và bà chỉ ghi nhớ và đánh theo (tăng đeh bây kraq vi tuih kiah neh), “Nghe họ đánh thì mình cũng đánh theo (vi haq tuỉh pênh hiq tuih tiaq dch dhiq)”, “không có ai chỉ (uh i ka pô patê)”… Cũng theo Y Đáy, người đánh cồng chiêng chính của cộng đồng H’rê phải biết đánh 5 chiêng cùng một lúc có tên gọi là bộ 5 chiếc: 2 op, l lanenh, 1 riri, 1 pla. Người đánh bộ chiêng chiêng chính này bằng dùi (tamoh), không phải đánh bằng tay không (ti dhcchq).
Là nữ nghệ nhân nổi tiếng khắp các buôn làng cộng đồng H’rê nhưng Y Đáy khẳng định bà không biết tên của nhạc chính mình là gì. Có thể trong mỗi nghệ nhân người H’rê mỗi bài, mỗi điệu là một tâm trạng khác nhau của người đánh, họ không đặt để cho bài chính của mình. Đơn giản chỉ ngẫu hứng cùng hòa nhịp và đánh.
Theo ghi chép của Tiến sĩ Shine Toshihika, nhạc cồng chiêng cộng đồng H’rê không phụ thuộc vào bất kỳ một quy luật nào mà khi ngẫu hứng, các nghệ nhân lại đánh lên một điệu thành bài. Tùy theo tâm trạng và dịp đánh mà các nghệ nhân lại có những bản nhạc hòa tấu chính vui hay buồn, rộn ràng da diết hay nhẹ nhàng du dương…
Những giá trị truyền thống của cộng đồng H’rê được các già làng truyền lại cho các thế hệ sau.
Giai điệu không tên của núi rừng
Như đã trình bày ở bài viết trước, trong văn hoá của nhiều dân tộc Tây Nguyên khác, nữ giới không được đánh chiêng, chẳng hạn như dân tộc Bahnar. J’rai… nhưng với cộng đồng H’rê thì hoàn toàn ngược lại. Trong mỗi dịp tucq chinh (đánh chiêng) thì sự khéo léo của đàn bà luôn được tận dụng hết mình. Phụ nữ dân tộc HRê là đối tượng đánh hay và giỏi hơn nam giới. Như truyền thống thì bộ chiêng của người HRê thường rất nhiều chiếc, các nghệ nhân có thể ngồi quây quần để vừa đánh vừa hát những bài dân gian (klêu), trong số đó thì nữ giới là phần nhiều, nam giới đôi khi chỉ đánh những chiếc chiêng có kích cỡ lớn và trọng lượng nặng hơn.
Ông A Rửa, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum (sinh năm 1959) cũng là nghệ nhân đánh gon (chiêng gòn), loại chiêng lớn được treo lên khi trình diễn. Theo nghệ nhân A Rửa, cộng đồng H’rê đánh cồng chiêng theo ngẫu hứng nên ông cũng không thuộc một bài nào cả nhưng với ông, chiêng gon có nhiệm vụ chuyển tải âm thanh của núi rừng và là tiếng đệm theo điệu bài chiêng của người phụ nữ H’rê đang đánh bộ 5 chiếc.
Ông cho biết: “Không có thầy nào chỉ hay dạy cho cách đánh chiêng cả. Mình chỉ nghe rồi nhớ lại điệu thôi và đánh theo.”.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một di sản văn hóa thế giới phi vật thế mà được Cơ quan Giáo dục & Khoa học Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Khác với không gian đánh cồng chiêng, đa số dân tộc Tây Nguyên đánh chủ yếu là lúc tang lễ - nói cách khác thì nhạc cồng chiêng là nhạc tang lễ nhưng không phải nhạc buồn. Mặc dù cộng đồng H’rê không đánh cồng chiêng trong tang lễ như các dân tộc khác mà chỉ là thời khắc ngẫu hững của nghệ nhân nhằm giảm nhẹ buồn đau, vui tươi trước vụ sản xuất mới…
(Còn tiếp)