Những sự cố “dở khóc dở cười” tại các cuộc thi nhan sắc quốc tế

Hoàng Lân/HNM| 27/10/2018 10:11

Nhiều sự cố hy hữu, thậm chí “dở khóc dở cười” đã diễn ra trong đêm chung kết các cuộc thi sắc đẹp lớn của thế giới. Có không ít sự cố còn trở thành tâm điểm được dư luận chú ý hơn cả hoa hậu đăng quang.

Tân Hoa hậu Hòa bình thế giới 2018 ngất xỉu trong giây phút đăng quang

Những sự cố “dở khóc dở cười” tại các cuộc thi nhan sắc quốc tế
Hoa hậu Hòa bình thế giới 2018 ngất xỉu trong giây phút đăng quang.

Đêm chung kết Hoa hậu Hòa bình thế giới 2018 (Miss Grand International 2018) vừa kết thúc nhưng đã trở thành tâm điểm giải trí với sự cố tân hoa hậu khi được xướng tên đã ngất xỉu. 

Cụ thể, chung kết Miss Grand International 2018 diễn ra đêm 25-10 tại Myanmar. Ngay khi vừa được xướng tên ngôi vị cao nhất, người đẹp Paraguay đã không kiềm chế được xúc động và ngất xỉu tại chỗ. Dàn nhân viên trong hậu trường đã phải dìu tân hoa hậu để cô có thể bình tĩnh nhận vương miện và quyền trượng đăng quang. Tại cuộc thi này, đại diện Việt Nam lọt top 10 nhờ bình chọn của khán giả.

Trao nhầm vương miện tại Hoa hậu Hoàn vũ 2015

Sự cố đọc nhầm tên người đăng quang của MC nổi tiếng thế giới Steve Harvey tại đêm chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2015 đã đi vào lịch sử của cuộc thi. Đây cũng là sự cố hy hữu ở một cuộc thi nhan sắc lớn nhất thế giới và có nhiều kinh nghiệm tổ chức. 
Những sự cố “dở khóc dở cười” tại các cuộc thi nhan sắc quốc tế

Những sự cố “dở khóc dở cười” tại các cuộc thi nhan sắc quốc tế
Sự cố trao nhầm vương miện tại Hoa hậu Hoàn vũ 2015.

Trong đêm chung kết, MC Steve Harvey công bố nhầm ngôi vị Hoa hậu Hoàn vũ 2015. Trong khi mọi thủ tục trao vương miện hoa hậu cho người đẹp Colombia đã xong thì bất ngờ MC thông báo sự cố nhầm lẫn, ngôi vị Hoa hậu thực sự thuộc về người đẹp đến từ Philippines. Sự cố này khiến cả 2 người đẹp ngơ ngác trong vài giây.

MC của chương trình đã nhanh chóng gửi lời xin lỗi đến Hoa hậu Hoàn vũ 2015 đến từ Philippines nhưng có lẽ đó sẽ là kỷ niệm buồn khó quên của MC kỳ cựu này.

Thiếu vương miệng để trao tại Miss Tourism Queen International 2018

Cuộc thi Nữ hoàng Du lịch quốc tế 2018 (Miss Tourism Queen International 2018) diễn ra tại Thái Lan tháng 5 vừa qua cũng để xảy ra sự cố thiếu vương miện trao cho người xứng đáng. Theo thể lệ của Ban tổ chức, trong đêm chung kết có 2 ngôi vị danh giá nhất được trao vương miện, đó là: Nữ hoàng Du lịch quốc tế 2018 và Nữ hoàng Du lịch toàn cầu 2018.
Những sự cố “dở khóc dở cười” tại các cuộc thi nhan sắc quốc tế
Ban tổ chức cuộc thi Nữ hoàng Du lịch quốc tế trao vương miện cho Diệu Linh sau khi đêm chung kết kết thúc.

Người đẹp Việt Nam - Diệu Linh đã xuất sắc đăng quang ngôi vị Nữ hoàng Du lịch toàn cầu 2018. Tuy nhiên, sau khi cô được xướng tên lên bục vinh quang, Ban tổ chức cuộc thi lại không có vương miện để trao. Sau đó, khi cuộc thi kết thúc, Ban tổ chức mới có vương miện để trao cho người đẹp này.

Sự cố hy hữu này khiến sau đó Ban tổ chức cuộc thi phải sang tận Việt Nam để trao lại vương miện cho Diệu Linh và gửi lời xin lỗi tới cô.

Á hậu giật vương miện của Hoa hậu tại Miss Amazon 2015

Cuộc thi Miss Amazon 2015 đã để xảy ra câu chuyện “dở khóc dở cười” là Á hậu 1 giật vương miện từ phía Hoa hậu và ném vương miện xuống đất. Sở dĩ có hành động này vì Á hậu 1 cho rằng, người đăng quang ngôi vị hoa hậu đã mua giải, vì thế không xứng đáng với chiếc vương miện đó. Bất ngờ hơn, hành động này của Á hậu 1 sau đó lại nhận được sự đồng tình của dư luận và một số thí sinh trong cuộc thi.
(0) Bình luận
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
  • Chi tiết trong sáng tạo của nhà văn
    Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả vậy! Chi tiết trong văn xuôi chỉ là một thứ nhỏ, rất nhỏ so với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,…
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Những sự cố “dở khóc dở cười” tại các cuộc thi nhan sắc quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO