Những người nhân lên màu xanh

hanoimoi| 02/08/2020 09:05

Mấy năm nay, đoạn đường đê qua phường Ngọc Thụy (quận Long Biên) xuất hiện một số vườn hoa nhỏ do nhân dân sinh sống trong phường trồng và chăm sóc. Những vườn hoa chênh chếch triền đê cùng với thảm cỏ được chăm sóc chu đáo, đã góp phần nhân lên màu xanh, tạo cảnh quan sạch, đẹp. Không chỉ vậy, phong trào trồng, chăm sóc hoa đã trở thành việc làm hằng ngày, gắn kết tình cảm xóm giềng.

Những người nhân lên màu xanh
Người dân phường Ngọc Thụy (quận Long Biên) chăm sóc vườn hoa. Ảnh: Anh Minh

Chung tay góp công sức

Một lần ngồi nhâm nhi chén nước chè ở quán cóc số 94 đường Ngọc Thụy (phường Ngọc Thụy), người viết "đắm" vào mấy khu vườn nhỏ, nằm dọc con đường dưới chân đê. Bố cục vườn nào cũng hợp lý, gọn gàng, những cây và hoa được trồng nhiều tầng, rất duyên dáng và bắt mắt. Tầng trên là dáng khỏe khoắn của mấy cây bàng hay lộc vừng đang vào kỳ trổ mã, xòe tán xanh tốt. 

Bất ngờ, người khách ngồi cạnh cũng nhìn ngắm rồi khen: "Dù không rộng nhưng được chăm sóc chu đáo, đẹp giản dị và thân thiện quá...". Thế rồi, câu chuyện giữa chúng tôi và ông chủ quán trở nên rôm rả xoay quanh nguyên cớ hình thành nên những vườn hoa, người trồng, ai chăm...

Trước thắc mắc của chúng tôi, ông Nguyễn Đình Cảnh, chủ quán nước số 94 Ngọc Thụy vui vẻ kể: "Bà con nơi đây đã góp công, góp của mà hình thành nên mấy khu vườn xanh mát ấy. Mà cần rành rẽ hơn, các anh cứ đến hỏi bà Lan, Tổ trưởng tổ dân phố".  

Theo lời ông chủ quán, tôi tìm đến nhà bà Lê Thị Lan, Tổ trưởng tổ dân phố số 7, phường Ngọc Thụy. Qua câu chuyện, người viết cảm nhận được sức mạnh từ phong trào chung "Vì quận Long Biên xanh - sạch - đẹp" của người dân nơi đây. Mấy năm trước, quận đã đầu tư dự án cải tạo, chỉnh trang lại con đê, thu hẹp triền dốc dài, lấy quỹ đất làm con đường dưới chân đê như bây giờ và cũng để lại một khoảng đất chạy dọc con đường mới vừa làm hè, vừa làm chỗ cho bà con sinh hoạt, tập thể dục.

Sau đó, tổ dân phố đã họp, thống nhất biến những ô đất thành vườn hoa, tạo điểm nhấn cho khu vực và cũng là để "đẹp lên trong mắt người qua lại". Từ khoản tiền 2 triệu đồng hỗ trợ của chính quyền, bà con Tổ dân phố số 7 đã góp thêm kinh phí để mua cây, hoa về trồng và chăm sóc. "Cứ thế từng bước thêm cây, nhiều người chung tay góp công sức. Khi cây đã phát triển, bà con lại rắc vôi bột, phun thuốc diệt sâu để bảo vệ hoa", bà Lê Thị Lan thông tin.

Chăm sóc vườn hoa - sinh hoạt cộng đồng

Đến nay, mọi việc đã vào nếp. Lực lượng nòng cốt đảm nhiệm chăm sóc cây là chi hội phụ nữ và hội cựu chiến binh. Song, không vì thế mà mọi người trông chờ, thoái thác trách nhiệm. 

Bà Nguyễn Thu Hương, hội viên Chi hội Phụ nữ tổ dân phố số 7 kể, cứ dịp cuối tuần, khoảng hai chục người lại tập trung cắt tỉa hoa, dọn cỏ dại, dọn rác và tưới hoa. "Chúng tôi làm bằng sự say mê, bằng tình yêu với cây xanh mà chẳng cần ai nhắc nhở hay phân công, đốc thúc bao giờ", bà Nguyễn Thu Hương kể.

Còn ông Nguyễn Như Minh, hội viên Hội Cựu chiến binh chia sẻ: "Cuối mỗi buổi tề tựu như vậy, tình người và hoa cứ thế nhân lên, như cây cỏ bén duyên với đất”. 

Ba năm nay, những khu vườn nhỏ đã trở thành một phần không thể thiếu của người dân nơi đây, là dấu ấn khiêm nhường nhưng ngày càng khẳng định giá trị xanh, sạch, đẹp với cuộc sống. Có được thành quả ấy là sự đồng lòng, tự giác của người dân trong Tổ dân phố số 7; nhất là tinh thần hướng tới cái đẹp của mỗi gia đình, con người cụ thể.

Như ông Nguyễn Tiến Quang, một cư dân cũng là thành viên tích cực tham gia trồng, chăm sóc vườn hoa, bộc bạch: "Thấy nhiều người chăm sóc, giữ gìn hoa thì người khác cũng phải tôn trọng, cùng ý thức giữ gìn môi trường, cảnh quan. Hơn thế, tình làng nghĩa xóm càng thêm gắn kết khi việc chăm sóc những mảnh vườn trở thành một sinh hoạt cộng đồng".

Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy Nguyễn Quốc Văn cho biết, việc bà con Tổ dân phố số 7 chăm sóc, phát triển những vườn hoa, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp được nhân dân trong phường đánh giá rất cao. UBND phường đã có chủ trương nhân rộng mô hình này và sẽ tiếp tục kêu gọi nhân dân hưởng ứng, phát huy trong thời gian tới.

Khi ra về, người viết nhớ mãi lời bà Lê Thị Lan khi tiễn khách: "Cây và hoa là của chung, nhưng ai cũng quý như của nhà mình. Giá có thêm vài khu đất, chúng tôi sẽ tạo thêm nhiều vườn hoa nữa để nhân lên màu xanh".

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • TP. Điện Biên Phủ miễn phí tham quan các điểm di tích lịch sử, văn hóa dịp 30/4 - 1/5
    Cụ thể, nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được miễn phí tham quan ngày 30/4 và 1/5 tại tất cả các điểm di tích lịch sử có thu phí tại hệ thống các bảo tàng, các điểm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
  • Phim về địa đạo Củ Chi mừng ngày thống nhất đất nước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30-4, ê kíp bộ phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tung teaser với cảnh chiến trường hoành tráng, có xe tăng, vũ khí và cảnh bom rơi, cháy nổ như thật.
  • Khai mạc chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024
    Chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024 là sự kiện nhằm tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa dân gian của cư dân vùng biển và góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Thừa Thiên Huế về kinh tế, văn hóa, du lịch và triển vọng phát triển bền vững.
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động văn hoá, giải trí được tổ chức dịp lễ 30/4 - 1/5
    Hà Nội tổ chức gần 20 sự kiện phục vụ du khách và người dân trong 5 ngày nghỉ dịp lễ 30/4 - 1/5/2024, kéo dài từ ngày 19/4 đến 10/5/2024. Theo Sở Du lịch Hà Nội, ngoài thu hút du khách, loạt sự kiện cũng là các gợi ý dành cho người dân Thủ đô không đi chơi xa và muốn tham gia các hoạt động trong ngày.
Những người nhân lên màu xanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO