Nguyễn Xuân Sanh - người cách tân “Thơ Mới”

Vũ Quần Phương| 08/12/2019 09:58

Nguyễn Xuân Sanh năm nay vào tuổi 100. Ông sinh năm 1920 tại Đà Lạt. Quê gốc thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, xuất hiện trong phong trào Thơ Mới, nhưng đường lối thơ ông có nét khác biệt.

Nguyễn Xuân Sanh - người cách tân “Thơ Mới”

Nguyễn Xuân Sanh năm nay vào tuổi 100. Ông sinh năm 1920 tại Đà Lạt. Quê gốc thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, xuất hiện trong phong trào Thơ Mới, nhưng đường lối thơ ông có nét khác biệt. Ấy là lúc dòng thơ lãng mạn tiêu biểu của Thơ Mới đã lên đến đỉnh với các tên tuổi: Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Lưu Trọng Lư… thì một số nhà thơ muốn đẩy thơ lên một nấc cách tân mới hơn, tìm một vẻ đẹp thuần túy cho thơ, một vẻ thơ thuần túy cho cái Đẹp. Trong khuynh hướng ấy, nhóm Xuân thu nhã tập (tên nhóm là tên tờ tạp chí do họ chủ trương) là một lực lượng đáng kể.

Đáng kể vì họ tập hợp được nhiều lĩnh vực: văn, thơ, mỹ thuật, âm nhạc. Nguyễn Xuân Sanh chính là một trong sáu thành viên của nhóm này (còn có Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Lương Ngọc, Đoàn Phú Tứ). Đi tìm một thứ thơ thuần túy, không vụ lợi, Nguyễn Xuân Sanh đã đi từ những bài thơ giản dị, viết vào các năm 1934, 1935: Sáng nay anh lạnh quá em ơi! Bởi gió thu em đã đến rồi đến những bài thơ chịu ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực, hướng vào cõi trực giác, vô thức. Ông khuyên người đọc không nên dùng ý thức, đòi cắt nghĩa, đòi giảng giải tách bạch. Nguyễn Xuân Sanh, trong hướng tìm này, đã có nhiều câu thơ trong trẻo, gợi cảm:

Hãy vớt trầm mai vang nắng gió 
Đường xuân rồi khép với chiều tơ

Câu trước hơi tối nghĩa, câu sau thật trong sáng. Giọng thơ rất tươi tắn. Ngay ở những câu thơ khó hiểu, chủ yếu cảm thụ bằng trực giác, chất thơ vẫn lộ một vẻ sáng, tươi trong:

Quỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm mi
Chiều xanh ngát chở dấu xiêm y

Tác giả đã chọn những từ có sức gợi. Sức gợi đúng là nằm ở từng từ, hoa quỳnh, chiều, nhạc, trầm mi, hồn xiêm, y, xanh, ngát, đọng chứ chưa tính đến mối liên kết giữa các từ, tức ý nghĩa của câu. Thi pháp này đã tạo nên những vẻ đẹp bất ngờ cho câu thơ, một vẻ đẹp mơ hồ, khó nắm bắt và rất mê hoặc. Vẻ đẹp của cảm giác và chỉ cảm giác thôi. 

Nhóm Xuân thu nhã tập ôm hoài bão thực hiện ba mục đích liên hoàn: trí thức, sáng tạo, đạo lý. Trí thức thúc đẩy sáng tạo để vươn tới Đạo. Có điều trí thức không hình thành từ lý trí, từ tư duy logic mà dựa vào trực cảm, đãi ngộ, minh triết và sáng tạo lấy nền tảng từ vô thức, tiềm thức, giữ dáng vẻ hồn nhiên, thuần khiết, vượt qua mọi quy tắc nhân tạo của thơ Thơ vươn tới Đạo,  ở chỗ tồn tại như một hiện tượng thiên nhiên nguyên phát. Xuân thu nhã tập ảnh hưởng vào nhiều ngành nghệ thuật. Riêng thơ, Nguyễn Xuân Sanh tạo dựng thứ thơ không nương tựa vào nghĩa chữ mà dựa vào sức gợi thơ của chữ. Chữ mang chất thơ tinh khôi, nguyên khởi đến cho người.

Ông đã có nhiều câu hay, nhưng thật ra không hẳn đã thoát ly nghĩa chữ. Nhiều người khen câu thơ Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà, dựa vào cách giải thích của Phạm Văn Hạnh: hoa trái bày trên đĩa thay đổi theo mùa, nhìn vào đáy đĩa mà đọc được nhịp đi của năm tháng. ý thơ như vậy là rất khám phá, câu thơ thật sáng tạo. Nhưng khen như thế lại khen vào nghĩa chữ mất rồi. Đây là chỗ lúng túng, thậm chí là không tưởng của Xuân thu nhã tập. Các vị ấy chủ trương thơ chỉ gợi, không truyền đạt ý nghĩa. Nhưng người đọc bao giờ cũng có xu hướng tìm nghĩa để nhận ra thơ. Chúng ta cần tận dụng sức gợi trực giác của chữ, nhưng bao giờ thơ cũng có nhiệm vụ chuyển đi một thông điệp mà nội dung thông điệp, dù rằng  có tràn ra ngoài, thì chủ yếu vẫn là đựng trong nghĩa chữ.

Cảm giác thẩm mỹ mà chúng ta thu nhận được từ nhiều câu thơ thuở Xuân thu nhã tập của Nguyễn Xuân Sanh thật ra đều có phần đóng góp của nghĩa chữ, dù là nghĩa rời từng chữ và nghĩa tổng hợp do cộng hưởng của một cụm chữ (chưa nói đến nghĩa do cú pháp mang lại): Nhài đàn rót nguyệt vú đôi thơm/ Tỳ bà sương cũ đựng rừng xa. Câu trên có nghĩa của đàn, của nguyệt, của vú, của thơm. Cái nên thơ tạo nên từ đấy. Câu dưới thì nghĩa chữ tạo nên càng rõ. Chúng ta yêu thơ Nguyễn Xuân Sanh thuở ấy từ những câu thơ hay cụ thể, không bận tâm tới tuyên ngôn của ông. Câu hay nhặt được không ít, nhưng bài hay thì còn hiếm. Tại sao? Phải chăng bài hay là do thẩm định của ý thức chọn lựa, bằng tính logic, tính hệ thống, là những phương tiện tương kỵ với lối thơ trực giác này. Hay là để gợi cảm giác thì cần chi đến bài, quá cồng kềnh, dễ triệt tiêu nhau, đơn vị câu là đủ.

Đóng góp của Nguyễn Xuân Sanh từ những thể nghiệm Xuân thu nhã tập là ở chỗ kích thích tìm tòi, không để thơ ngủ quên trên thành công của dòng lãng mạn trước đó, mặt khác, ông cung cấp thêm cho thơ những năng lực khêu gợi tiềm ẩn độc lập trong từng chữ. Tận dụng năng lực này sẽ tạo cho thơ sức lôi cuốn mê đắm, kỳ ảo, là điều rất cần với thơ, nhất là thơ chúng ta hôm nay.

Sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Xuân Sanh có mặt rất sớm trong hàng ngũ các nhà thơ cách mạng. Trong thơ ông có sự thay đổi dữ dội. Ông quyết liệt từ bỏ bầu trời nhiều hư ảo mê đắm để bước những bước chân trần thế vững chãi trên mặt đất. Ông trở về với hiện thực. Hiện thực trong đề tài, hiện thực trong cả cách diễn đạt, nhiều khi lại quá thật thà, nôm na. Ông làm quen có hơi chậm với cách lập ý hiện thực, với tính mạch lạc trong mối liên hệ của các ý thơ. Bài thơ đôi khi chen vào những mạch ý không biết dính vào đâu khá ngộ nghĩnh.

Phải chăng tiếng vọng của thi pháp xưa còn dội lại. Nếu dội lại trong cảm xúc lãng mạn nhiều khi vẫn đắc địa. Trong bài Nhạc rừng Việt Bắc viết năm 1947, những câu đẹp nhất chính là những câu nhiều mơ mộng: Khi nở bụi vàng lên bước chậm/ Nhớ chào con bướm đậu nghiêng lưng hoặc song song đá ngủ bên người lạ/ Thao thức cùng trăng đã mấy tuần. Những năm sau này, Nguyễn Xuân Sanh phấn đấu hiện thực hóa thơ, thơ kể được nhiều chuyện đời, ganh đua với cả báo chí, nhưng từ trong đáy hồn ông, chất trữ tình nhiều lúc lại ánh lên làm sáng cả đoạn thơ:

Mũi én như bàn tay hứng trăng
Trút ánh đêm thu bãi cát bằng
Sóng vỗ bạc đầu quanh mỏm đá
Dạt dào nghe rõ tiếng đêm chăng?

Các bài Trước xuân thăm chùa Hương, Đà Lạt trăng, Cái nắng Nha Trang, Mũi én… là những bài hay, kết hợp được những tinh hoa bút pháp xưa trong phương thức sáng tác mới. Ở những bài này thơ có cái khỏe khoắn gần đời làm nền tảng vững chắc cho những liên tưởng lãng mạn cất cánh. Nhưng trong các bài thơ thiên về tự sự, thì những mảnh trữ tình ngoài đề hay có của Nguyễn Xuân Sanh thường không gắn lắm, bài thơ trở nên chắp vá, khi đại ngôn, khi sáo mòn: Trong khi đá sỏi đường phà/ Mặc bom, vẫn lối xe qua hai bờ/ Ta cùng nghiêng bóng sông trưa/ Thấy hình lịch sử nghìn xưa soi vào…

Khuynh hướng phấn đấu của Xuân thu nhã tập trong nhiều năm chiến tranh (chống Pháp và chống Mỹ) không được đánh giá cao. Bản thân Nguyễn Xuân Sanh cũng li khai nó, quyết liệt chuyển sang hiện thực, lấy thơ làm vũ khí phục vụ cuộc chiến đấu giành độc lập và thống nhất đất nước. Sau quốc sách đổi mới, các khuynh hướng cách tân lại được phục hồi, với nhiều nhà thơ trẻ. Ý nguyện sáng tạo cách tân thuở xưa ít nhiều xao động trong Nguyễn Xuân Sanh. Ông có nói lại với nhiều tự hào và lưu luyến những mục đích của Xuân thu nhã tập. Nhưng thời gian của riêng ông không còn nhiều để có thể mở lại chặng đi mới cho thơ. 

Hiện nay, ông là người duy nhất còn lại của phong trào Thơ Mới và là biểu tượng của một khuynh hướng cách tân táo bạo có ảnh hưởng vào tiến trình thơ Việt ở thập kỷ 40, thế kỷ XX.
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
Nguyễn Xuân Sanh - người cách tân “Thơ Mới”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO