Nguyễn Xuân Sanh - người cách tân “Thơ Mới”
Truyện - Ngày đăng : 09:58, 08/12/2019
Nguyễn Xuân Sanh năm nay vào tuổi 100. Ông sinh năm 1920 tại Đà Lạt. Quê gốc thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, xuất hiện trong phong trào Thơ Mới, nhưng đường lối thơ ông có nét khác biệt.
Nguyễn Xuân Sanh năm nay vào tuổi 100. Ông sinh năm 1920 tại Đà Lạt. Quê gốc thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, xuất hiện trong phong trào Thơ Mới, nhưng đường lối thơ ông có nét khác biệt. Ấy là lúc dòng thơ lãng mạn tiêu biểu của Thơ Mới đã lên đến đỉnh với các tên tuổi: Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Lưu Trọng Lư… thì một số nhà thơ muốn đẩy thơ lên một nấc cách tân mới hơn, tìm một vẻ đẹp thuần túy cho thơ, một vẻ thơ thuần túy cho cái Đẹp. Trong khuynh hướng ấy, nhóm Xuân thu nhã tập (tên nhóm là tên tờ tạp chí do họ chủ trương) là một lực lượng đáng kể.
Đáng kể vì họ tập hợp được nhiều lĩnh vực: văn, thơ, mỹ thuật, âm nhạc. Nguyễn Xuân Sanh chính là một trong sáu thành viên của nhóm này (còn có Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Lương Ngọc, Đoàn Phú Tứ). Đi tìm một thứ thơ thuần túy, không vụ lợi, Nguyễn Xuân Sanh đã đi từ những bài thơ giản dị, viết vào các năm 1934, 1935: Sáng nay anh lạnh quá em ơi! Bởi gió thu em đã đến rồi đến những bài thơ chịu ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực, hướng vào cõi trực giác, vô thức. Ông khuyên người đọc không nên dùng ý thức, đòi cắt nghĩa, đòi giảng giải tách bạch. Nguyễn Xuân Sanh, trong hướng tìm này, đã có nhiều câu thơ trong trẻo, gợi cảm:
Đáng kể vì họ tập hợp được nhiều lĩnh vực: văn, thơ, mỹ thuật, âm nhạc. Nguyễn Xuân Sanh chính là một trong sáu thành viên của nhóm này (còn có Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Khoát, Nguyễn Lương Ngọc, Đoàn Phú Tứ). Đi tìm một thứ thơ thuần túy, không vụ lợi, Nguyễn Xuân Sanh đã đi từ những bài thơ giản dị, viết vào các năm 1934, 1935: Sáng nay anh lạnh quá em ơi! Bởi gió thu em đã đến rồi đến những bài thơ chịu ảnh hưởng của tượng trưng, siêu thực, hướng vào cõi trực giác, vô thức. Ông khuyên người đọc không nên dùng ý thức, đòi cắt nghĩa, đòi giảng giải tách bạch. Nguyễn Xuân Sanh, trong hướng tìm này, đã có nhiều câu thơ trong trẻo, gợi cảm:
Hãy vớt trầm mai vang nắng gió
Đường xuân rồi khép với chiều tơ
Câu trước hơi tối nghĩa, câu sau thật trong sáng. Giọng thơ rất tươi tắn. Ngay ở những câu thơ khó hiểu, chủ yếu cảm thụ bằng trực giác, chất thơ vẫn lộ một vẻ sáng, tươi trong:
Quỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm mi
Chiều xanh ngát chở dấu xiêm y
Tác giả đã chọn những từ có sức gợi. Sức gợi đúng là nằm ở từng từ, hoa quỳnh, chiều, nhạc, trầm mi, hồn xiêm, y, xanh, ngát, đọng chứ chưa tính đến mối liên kết giữa các từ, tức ý nghĩa của câu. Thi pháp này đã tạo nên những vẻ đẹp bất ngờ cho câu thơ, một vẻ đẹp mơ hồ, khó nắm bắt và rất mê hoặc. Vẻ đẹp của cảm giác và chỉ cảm giác thôi.
Nhóm Xuân thu nhã tập ôm hoài bão thực hiện ba mục đích liên hoàn: trí thức, sáng tạo, đạo lý. Trí thức thúc đẩy sáng tạo để vươn tới Đạo. Có điều trí thức không hình thành từ lý trí, từ tư duy logic mà dựa vào trực cảm, đãi ngộ, minh triết và sáng tạo lấy nền tảng từ vô thức, tiềm thức, giữ dáng vẻ hồn nhiên, thuần khiết, vượt qua mọi quy tắc nhân tạo của thơ Thơ vươn tới Đạo, ở chỗ tồn tại như một hiện tượng thiên nhiên nguyên phát. Xuân thu nhã tập ảnh hưởng vào nhiều ngành nghệ thuật. Riêng thơ, Nguyễn Xuân Sanh tạo dựng thứ thơ không nương tựa vào nghĩa chữ mà dựa vào sức gợi thơ của chữ. Chữ mang chất thơ tinh khôi, nguyên khởi đến cho người.
Ông đã có nhiều câu hay, nhưng thật ra không hẳn đã thoát ly nghĩa chữ. Nhiều người khen câu thơ Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà, dựa vào cách giải thích của Phạm Văn Hạnh: hoa trái bày trên đĩa thay đổi theo mùa, nhìn vào đáy đĩa mà đọc được nhịp đi của năm tháng. ý thơ như vậy là rất khám phá, câu thơ thật sáng tạo. Nhưng khen như thế lại khen vào nghĩa chữ mất rồi. Đây là chỗ lúng túng, thậm chí là không tưởng của Xuân thu nhã tập. Các vị ấy chủ trương thơ chỉ gợi, không truyền đạt ý nghĩa. Nhưng người đọc bao giờ cũng có xu hướng tìm nghĩa để nhận ra thơ. Chúng ta cần tận dụng sức gợi trực giác của chữ, nhưng bao giờ thơ cũng có nhiệm vụ chuyển đi một thông điệp mà nội dung thông điệp, dù rằng có tràn ra ngoài, thì chủ yếu vẫn là đựng trong nghĩa chữ.
Cảm giác thẩm mỹ mà chúng ta thu nhận được từ nhiều câu thơ thuở Xuân thu nhã tập của Nguyễn Xuân Sanh thật ra đều có phần đóng góp của nghĩa chữ, dù là nghĩa rời từng chữ và nghĩa tổng hợp do cộng hưởng của một cụm chữ (chưa nói đến nghĩa do cú pháp mang lại): Nhài đàn rót nguyệt vú đôi thơm/ Tỳ bà sương cũ đựng rừng xa. Câu trên có nghĩa của đàn, của nguyệt, của vú, của thơm. Cái nên thơ tạo nên từ đấy. Câu dưới thì nghĩa chữ tạo nên càng rõ. Chúng ta yêu thơ Nguyễn Xuân Sanh thuở ấy từ những câu thơ hay cụ thể, không bận tâm tới tuyên ngôn của ông. Câu hay nhặt được không ít, nhưng bài hay thì còn hiếm. Tại sao? Phải chăng bài hay là do thẩm định của ý thức chọn lựa, bằng tính logic, tính hệ thống, là những phương tiện tương kỵ với lối thơ trực giác này. Hay là để gợi cảm giác thì cần chi đến bài, quá cồng kềnh, dễ triệt tiêu nhau, đơn vị câu là đủ.
Ông đã có nhiều câu hay, nhưng thật ra không hẳn đã thoát ly nghĩa chữ. Nhiều người khen câu thơ Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà, dựa vào cách giải thích của Phạm Văn Hạnh: hoa trái bày trên đĩa thay đổi theo mùa, nhìn vào đáy đĩa mà đọc được nhịp đi của năm tháng. ý thơ như vậy là rất khám phá, câu thơ thật sáng tạo. Nhưng khen như thế lại khen vào nghĩa chữ mất rồi. Đây là chỗ lúng túng, thậm chí là không tưởng của Xuân thu nhã tập. Các vị ấy chủ trương thơ chỉ gợi, không truyền đạt ý nghĩa. Nhưng người đọc bao giờ cũng có xu hướng tìm nghĩa để nhận ra thơ. Chúng ta cần tận dụng sức gợi trực giác của chữ, nhưng bao giờ thơ cũng có nhiệm vụ chuyển đi một thông điệp mà nội dung thông điệp, dù rằng có tràn ra ngoài, thì chủ yếu vẫn là đựng trong nghĩa chữ.
Cảm giác thẩm mỹ mà chúng ta thu nhận được từ nhiều câu thơ thuở Xuân thu nhã tập của Nguyễn Xuân Sanh thật ra đều có phần đóng góp của nghĩa chữ, dù là nghĩa rời từng chữ và nghĩa tổng hợp do cộng hưởng của một cụm chữ (chưa nói đến nghĩa do cú pháp mang lại): Nhài đàn rót nguyệt vú đôi thơm/ Tỳ bà sương cũ đựng rừng xa. Câu trên có nghĩa của đàn, của nguyệt, của vú, của thơm. Cái nên thơ tạo nên từ đấy. Câu dưới thì nghĩa chữ tạo nên càng rõ. Chúng ta yêu thơ Nguyễn Xuân Sanh thuở ấy từ những câu thơ hay cụ thể, không bận tâm tới tuyên ngôn của ông. Câu hay nhặt được không ít, nhưng bài hay thì còn hiếm. Tại sao? Phải chăng bài hay là do thẩm định của ý thức chọn lựa, bằng tính logic, tính hệ thống, là những phương tiện tương kỵ với lối thơ trực giác này. Hay là để gợi cảm giác thì cần chi đến bài, quá cồng kềnh, dễ triệt tiêu nhau, đơn vị câu là đủ.
Đóng góp của Nguyễn Xuân Sanh từ những thể nghiệm Xuân thu nhã tập là ở chỗ kích thích tìm tòi, không để thơ ngủ quên trên thành công của dòng lãng mạn trước đó, mặt khác, ông cung cấp thêm cho thơ những năng lực khêu gợi tiềm ẩn độc lập trong từng chữ. Tận dụng năng lực này sẽ tạo cho thơ sức lôi cuốn mê đắm, kỳ ảo, là điều rất cần với thơ, nhất là thơ chúng ta hôm nay.
Sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Xuân Sanh có mặt rất sớm trong hàng ngũ các nhà thơ cách mạng. Trong thơ ông có sự thay đổi dữ dội. Ông quyết liệt từ bỏ bầu trời nhiều hư ảo mê đắm để bước những bước chân trần thế vững chãi trên mặt đất. Ông trở về với hiện thực. Hiện thực trong đề tài, hiện thực trong cả cách diễn đạt, nhiều khi lại quá thật thà, nôm na. Ông làm quen có hơi chậm với cách lập ý hiện thực, với tính mạch lạc trong mối liên hệ của các ý thơ. Bài thơ đôi khi chen vào những mạch ý không biết dính vào đâu khá ngộ nghĩnh.
Phải chăng tiếng vọng của thi pháp xưa còn dội lại. Nếu dội lại trong cảm xúc lãng mạn nhiều khi vẫn đắc địa. Trong bài Nhạc rừng Việt Bắc viết năm 1947, những câu đẹp nhất chính là những câu nhiều mơ mộng: Khi nở bụi vàng lên bước chậm/ Nhớ chào con bướm đậu nghiêng lưng hoặc song song đá ngủ bên người lạ/ Thao thức cùng trăng đã mấy tuần. Những năm sau này, Nguyễn Xuân Sanh phấn đấu hiện thực hóa thơ, thơ kể được nhiều chuyện đời, ganh đua với cả báo chí, nhưng từ trong đáy hồn ông, chất trữ tình nhiều lúc lại ánh lên làm sáng cả đoạn thơ:
Phải chăng tiếng vọng của thi pháp xưa còn dội lại. Nếu dội lại trong cảm xúc lãng mạn nhiều khi vẫn đắc địa. Trong bài Nhạc rừng Việt Bắc viết năm 1947, những câu đẹp nhất chính là những câu nhiều mơ mộng: Khi nở bụi vàng lên bước chậm/ Nhớ chào con bướm đậu nghiêng lưng hoặc song song đá ngủ bên người lạ/ Thao thức cùng trăng đã mấy tuần. Những năm sau này, Nguyễn Xuân Sanh phấn đấu hiện thực hóa thơ, thơ kể được nhiều chuyện đời, ganh đua với cả báo chí, nhưng từ trong đáy hồn ông, chất trữ tình nhiều lúc lại ánh lên làm sáng cả đoạn thơ:
Mũi én như bàn tay hứng trăng
Trút ánh đêm thu bãi cát bằng
Sóng vỗ bạc đầu quanh mỏm đá
Dạt dào nghe rõ tiếng đêm chăng?
Các bài Trước xuân thăm chùa Hương, Đà Lạt trăng, Cái nắng Nha Trang, Mũi én… là những bài hay, kết hợp được những tinh hoa bút pháp xưa trong phương thức sáng tác mới. Ở những bài này thơ có cái khỏe khoắn gần đời làm nền tảng vững chắc cho những liên tưởng lãng mạn cất cánh. Nhưng trong các bài thơ thiên về tự sự, thì những mảnh trữ tình ngoài đề hay có của Nguyễn Xuân Sanh thường không gắn lắm, bài thơ trở nên chắp vá, khi đại ngôn, khi sáo mòn: Trong khi đá sỏi đường phà/ Mặc bom, vẫn lối xe qua hai bờ/ Ta cùng nghiêng bóng sông trưa/ Thấy hình lịch sử nghìn xưa soi vào…
Khuynh hướng phấn đấu của Xuân thu nhã tập trong nhiều năm chiến tranh (chống Pháp và chống Mỹ) không được đánh giá cao. Bản thân Nguyễn Xuân Sanh cũng li khai nó, quyết liệt chuyển sang hiện thực, lấy thơ làm vũ khí phục vụ cuộc chiến đấu giành độc lập và thống nhất đất nước. Sau quốc sách đổi mới, các khuynh hướng cách tân lại được phục hồi, với nhiều nhà thơ trẻ. Ý nguyện sáng tạo cách tân thuở xưa ít nhiều xao động trong Nguyễn Xuân Sanh. Ông có nói lại với nhiều tự hào và lưu luyến những mục đích của Xuân thu nhã tập. Nhưng thời gian của riêng ông không còn nhiều để có thể mở lại chặng đi mới cho thơ.
Hiện nay, ông là người duy nhất còn lại của phong trào Thơ Mới và là biểu tượng của một khuynh hướng cách tân táo bạo có ảnh hưởng vào tiến trình thơ Việt ở thập kỷ 40, thế kỷ XX.