Nguyễn Văn Siêu

Phạm Quý Thích – nhà giáo, nhà “Kiều học” tiên phong
Phạm Quý Thích, tên tự là Dữ Đạo, tên hiệu là Lập Trai, biệt hiệu Thảo Đường cư sĩ, sinh ngày 19 tháng 11 năm Canh Thân (tức này 25 tháng 12 năm 1760), người xã Hoa Đường, huyện Đường An (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương), sau dời lên kinh đô Thăng Long, ngụ tại phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương (nay là phường Hàng Vải, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • Vũ Quốc Trân – nhà giáo, nhà văn tài hoa
    Vũ Quốc Trân, chưa rõ năm sinh năm mất, tên tự, tên hiệu, chỉ biết rằng ông sống cùng thời với Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát (giữa thế kỉ XIX), quê gốc làng Đan Loan, huyện Bình Giang (nay thuộc huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương), nhưng dòng họ từ nhiều đời trước đã di cư ra Thăng Long, ngụ ở phường Đại Lợi (cuối phố Hàng Đào ngày nay). Ông tham gia thi nhiều lần và cũng nhiều lần chỉ đỗ đến Tú tài, vì thế nên người đương thời gọi ông là “cụ Mền Đại Lợi” (ý chỉ người đỗ Tú tài nhiều lần ở phường Đại Lợi). Do không đỗ cao, Vũ Quốc Trân quyết định mở trường dạy học tại nhà. Tương truyền, Vũ Quốc Trân nổi tiếng là hay chữ, giỏi ứng đối, dạy học giỏi, học trò nhiều người đỗ đạt.
  • Vũ Nhự - quan chức, nhà giáo hiền tài
    Vũ Nhự, hiệu là Đông Phần, nguyên quán làng Hoa Đường, từ tháng 3-1841, vì kỵ húy bà Hồ Thị Hoa, mẹ vua Thiệu Trị (1841-1847) đổi gọi là Lương Đường; và từ tháng 12-1885, thì lại đổi tên là Lương Ngọc (vì vua Đồng Khánh, 1886-1888, húy là Ưng Đường), huyện Đường An, trấn Hải Dương, trú quán tại phường Kim Cổ, huyện Thọ Xương, tỉnh thành Hà Nội. Ông sinh ngày 28 tháng 6 năm Canh Tý (1840).
  • Trần Văn Vi – người góp công chấn hưng văn hóa Thăng Long đầu thế kỷ XIX
    Trần Văn Vi (chưa rõ năm sinh, năm mất) tự Thận Tư, hiệu Hoài Đông, người phường Đông Các, huyện Thọ Xương (nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Kì thi Hương khoa Ất Dậu năm Minh Mạng thứ 6 (1825) tổ chức tại trường Thăng Long, ông và Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Văn Lý, Vũ Tông Phan cùng đỗ cử nhân. Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), ông được bổ làm Tri phủ Anh Sơn, Nghệ An. Năm 1856, được cử làm Toản tu sử quán, sau được thăng chức Thái bộc tự khanh.
  • Vũ Tông Phan – nhà giáo, nhà thơ xuất sắc
    Ông Nghè Tự Tháp Vũ Tông Phan (1800-1851), đỗ Tiến sĩ (ông Nghè) từ năm 1826, chỉ ra làm quan “nhật xuất” một thời gian sáu, bảy năm ngắn ngủi thôi, Vũ Tông Phan đã “cáo bệnh quy” (lấy cớ ốm đau để về) bên mạn hồ Hoàn Kiếm, mở ngôi trường “Hồ Đình” (trường ven hồ) của mình, trên đất thôn Tự Tháp, cùng huyện Thọ Xương đương thời.
  • Nguyễn Văn Siêu – quan chức, danh nho thông kim bác cổ
    Nguyễn Văn Siêu sinh năm Kỷ Mùi (1799), ban đầu tên là Định, sau đổi là Siêu, tự Tốn Ban, nhân ngôi nhà là nơi ông dạy học có hình vuông nên lấy hiệu là Phương Đình. Năm 20 tuổi, Nguyễn đến tập văn tại trường cụ Phạm Quý Thích. Năm 26 tuổi, Nguyễn bắt đầu lều chõng và đỗ Á nguyên nhưng không xin bổ làm quan mà ở nhà đọc sách, học thêm và dạy trẻ.
  • Nhà thờ Nguyễn Văn Siêu (Khu lưu niệm Nguyễn Văn Siêu)
    Nhà thờ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu ở thôn Kim Lũ tục gọi làng Lủ, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà Nội, nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO