Phố Nguyễn Văn Siêu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

07/05/2018 11:47

Phố Nguyễn Văn Siêu bắt đầu từ cuối phố Chợ Gạo đến đầu phố Ngõ Gạch.

Phố Nguyễn Văn Siêu dài 180m, rộng 6m.

Phố Nguyễn Văn Siêu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đây nguyên là lòng sông Tô Lịch cũ. Sông này vốn từ cửa sông chỗ phố Chợ Gạo qua phố Nguyễn Văn Siêu. Phố Ngõ Gạch cắt ngang phố Hàng Đường, bắt chéo lên phố Hàng Lược, nhập vào dãy hào chạy ngoài tường thành phía bắc - tức phố Phan Đình Phùng ngày nay - lên Bưởi rồi lại quặt xuống mạn Cầu Giấy mà đi về sông Nhuệ. Mùa cạn, dòng sông Tô có lúc chạy từ mạn Bưởi xuống cửa sông nhưng mùa nước lỹ thì lại chảy ngược lại. Vì vậy chỗ cửa sông mới gọi là Giang Nguyên (nguồn sông).

Cho tới trước khi sông Tô bị lấp (1889) bên bờ bắc chỗ cửa sông này là giáp Giang Nguyên thuộc thôn Cổ Lương (như đã nêu ở trên). Bên bờ nam là phường Hà Khẩu thuộc về một tổng khác: tổng Hữu Túc (sau đổi là tổng Đông Thọ). Cho nên ngày nay các dấu vết của thôn Cổ Lương cũ cũng như những di tích thuộc về Nguyễn Văn Siêu đều ở dãy phố phía bắc: nhà số 12-14 là khu nhà cũ của Thần Siêu, nơi đó ông đã mở trường dạy học, đã cho xây một ngôi nhà hình vuông gọi là Phương Đình (tức là đình vuông) để làm chỗ bình văn, số nhà 20 chính là đình cũ của giáp Giang Nguyên, vẫn có bàn thờ ông. Và đình của thôn Cổ Lương thì ở trong ngõ, số nhà 28, từng là nơi mà học trò tứ trấn thường xin ở đậu, ngủ nhờ trong thời gian về Hà Nội nghe thầy Phương Đình giảng bài.

Trước 1890 là phố Hàng Gạch (rue Briques), năm 1928 đổi thành phố Án Sát Siêu, năm 1945 đổi thành phố Phương Đình, năm 1949 đổi thành phố Nguyễn Siêu. Những lần đổi tên sau vẫn giữ nguyên tên này.

Nay thuộc phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm.

Trong những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến, phố này là hậu cứ của Liên khu I. Từ đêm (19/12/1946) đến đêm Trung đoàn Thủ đô rút ra ngoài thành phố (17/2/1947) giặc Pháp chưa hề đặt chân được tới phố này. Và chính đêm rút quân 17/2/1947 phố Nguyễn Văn Siêu là nơi tập kết toàn Trung đoàn, rồi từ đây, quân ta ra chỗ Chợ Gạo, vượt đường Trần Nhật Duật đi sang bãi Phúc Tân, Phúc Xá để đáp đò ngang qua bên kia sông.

Nguyễn Văn Siêu (1799-1872) hiệu là Phương Đình, nguyên quán ở thôn Kim Lũ, nay thuộc xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Từ nhỏ đã dời ra ở giáp Giang Nguyên, thôn Cổ Lương, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ.

Nguyễn Văn Siêu đỗ phó bảng năm 1838, trải làm quan lúc ở kinh đô Huế, lúc ở các tỉnh trong Nam ngoài Bắc, lúc đi sứ nhà Thanh... Năm 1854 đang làm Án sát Hưng Yên, mới 55 tuổi, ông bị bệnh xin về hưu, ở nhà viết sách và dạy học cho tới khi mất.

Ông là bạn thân của Cao Bá Quát và cả hai được đương thời gọi tôn là “Thần Siêu, Thánh Quát”. Nguyễn Văn Siêu để lại nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại: lịch sử, địa lý, kinh tế, văn học và thơ ca.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động văn hoá, giải trí được tổ chức dịp lễ 30/4 - 1/5
    Hà Nội tổ chức gần 20 sự kiện phục vụ du khách và người dân trong 5 ngày nghỉ dịp lễ 30/4 - 1/5/2024, kéo dài từ ngày 19/4 đến 10/5/2024. Theo Sở Du lịch Hà Nội, ngoài thu hút du khách, loạt sự kiện cũng là các gợi ý dành cho người dân Thủ đô không đi chơi xa và muốn tham gia các hoạt động trong ngày.
  • Vài cảm nhận về Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc 2024
    Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc năm 2024 nhận được nhiều sự quan tâm của các nghệ sĩ và người yêu nhiếp ảnh của 15 tỉnh gửi dự thi. Với số lượng ảnh khá lớn, trên 2.200 ảnh gồm cả ảnh đơn và bộ đã phần nào khái quát được mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội tại các địa phương miền núi phía Bắc.
  • Thư viện Hà Nội giới thiệu hơn 300 tư liệu về Tổng Bí thư Trần Phú, Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại thắng mùa Xuân năm 1975
    Hơn 300 tư liệu sách, báo về cuộc đời và sự nghiệp Tổng Bí thư Trần Phú; Chiến thắng Điện Biên Phủ; Đại thắng mùa Xuân năm 1975... được giới thiệu trong cuộc trưng bày của Thư viện Hà Nội tại trụ sở số 2B Quang Trung (quận Hà Đông, TP. Hà Nội).
  • Hàng nghìn người thưởng thức ẩm thực truyền thống Huế với bốn phương
    Hàng nghìn du khách và người dân Thừa Thiên Huế tham gia, thưởng thức các món ẩm thực truyền thống Huế với bốn phương tại Công viên Thương Bạc (TP Huế).
Phố Nguyễn Văn Siêu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO