Nguyễn Văn Giáp – thủ lĩnh xuất sắc của phong trào Cần Vương
Nguyễn Văn Giáp quê làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (Hà Nội ngày nay). Lớn lên đi học, ông thi đậu cử nhân rồi ra làm quan, lần lượt giữ chức nhiều nơi, và cuối cùng được bổ nhiệm làm bố chánh tỉnh Sơn Tây.
“Khí tiết của Ngài,
Sừng sững núi đồi,
Tinh linh của Ngài,
Sáng rực trên trời.
Thù nước còn đó,
Chí lớn chưa nguội”
(Văn tế Nguyễn Văn Giáp)
Bằng mấy câu văn trên đầy tình ưu ái, người chịu trách nhiệm toàn bộ phong trào Cần vương miền Tây Bắc trong những năm cuối thế kỷ XIX là Nguyễn Quang Bích đã nhiệt liệt ca ngợi nhân cách cao đẹp và tóm tắt khá đầy đủ cuộc đời lẫm liệt của nhà văn thân yêu nước Nguyễn Văn Giáp.
Nguyễn Văn Giáp quê làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (Hà Nội ngày nay). Lớn lên đi học, ông thi đậu cử nhân rồi ra làm quan, lần lượt giữ chức nhiều nơi, và cuối cùng được bổ nhiệm làm bố chánh tỉnh Sơn Tây.
Nguyễn Văn Giáp giữ chức bố chánh tỉnh Sơn Tây đúng vào lúc thực dân Pháp đang ráo riết đẩy mạnh âm mưu đánh chiếm toàn bộ Việt Nam. Mặc dù quân Pháp bị đại bại tại Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), tướng giặc Ri-vi-e (Henri Rivière) phải đền tội, tư bản Pháp vẫn không chùn bước. Ngày 15-5-1883, trước khi trận Cầu Giấy nổ ra chỉ có 4 ngày, nghị viện Pháp họp đã nhất trí thông qua ngân sách chiến tranh, gửi thêm quân đội và chiến hạm sang Việt Nam. Từ cuối tháng 7 năm 1883, viện binh Pháp lục tục kéo sang đông thêm. Bọn trùm thực dân hiếu chiến Pháp họp ở Hải Phòng đã liều lĩnh quyết định cùng một lúc đánh thẳng lên Sơn Tây là trung tâm kháng chiến ở ngoài Bắc bấy giờ và đánh vào Huế là nơi đầu não của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Chúng hy vọng với cuộc hành quân trên quy mô lớn lần này có thể bóp chết sức kháng chiến của nhân dân ta trên cả hai mặt trận, và trên cơ sở đó hoàn thành việc đánh chiếm toàn bộ nước ta.
Nhưng thực tế chiến trường đã mở mắt cho bọn xâm lược Pháp! Nếu như cánh quân địch tấn công Thuận An do đô đốc Cuốc-bê (Courbet) chỉ huy đã thành công tương đối dễ dàng, chỉ sau mấy ngày liền nổ súng công phá rồi đổ bộ chiếm đất, sau đó làm áp lực buộc triều đình Huế phải ký bản điều ước ô nhục ngày 25-8-1883 chính thức thừa nhận sự “bảo hộ” của nước Pháp, thì trái lại cánh quân của chúng đánh lên Sơn Tây do tướng Bu-ê (Bouet) chỉ huy đã bị quân dân ta chặn đánh quyết liệt trên đường hành quân suốt mấy ngày liền, buộc chúng cuối cùng phải kéo chạy về Hà Nội vào giữa tháng 8-1883. Lúc này phong trào phản đối lệnh triệt binh của triều đình đầu hàng dâng lên rất cao khắp các tỉnh ngoài Bắc, rất đông quan lại không chịu về Kinh theo lệnh triều đình, mà cương quyết ở lại các địa phương mộ nghĩa dũng đánh giặc. Tình hình nguy ngập đó buộc giặc Pháp từ tháng 10-1883 phải thiết quân luật ở Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình cùng nhiều nơi khác.
Đến đầu tháng 12-1883, nhận thêm đợt viện binh mới từ Pháp sang, Cuốc-bê, lại quyết định đánh Sơn Tây lần thứ hai. Rút kinh nghiệm thất bại hồi tháng 8, và nắm chắc sẽ vấp phải sức chống trả quyết liệt của quân dân ta, lần này giặc Pháp tung ra trận gần 6.000 quân cả Pháp lẫn ngụy, lại có nhiều đại bác và tàu chiến yểm hộ. Xuất phát từ Hà Nội ngày 11 tháng 12, sau gần 6 ngày hành quân gian khổ và tổn thất nặng nề, cuối cùng nhờ có ưu thế và đại bác, giặc Pháp đã chiếm được thành tỉnh Sơn Tây vào tối ngày 16-12-1883.
Thành Sơn Tây mất, như vậy là gọng kìm quan trọng nhất của quân dân ta ngoài Bắc uy hiếp bọn cướp nước bị giam chân ở Hà Nội đã bị bẻ gẫy. Nhưng giặc Pháp không dùng lại ở đó! Sau khi chuẩn bị gấp rút thêm về các mặt, bước vào những tháng đầu năm 1884, chúng lần lượt tung quân đánh chiếm nhiều nơi khác: Bắc Ninh (12-3), Thái Nguyên (19-3), Hưng Hóa (12-4). Tuần phủ kiêm trấn thủ Hưng Hóa Nguyễn Quang Bích, sau khi thành mất đã rút quân sĩ về hai huyện Tam Nông và Cẩm Khê (Phú Thọ) phối hợp với quân Cờ đen và số quân Thanh có mặt trên chiến trường Bắc Kỳ lúc đó để cố giữ. Còn bố chánh Sơn Tây Nguyễn Văn Giáp thì trước đó, khi Sơn Tây thất thủ, cũng tạm rút vào vùng Lâm Thao (Phú Thọ), tập hợp nghĩa quân chống Pháp trong vùng lưu vực sông Thao. Giặc Pháp đã xác nhận rằng: “Cố thủ trong vùng núi giữa lưu vực hai sông Hồng và sông Đà, Bố Giáp đã cầm cự lâu dài với chúng ta (chỉ giặc Pháp)”. Đến nay, nghe tin Nguyễn Quang Bích đang tìm cách xây dựng cơ sở chiến đấu lâu dài ở vùng Cẩm Khê (Vĩnh Phú), ông kéo quân về hiệp lực. Căn cứ vào tờ tâu gửi về nước của tổng đốc Vân Quý (Vân Nam và Quý Châu) là Sầm Dục Anh đề ngày 20 tháng 11 năm Quang Tự 10 (đối chiếu dương lịch là ngày 6 tháng 12 năm 1884) thì giặc Pháp lúc đó chủ yếu là đóng giữ các thành mới chiếm được, ngoài ra các nơi đều do nghĩa quân quản lý: “Hiện tại, phủ An Bình, châu Lục Yên, châu Chiêm Hóa và các tổng Liên Sơn, Đồng Yên, Trung Môn, Yên Lĩnh, ngoài thành Tuyên Quang, cho đến các huyện Châu An, Văn Chấn, Yên Lập thuộc Hưng Hóa, hai huyện Thanh Ba, Hạ Hòa thuộc Sơn Tây, đều đã thu phục, trăm họ cày cấy, chợ búa như thường” (E. Daufès: Đội lính khố xanh Đông Dương từ khi thành lập đến ngày nay. Tập I - Bắc Kỳ, Avignon, 1933)...
Cũng qua tờ tâu đó, còn được biết thêm lúc này “bố chánh Sơn Tây Nguyễn Văn Giáp đem mấy trăm lính Việt đến theo cùng với tuần phủ Hưng Hóa Nguyễn Quang Bích và sơn phòng chánh sứ Phạm Văn Địch chia nhau đi chiêu dụ và làm hướng đạo” (Tờ tấu của Tổng đốc Vân Quý Sầm Dục Anh, ngày 20 tháng 11 năm Quang Tự 10. Trung – Pháp chiến tranh tư liệu, Tập 6. Trung Quốc sử học hội xuất bản. Bắc Kinh, 1957)...
Giặc Pháp, sau khi chiếm thành Hưng Hóa đã củng cố nơi đây làm bàn đạp tiến đánh sâu vào các vùng. Nhiều trận kịch chiến đã diễn ra bất lợi cho chúng, như trận đánh vào huyện Cẩm Khê ngày 28-1, hay trận đánh vào xã Sơn Vi (Lâm Thao) ngày 2-2-1885, cả hai lần nghĩa quân đều đã đánh lui giặc, buộc chúng phải rút về Hưng Hóa cố thủ. Trong cả hai lần chiến thắng đó, Nguyễn Văn Giáp với đội nghĩa quân của ông đã có phần đóng góp xứng đáng... Tiếp đó, trên đà phấn chấn, nghĩa quân đã phối hợp với các lực lượng quân Thanh trong vùng tiến lên tiêu diệt bọn giặc chiếm đóng ở Diến Vượng (tức Đồn Vàng), và các trại thuộc hai huyện Thanh Sơn, Thanh Thủy, liên tiếp tấn công cửa Mai Chi, thành Hưng Hóa, các trại Hạc Giang, Việt Trì, thu phục huyện Bất Bạt cùng hai phủ Quảng Oai, Quốc Oai. Trong tháng 3 năm Quang Tự 11 (4-1885), nghĩa quân của Nguyễn Văn Giáp cũng thu phục được phủ Vĩnh Tường (Tờ tấu của Tổng đốc Vân Quý Sầm Dục Anh,ngày 20 tháng 11 năm Quang Tự 10. Trung – Pháp chiến tranh tư liệu. Bắc Kinh, 1957)...
Lúc này, tư bản Pháp đã dùng áp lực quân sự buộc phong kiến triều Thanh lần lượt ký hết quy ước Thiên Tân (11-5-1884) đến hiệp định đình chiến (4-4-1885), rồi điều ước Thiên Tân (9-6-1885) hoàn toàn nhượng bộ trong vấn đề Việt Nam - cụ thể là rút hết quân lính về nước và cam kết từ đây không để vượt qua biên giới, không phản đối những hiệp ước đã, hay sẽ ký kết giữa Pháp với triều đình Huế. Chúng lại lợi dụng tình trạng suy đốn của triều đình Huế để buộc phải nhượng bộ thêm bước nữa, ký hàng ước ngày 6-6-1884 đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu cho nền đô hộ Pháp trên đất nước Việt Nam. Trong những điều kiện có lợi như vậy, giặc Pháp càng nôn nóng muốn dốc toàn lực để giải quyết gấp vấn đề Việt Nam.
Ngày 27 tháng 6 năm 1885, tướng giặc Cuốc-xy (De Courcy) kéo quân vào Huế. Trước âm mưu lộ liễu của giặc Pháp cố tình bóp chết phái kháng chiến còn lại trong triều đình Huế, và cũng để giành phần chủ động, đêm 4-7-1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công vào các căn cứ giặc. Nhưng do sự chuẩn bị chưa được đầy đủ, kẻ thù lại có ưu thế về vũ khí, nên mặc dù chiến đấu vô cùng dũng cảm, cuối cùng quân ta vẫn thất bại. Tờ mờ sáng hôm sau (5-7-1885) Tôn Thất Thuyết phải rước vua Hàm Nghi chạy ra phía Bắc, tính kế kháng chiến lừu dài, để lại sau lưng kinh thành Huế chìm ngập trong máu lửa. Tại sơn phòng tỉnh Quảng Trị (thành Tân Sở, huyện Cam Lộ), Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa nhà vua xuống chiếu kêu gọi văn thân và nhân dân toàn quốc đứng dậy chống Pháp (Chiếu Cần vương lần thứ nhất, ngày mồng 2 tháng 6 năm Ất Dậu, 13-7-1885)... Đồng thời còn xuống dụ khai phục nguyên hàm và thăng chức cho một số văn thần, võ tướng ngoài Bắc bấy lâu nay vẫn kiên trì kháng chiến, bất chấp mệnh lệnh triệt binh triều đình ban bố dưới áp lực của thực dân Pháp. Chính trong dịp này, cùng với việc tuần phủ Hưng Hóa Nguyễn Quang Bách được phong chức Lễ bộ Thượng thư sang Hiệp thống Bắc Kỳ quân vị đại thần, tước Thuần trung, được pháp quan văn từ tham tán, quan võ từ đề đốc trở xuống, được quyền “liệu nghi lục dụng” và được ủy cho việc cầm quốc thư sang triều Thanh cầu viện, Bố chánh Nguyễn Văn Giáp cũng được thăng chức Tuần phủ Sơn Tây kiêm sung Tham tán hiệp đốc Bắc Kỳ quân vụ, hai người có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với nhau để lãnh đạo phong trào kháng chiến toàn vùng (Quốc thư của vua Hàm Nghi gửi Tổng đốc Vân Quý, Trung – Phỏp chiến tranh tư liệu. Quyển 7, 1957)... Cho nên ngay sau khi Nguyễn Quang Bách lên đường đi sứ (19-8-1885) thì Nguyễn Văn Giáp trực tiếp nắm quyền chỉ huy tối cao.
Lúc này, sau khi đã loại trừ được cảnh kháng chiến trong triều và nắm chặt được bè lũ phong kiến bán nước thông qua tên vua bù nhìn Đồng Khánh, giặc Pháp ra sức đẩy mạnh hoạt động quân sự trên chiến trường Bắc Kỳ. Tướng giặc Cuốc-xy (De Courcy) chuẩn bị ráo riết một cuộc hành quân lớn vào Thanh Mai, một trung tâm kháng chiến do Nguyễn Văn Giáp cầm đầu nằm lọt giữa hai con sông Thao và sông Lộ, trên đường từ Việt Trì đi Hưng Hóa. Từ đầu tháng 10-1885, ba binh đoàn giặc có nhiều đại bác và pháo hạm yểm trợ do tướng Gia-mông (Jamont) cầm đầu đã bao vây Thanh Mai từ ba mặt. Trận đánh bắt đầu từ ngày 21, liền sau khi địch vượt qua sông Lô và sông Thao, rồi diễn ra liên tiếp trong những ngày 22 và 23. Sáng ngày 24, địch bắt đầu tổng công kích Thanh Mai. Nhưng sau khi đại bác dọn đường, ba binh đoàn hùng hổ xông vào thì thấy rằng “quân phiến loạn (chỉ nghĩa quân) đã rút ra khỏi Thanh Mai từ đêm rồi, không biết bằng con đường nào” (Lịch sử quân sự xứ Đông Dương. Bộ Tham mưu, H., 1922)...
Trước sức tấn công ồ ạt của kẻ thù, Nguyễn Văn Giáp đã kịp thì rút toàn bộ số quân dưới quyền lên phía tây bắc, về hướng Tuần Quán. Tuần Quán là một vị trí nằm trên sông Thao, phía dưới Yên Bái độ vài dặm. Nắm chắc nghĩa quân đã rút về củng cố phòng thủ nơi đây, tháng 2-1886 tướng giặc Gia-me (Jamais) kéo 4 binh đoàn ồ ạt tiến lên truy kích. Dọc đường hành quân, chúng đã bị nghĩa quân bám sát đánh mạnh, tiêu hao nặng nề. Nhưng cuối cùng, chúng vẫn chiếm được Tuần Quán, sau đó đóng đồn ở Yên Bái, Trái Hút, Phố Lu, Văn Bàn và đèn cuối tháng 3 thì chiếm cả Lào Cai. Trước tình hình khó khăn đó, Nguyễn Văn Giáp một lần nữa lại vượt sông Thao lùi về đóng trong vùng rừng già thuộc huyện Yên Lập giữa đường Hưng Hóa - Cẩm Khê (Phú Thọ)... Sau các trận cuối tháng 1 và đầu tháng 2-1886, Nguyễn Văn Giáp phải hợp quân với Nguyễn Quang Bích kéo vào đồng giữ miền Tam Mãnh. Căn cứ vào từ tiểu ngày 13-3 năm Quang Tự 11 (4-1885) của tổng đốc Văn Quỷ là Sầm Dục Anh thì đất Tam Mãnh - Thập Châu bắc giáp Vân Nam, phía tây bắc chạy tới Nguyên Giang (thượng lưu sông Hồng), phía tây nam tiếp giáp Thượng Lào, là một nơi hiểm yếu vào bậc nhất của Việt Nam.
Chính trong thời gian này Nguyễn Văn Giáp đã cùng một số quan lại văn thân đúng tên vào tờ bẩm gửi cho tổng đốc Văn Quý là Sầm Dục Anh kịch liệt tố cáo tội ác bè lũ cướp nước và bán nước, đồng thời tỏ rõ chỉ hướng nhất định đánh đuổi giặc nước đến cùng (Tờ bẩm của văn thân Bắc Kỳ gia tổng đốc Vân Quý, Trung – Pháp chiến tranh tư liệu - Quyển 7, 1957).
Đại bản doanh của Nguyễn Văn Giáp lúc này đặt ở Tiên Động, giữa Tứ Mỹ (Tam Nông) và Cẩm Khê, từ căn cứ này ông vẫn thường xuất quân đánh bọn Pháp ở đồn Cẩm Khê và các đồn giặc dọc sông. Ngày 18 tháng 6 năm 1886, tướng giặc Gia-me kéo đại quân vào chiếm Tiền Động. nhưng ngay sau đó thì phải rút lui vì sợ bị nghĩa quân bao vây tiêu diệt. Bố Giáp lại trở về Tiên Động. Không đầy 5 tháng sau, căn cứ này lại bị giặc chiếm lần thứ hai (1-11-1886). Lần này giặc Pháp vẫn không đám đóng lại ở đây lâu, nên sau khi đốt phá thì rút đi. Nhận thầy tiếp tục đồng giữ nơi này sẽ không có lợi vì kẻ thù đã thông tỏ đường đi lối lại, Nguyễn Văn Giáp quyết định rút về Đại Lịch (châu Văn Chấn, tỉnh Yên Bái). Giặc Pháp cho quân đuổi theo. Vào cuối tháng 12-1886 binh đoàn địch do đại tá Brít-xô (Brissaud) cần đi quét lại suốt cả hai huyện Văn Bàn và Văn Chấn. Ngày 2-1-1887, khi Brít-xô đang cho quân men theo lưu vực Ngòi Ván thì bị bộ phận nghĩa quân của Nguyễn Văn Giáp đóng giữa Đèo Go giữa Yên Lương và Cẩm Khê gần mé sông Thao chặn đánh kịch liệt. Một trận ác chiến đã xẩy ra. Tên trung úy Bô-đanh (Baudin) bị trọng thương. nhưng địch vẫn liều mạng vượt qua Đèo Go, thọc sâu vào căn cứ. Một cuộc ác chiến thứ hai lại xẩy giữa đôi bên tại đèo Hạn Bài, nhưng cuối cùng, giặc Pháp vẫn đột nhập được vào Đại Lịch (3-1-1887). Nguyễn Văn Giáp đã kịp thời chuyển quân vào lập căn cứ ở cánh đồng Nghĩa Lộ thuộc địa hạt châu Văn Chấn. Các trận chiến đấu trên tất nhiên có làm cho lực lượng nghĩa quân suy giảm đi ít nhiều nhưng thanh thế nghĩa quân vẫn tiếp tục mở rộng. Bọn Pháp đã phải xác nhận vào năm 1887 “Bố Giáp vẫn tiếp tục cai trị cả vùng Thanh Hóa đạo”, tức vùng giữa hai sông Thao và sông Đà (Lịch sử quân sự xứ Đông Dương. Bộ Tham mưu, H., 1922)...
Căn cứ mới Nghĩa Lộ hình thế rất hiểm trở: ở giữa là cánh đồng ba tổng bằng phẳng, rộng chừng vài ngàn mẫu, có hai con ngòi lớn bọc quanh, đất đai màu mỡ, thóc lúa tràn đầy, đủ cung cấp lương thực cho việc binh. Bốn bề vách núi cao như thành, các ngả ra vào đều là đường núi hiểm trở, có đèo cao trấn ngự và suối sâu chở che. Dân cư trong vùng cư tụ rất trù mật, lại vốn giầu lòng yêu nước chống giặc, bảo đảm nguồn nhân lực cần thiết cho nghĩa quân trong chiến đấu.
Tháng 11-1887, một toán địch liều lĩnh bí mật tìm đường vào Nghĩa Lộ, rồi bất thần ập đến, Nguyễn Quang Bích và Nguyễn Văn Giáp phải tạm lánh vào ở nhà đồng bào Mèo quanh vùng. Nhưng chỉ vài ngày sau, toán địch đó đã bị đánh bật ra khỏi căn cứ và trên đường rút chạy đã bị nghĩa quân đón đánh tiêu hao nặng. Khi quân giặc đã bị đánh lui, Nguyễn Văn Giáp trở về đồn thì bị bệnh trầm trọng rồi mất (tháng 10 năm Đinh Hợi, đối chiếu dương lịch là tháng 11-1887). Tại quân thứ, trước đông đảo các tướng lĩnh và nghĩa quân, Nguyễn Quang Bích đã đọc bài văn tế nhiệt liệt ca ngợi khí tiết hào hùng của Nguyễn Văn Giáp và tỏ lòng tiếc thương vô hạn người bạn chiến đấu thân cận nhất:
Than ôi!
Anh hùng đâu vắng?
Cây ngọc chôn vùi!
Mây trời ảm đạm,
Cảm niệm ngậm ngùi!...
Gặp thời biến loạn,
Mong để đền bồi.
Đưa quân Cần vương,
Vấp mãi không lùi.
Hội nghị đồng ý,
Cứ hiểm đợi thời.
Bệnh tình trầm trọng,
Thời vận chơi vơi.
Đương con binh hỏa,
Dưỡng bệnh một nơi.
Quân giặc vừa rút,
Tướng tinh đã rời.
Âm u gió bấc,
Mù mịt bể khơi...
Chiến trường ai mở?
Thảm kịch ai bày?
Nhiều người hèn nhát,
Nước dạt sóng dồi.
Chỉ huy tướng công,
Sẵn có tướng tài.
Trung hưng danh tướng,
Khấu, Đặng sánh vai.
(Văn tế Nguyễn Văn Giáp)
Trong bài văn tế, Nguyễn Quang Bích đã ví Nguyễn Văn Giáp như Khấu Tuân và Đặng Vũ là hai danh tướng đời Đông Hán, đã giúp Hán Quang Vũ khôi phục cơ đồ. Chủ tướng Nguyễn Văn Giáp tuy đã mất, nhưng đội nghĩa quân trực tiếp dưới quyền ông không vì thế mà ngừng chiến đấu. Trong các đợt tấn công sau đó vào Nghĩa Lộ, giặc Pháp vẫn vấp phải sức chống cự quyết liệt của đội nghĩa quân này. Tháng 4 năm 1888, nhận được thêm viện binh từ Nam Kỳ gửi ra, chúng đã chia làm hai mũi từ Ngòi Bút và Ngòi Lao ồ ạt xông vào. Đội nghĩa quân của Nguyễn Văn Giáp đóng chốt trên đường độc đạo, hai bên có vách núi đá sừng sững, chặn đánh quyết liệt, làm cho chúng thiệt hại nặng phải rút lui. Sức chiến đấu bình tĩnh và hiệu quả của nghĩa quân đã làm cho bọn Pháp lầm tưởng rằng vị chỉ huy còn sống, và khẳng định rằng phải đến “ngày 28-41888 thì Nguyễn Văn Giáp mới bỏ hẳn căn cứ Đèo Hát” án ngữ con đường vào Nghĩa Lộ. Cuối cùng Nghĩa Lộ đã bị giặc Pháp chiếm vào tháng 9-1888. Nhưng trong tháng 11-1889, trên đường hành quân càn quét, đội quân của tên thiếu tá Pen-nơ-canh (Pennequin) vẫn còn đụng độ với nghĩa quân Bố Giáp ở Bản Co (18-11-1889). Nghĩa quân tuy bị đánh lùi, nhưng ngay sau đó đã bao vây uy hiếp ngặt nghèo các đồn Nghĩa Lộ và Tú Lệ trong suốt tháng 11, buộc Pen-nơ-canh phải kéo quân lên lần thứ hai để giải vây cho đồng bọn vào cuối tháng 12 năm đó (Chabrot: Các cuộc hành quân ở Bắc Kỳ (Opérations militaires au Tonkin), Paris, 1896)...
Như vậy là Nguyễn Văn Giáp tuy mất từ tháng 11-1887, nhưng sự nghiệp cứu nước của ông vẫn được các bạn bè đồng chí của ông kiên trì tiếp tục, trong số đó đáng chú ý nhất là Đốc Ngữ (Nguyễn Đức Ngữ) cũng là một người con ưu tú của Hà Nội. Thật đúng với lời cầu nguyện thành kính của Nguyễn Quang Bích trước bàn thờ Nguyễn Văn Giáp: “Xin giúp tướng sĩ – Giết loài lang sài”./.
Theo Danh nhân Thăng Long - Hà Nội