Người say đắm văn chương, người tương tư… thơ ca

Bùi Việt Thắng| 12/09/2019 08:23

Có lẽ tôi cần giới thiệu với bạn đọc đôi nét về tác giả Nguyễn Thị Thiện - nhân vật mà tôi gọi là “người say đắm văn chương”, hay “người tương tư... thơ ca”.

Người say đắm văn chương, người tương tư… thơ ca

1. Có lẽ tôi cần giới thiệu với bạn đọc đôi nét về tác giả Nguyễn Thị Thiện – nhân vật mà tôi gọi là “người say đắm văn chương”, hay “người tương tư... thơ ca”. Tác giả Nguyễn Thị Thiện quê ở xã Hương Ngãi, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị vốn là giáo viên dạy văn, từng giữ chức Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thạch Thất, Hà Nội. Năm 2011, nhận sổ hưu, như lẽ thường tình chị sẽ tham gia các câu lạc bộ dành cho người cao tuổi hay đi du lịch tứ xứ. Nhưng chị có sân chơi riêng của mình vốn đã được chuẩn bị kỹ càng từ trước – văn chương/ thơ ca. 

Là người làm nghề dạy học và hoạt động văn học, tôi đánh giá cao nhiệt tình và năng lực của người đồng nghiệp Nguyễn Thị Thiện. Chị là cộng tác viên của các báo: Giáo dục và thời đại, Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thủ đô, Người cao tuổi, An ninh Thủ đô, Hà Nội mới cuối tuần, Người Hà Nội, tạp chí Thơ (Hội Nhà văn Việt Nam)... Tuy tiếp xúc và quen biết chưa lâu, nhưng tôi thực sự quý mến tình người, tình yêu văn chương hiếm thấy của một người phụ nữ đã bước qua tuổi 60. Cổ nhân xưa có câu “hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”, và tôi thấy thật đúng trong trường hợp này. Tôi cũng biết chị đã từng tiếp xúc và chiếm được cảm tình của các văn nhân có tiếng như: Hồ Phương, Nguyễn Đình Chú, Hữu Thỉnh, Nguyễn Bắc Sơn, Thanh Thảo, Lê Thành Nghị, Trần Đăng Khoa, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Nguyễn Sỹ Đại, Đoàn Thị Lam Luyến, Nguyễn Thị Mai... Đặc biệt, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Lạc, nay đã hơn 80 tuổi, nhưng tác phẩm nào của Nguyễn Thị Thiện xuất bản, ông cũng có sự chia sẻ kịp thời (viết lời giới thiệu hoặc tham dự ra mắt sách) với cô học trò giỏi giang của mình năm xưa. 

Nguyễn Thị Thiện rất thân thiện và hướng thiện. Chị sống chan hòa, khiêm nhu nên dễ hòa đồng, dễ tạo được mối thiện cảm với người khác, dù chỉ gặp lần đầu. Lưng vốn văn chương của chị tuy chưa đồ sộ, dày dặn được như người khác nhưng khi xuất hiện thì dồn dập, ấn tượng. Chỉ trong vòng 2 năm (2018 - 2019), chị ra mắt liên tiếp 4 tác phẩm: 3 tập bình thơ (Trang thơ - Trang đời, Tình quê tình người tập 1 và tập 2) và 1 tập truyện ngắn Những bài học đắt giá. Mới đây (ngày 18/8/2019), chị còn tổ chức lễ ra mắt sách tại gia cho đứa con tinh thần mới nhất - Tình quê tình người (giới thiệu và bình thơ, tập 2). Hôm đó, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Lạc, nhà văn Nguyễn Bắc Sơn, hai nhà thơ nữ Đoàn Thị Lam Luyến, Nguyễn Thị Mai và tôi cùng bạn bè văn chương đủ các lứa tuổi của cô giáo Nguyễn Thị Thiện cũng đã đến tham dự và góp vui cùng tác giả.

2. Người ta nói trong cuộc sống và công việc biết vận dụng sở trường, hạn chế sở đoản rất quan trọng. Rõ ràng sở trường của Nguyễn Thị Thiện là giới thiệu và bình thơ, nên 3 trong 4 tác phẩm đã công bố của chị gắn liền, dành cho thơ. Hơn 90 bài bình thơ chia đều trong 3 tập sách của Nguyễn Thị Thiện đủ bằng chứng để nói rằng đây là người say đắm... văn chương và là người tương tư... thơ ca. Hãy thử dạo trong khu vườn bình thơ của Nguyễn Thị Thiện, để xem chị đã “chạm” được vào thơ như thế nào? Châm ngôn Pháp có câu “Hãy cho tôi biết những người bạn của bạn tôi sẽ nói đúng về bạn”. Phỏng theo câu đó, tôi nói “Hãy cho tôi biết anh/ chị bình thơ ai tôi sẽ nói được về tạng văn của anh/ chị”.
Nếu hơn 90 bài bình thơ, bạn đọc chỉ thấy những tên tuổi lạ lẫm, những bài thơ được bình ở mức trung bình thì coi như sự bình thơ “thất bại toàn tập”. Nhưng may mắn cho bạn đọc, trong 3 tác phẩm bình thơ của tác giả Nguyễn Thị Thiện đã lóe sáng những tên tuổi của nền thơ hiện đại Việt Nam: Nguyễn Đình Thi, Lê Anh Xuân, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Sỹ Đại, Lê Đình Cánh, Phan Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Mai, Trần Nhuận Minh, Nguyễn Quang Thiều, Đoàn Thị Lam Luyến, Trần Hòa Bình, Vương Trọng, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Lê Thành Nghị, Xuân Quỳnh, Lê Thị Mây, Nguyễn Thị Hồng Ngát,... 

Bước thứ hai để thẩm định người bình thơ, chúng ta sẽ “soi xét” xem tác giả đã lựa chọn phương pháp tiếp cận thơ nào, đã vận dụng hình thức bình thơ nào? Dĩ nhiên chúng ta không đòi hỏi một trình độ chuyên nghiệp bình thơ như Xuân Diệu trước đây, Vũ Quần Phương hiện nay. Đó là lối bình thơ của những nghệ sĩ ngôn từ danh tiếng. Chúng ta cũng không đòi hỏi Nguyễn Thị Thiện bình thơ tài hoa như Chu Văn Sơn (1962 - 2019). Rõ ràng, Nguyễn Thị Thiện bình thơ, theo tôi, có mục đích thực tế trước hết là phục vụ công việc dạy văn ở trường phổ thông. Bởi thế, tác giả hướng tới quảng đại bạn đọc ở cái ngưỡng trong sáng vào đời, chưa lấm bụi trần, chưa qua bể dâu, chưa hận thù ai, còn nhiều những mơ ước,... Tôi nghĩ, đó là một biệt sắc trong công việc bình thơ của Nguyễn Thị Thiện. Tôi nêu một ví dụ nhỏ. Trong Tình quê tình người (giới thiệu và bình thơ, tập 2), tác giả mở đầu liên tục bình các bài thơ Quê hương Việt Nam của Nguyễn Đình Thi (Tình yêu tha thiết và tự hào quê hương đất Việt),  Yêu lắm quê hương của Hoàng Thanh Tâm (Yêu lắm quê em, Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò), Phú Thọ quê mình của Trần Thị Phượng (Mến yêu, tự hào Phú Thọ quê mình). Ngẫu nhiên hay tất nhiên? Bạn đọc có thể tự rút ra câu trả lời. Tôi đã hơn một lần nghe thấy, đọc thấy câu: “ở đâu sung sướng ở đó là quê hương”(!?). Vậy nên, đọc bình thơ của Nguyễn Thị Thiện tôi trân trọng hàng đầu ý thức công dân cao cả của tác giả, trân trọng tình cảm “dĩ công vi thượng” của một cô giáo dạy văn, dù đang đương chức hay nghỉ hưu vẫn thực hành nhiệm vụ của một “kỹ sư tâm hồn”. Tôi nghĩ, trong một chừng mực nào đó có thể coi Nguyễn Thị Thiện là một cây bút có ý thức và năng lực chắt chiu, vun vén cái đẹp trong một thế giới hiện thực không thể nói là không hỗn mang.
Sẽ có người hỏi, thế còn truyện ngắn của tác giả Nguyễn Thị Thiện? Như đã viết ở trên, tôi muốn trong bài báo nhỏ chỉ nói về sở trường của tác giả này. Còn truyện ngắn của Nguyễn Thị Thiện? Xin dành cho một bài viết khác sắp tới.
(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Triển lãm "Cộng đồng kiến tạo": Vinh danh những đóng góp giá trị cho xã hội
    Sáng 22/11, tại sân Bái Đường, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm "Hành động vì cộng đồng" - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
  • Đồng chí Nguyễn Việt Phương giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội
    Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì Nguyễn Việt Phương được điều động đến công tác tại Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội, giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa XVII.
Đừng bỏ lỡ
Người say đắm văn chương, người tương tư… thơ ca
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO