Văn hóa – Di sản

Ngô Sĩ Liên – sử gia xuất sắc thời trung đại

Anh Chi 30/11/2023 17:27

Ngô Sĩ Liên là một danh nhân lịch sử thời Lê sơ, người thôn Ngọc Giả, xã Chúc Lý, huyện Chương Đức xưa, nay là thôn Chúc Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ, thủ đô Hà Nội. Các thư tịch xưa còn lại và nhiều công trình khảo cứu của những đời về sau đều ghi nhận ông là tác giả rất lớn để lại cho hậu thế bộ sách quan trọng bậc nhất trong kho tàng tri thức nước Việt ta, là tác phẩm Đại Việt sử ký toàn thư gồm 15 quyển.

Nhưng các thư tịch và những công trình ấy đều mới cho biết về quê quán của Ngô Sĩ Liên; cho biết ông làm quan triều Lê Thái Tông (1434-1442), đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất (1442), làm Đô ngự sử triều Lê Nhân Tông (1443-1459); cho biết triều Lê Thánh Tông (1470-1497), được vua sai làm Sử quán tu soạn và soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Còn về năm sinh, năm mất và những hành trạng cũng như sự nghiệp của Ngô Sĩ Liên, thì còn là một khoảng trống lớn. Cho đến nửa sau thế kỷ XX, các nhà khảo cứu đã bỏ nhiều công sức nhằm bù đắp khoảng trống đó, nhưng vẫn bế tắc... Việc đã được khai thông một cách bất ngờ, qua một cuốn gia phả của dòng họ Nguyễn Nhữ Soạn. Như sách Một số vấn đề văn bản học Hán Nôm (1983) cho biết, cuốn Nguyễn gia gia phả đó hiện được lưu giữ tại Viện Hán Nôm, ghi gia phả của họ Nguyễn Nhữ Soạn, em cùng cha khác mẹ với Nguyễn Trãi. Trước, Nguyễn Phi Khanh lấy bà Trần Thị Thái, sinh ra Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Phi Ly...; sau, ông lấy người con gái họ Nhữ, sinh ra Nguyễn Nhữ Soạn và Nguyễn Nhữ Thạch. Chính cuốn Nguyễn gia gia phả cho ta biết một điều chưa từng nhà nghiên cứu nào ngờ tới là Ngô Sĩ Liên đã từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1416-1427)!

Bản Nguyễn gia gia phả chúng tôi trích ở đây do Sử gia - nhà văn Tạ Ngọc Liễn dịch. Gia phả viết: “Lê Thái Tổ cao hoàng đế khởi nghĩa ở núi Chí Linh, tổ ta (Nguyễn Nhữ Soạn) với Ngô Sĩ Liên cùng làm thư ký ở Lam Sơn...”. Trong thời gian năm 1423 đến 1424, lực lượng nghĩa quân Lam Sơn còn yếu, lại thiếu thốn lương thực, phải tạm hòa hoãn để củng cố lực lượng. Ngô Sĩ Liên là người đã đi thương lượng với giặc. Nguyễn gia gia phả ghi: “Động chủ (tức Lê Lợi quay về núi Chí Linh, lương hết hai tháng, Động chủ cho tổ ta (Nguyễn Như Soạn) dụ bảo ba quân, giết voi bốn con để khao quân. Kỷ luật nghiêm ngặt chặt chẽ hơn. Chém tướng bỏ trốn,... sai bầy tôi thân cận là bọn Ngô Sĩ Liên, Lê Trăn đi hoàn thành hòa ước...”. Đến đầu năm 1427, nghĩa quân vây hãm giặc ở thành Đông Quan. Vương Thông phải lập kế cầu hòa. Ngô Sĩ Liên là người được Lê Lợi cử đi sứ, như Nguyễn gia gia phả ghi: “Động chủ dời quân đến doanh Bồ Đề, Ngân Giang, cùng với tướng giặc Minh đổi lũy, sai tổ ta cùng Ngô Sĩ Liên thông sứ hai nước giao hảo”. Ngô Sĩ Liên còn là người có tài năng trong việc binh, như Nguyễn gia gia phả ghi: “An Viễn hầu nhà Minh dẫn quân năm vạn ngựa nghìn con, theo đường Quảng Hóa tới cứu viện Đông Quân, Động chủ triệu hồi tổ ta đốc sửa đóng ở cửa Bắc, lệnh cho Tam Giang, Tam Đới hăng hái đánh giặc.Quân Minh vỡ to, Tổng binh nhà Minh Liễu Thăng, Đô đốc Thôi Tụ, Thượng thư Hoàng Phúc, dẫn quân ba chục vạn ngựa ba vạn theo cửa Chi Lăng tới, Ngô Sĩ Liên tiên đoán biết, báo trước. Động chủ dựng lầu ở bờ bắc Lô Giang...”. Như vậy, Ngô Sĩ Liên là người sớm tham gia nghĩa quân Lam Sơn, trực tiếp nằm gai nếm mật trong cuộc chiến chống quân Minh. Chính nhờ vậy mà ông đã viết được đầy đủ, chính xác, chân thực về cuộc kháng chiến này trong sách Đại Việt sử ký toàn thư và trong cả sách Lam Sơn thực lục, một pho sử rất quan trọng và chuẩn mực mà chính Lê Thái Tổ trực tiếp viết bài tựa. Từ xưa trước, chưa từng có thư tịch nào nói rằng Nguyễn Trãi hay Lê Lợi viết Lam Sơn thực lục, ngay cả trong Đại Việt sử ký toàn thư. cũng ghi rõ: “Tân Hợi, Thuận Thiên năm thứ 4 (1431)... Tháng 12, vua sai làm sách Lam Sơn thực lục, vua tự làm bài tựa, ký là Lam Sơn Động chủ”. Vậy mà, đến năm 1944, Nhà sách Tân Việt xuất bản Lam Sơn thực lục, bản dịch ra Việt ngữ của Mạc Bảo Thần, đã ghi tên tác giả là Nguyễn Trãi (!). Rồi tới năm 1976, Ty Văn hóa Thanh Hóa in cuốn Lam Sơn thực lục, bản mới phát hiện của Nguyễn Diên Niên và Lê Văn Uông, lại cho rằng Lê Lợi là tác giả (!). Đã có nhiều cuộc hội thảo, nhiều bài trao đổi của các học giả về việc ai là tác giả sách Lam Sơn thực lục?

ngo-si-lien.jpg
Ảnh minh họa nhà sử học Ngô Sĩ Liên, nguồn Tạp chí Văn hóa BVHTTDL

Thế rồi, việc minh định cũng được khai thông bất ngờ. Cuốn Nguyễn gia gia phả có ghi người viết Lam Sơn thực lục là Ngô Sĩ Liên cùng Nguyễn Nhữ Soạn, mà cụ thể họ bắt đầu cho việc viết từ năm Mậu Thân (1428): “Năm Mậu Thân, mùa xuân, tháng giêng, Động chủ (Lê Lợi) ngự đến núi Linh Cao, xứ Bồ Doanh đại hội các quan văn võ định công khen thưởng. Tổ ta (Nguyễn Nhữ Soạn) vâng mệnh Động chủ, cùng với Ngô Sĩ Liên sao lục tên họ, sự nghiệp của các công thần, biên soạn từ xưa tới nay, phía bắc dẹp giặc Minh, phía tây đuổi Ai Lao, xin làm Lam Sơn bảo lục, đó là lời thề Đan thư thiết khoán”. Nhan đề Lam Sơn bảo lục nghĩa cũng đúng và hay, nhưng chắc người chép nhầm chữ “thực” ra chữ “bảo”, vì tự dạng hai chữ giống nhau.

Vậy là, đến năm Tân Hợi (1431), việc biên soạn Lam Sơn thực lục hoàn chỉnh, và vua tự làm bài tựa, ký là Lam Sơn Động chủ như Đại Việt sử ký toàn thư viết.

Như vậy Ngô Sĩ Liên đã làm quan trong triều nhà Lê ngay từ đời Lê Thái Tổ (1418 - 1433) cho đến đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), và đã làm quan rồi, cũng nhiều tuổi rồi ông mới đi thi, đỗ Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất 1442. Đến năm Hồng Đức thứ mười (1479), trong biểu dâng sách Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên có nhắc lại cảnh ông tận mắt trông thấy cảnh tượng quân Minh triệt phá nền văn hóa nước nhà: “Quân thù đến xâm chiếm, giáo mác đầy đường, đâu đâu cũng là giặc Minh cuồng bạo, sách vở cả nước trở thành một đống tro tàn...”. Ông cũng bày tỏ ý đồ muốn làm lại bộ quốc sử: “Thần khi mới vào Sử quán, được dự vào hàng nhúng bút lông. Bỗng gặp họa trong nhà, chưa thấy sách trọn bộ. Tự nghĩ chí xưa chưa được thỏa, bèn tìm các thuyết xưa để sửa chữa thêm...”. Lam Sơn thực lục đã viết theo lối biên niên, đến Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên cũng viết theo lối biên niên, tức là “gộp cả công việc ghi chép riêng từng năm để thấy rõ trước sau từng việc” (Lê Quý Đôn). Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên thực hiện gồm 15 quyển trên cơ sở lấy hai bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên hiệu chính biên soạn lại.

Phần viết mới của Ngô Sĩ Liên là phần Bản ký, chép lịch sử từ họ Hồng Bàng cho đến đời An Dương Vương. Với phần này, thời đại mở nước bao gồm các đời Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương, An Dương Vương, lần đầu tiên được chính thức đưa vào quốc sử. Đây là một cống hiến to lớn của Ngô Sĩ Liên! Dấu ấn của ông để lại cho bộ quốc sử nước Việt ta rất sâu sắc. Đến ông, tên sách mới chính thức là Đại Việt sử ký toàn thư. Bộ Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên viết thêm và tu sửa, sắp xếp 5 quyển Ngoại kỷ chép từ họ Hồng Bàng cho đến triều Ngô; 10 quyển Bản ký chép từ nhà Ngô cho đến khi quân Minh bị đuổi ra khỏi nước Việt ta. Ông viết thêm đến hơn 160 đoạn bình luận lịch sử, với nhiều nhận định rất sâu sắc. Ngọn bút viết lịch sử của Ngô Sĩ Liên rất sinh động, tạo dựng những bối cảnh lịch sử trong đó các nhân vật hiện lên khá rõ, và kể chuyện lịch sử rất hấp dẫn. Đặc biệt, phần viết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, bao tháng ngày nằm gai nếm mật, biết mấy máu xương đổ ra mới đến được thắng lợi. Xin trích đoạn nghĩa quân đánh thành: “Quan quân vây thành gấp, quân Minh nhiều lần đánh bị thua. Bọn đi kiếm củi chăn ngừa đều bị ta bắt... Các quân ta đắp lũy, Vương Thông sợ, đem hết quân ra đánh. Quan quân đặt mai phục rồi giả vờ thua chạy. Quân Minh đuổi theo, quân phục xông ra đánh, phá tan giặc. Thông ngã ngựa suýt nữa bị bắt...”. Phải là người trong cuộc và có tài năng lớn mới cho chép sử sinh động đến như vậy!

Ngày nay ở quê Chúc Lý chỉ có vài cụ cao niên nhớ loáng thoáng đôi chút về Ngô Sĩ Liên, qua những lời lưu truyền đứt nối: Ông quê gốc ở Đan Sĩ, về trọ học ở Chúc Lý rồi lấy vợ và nhập tịch ở đây. Ngô Sĩ Liên có hai người con gái đều gả chồng xã khác nên ở Chúc Lý ngày nay dòng họ Ngô Sĩ Liên không còn ai. Đặc biệt hiện nay tại đây còn hai tấm bia, nội dung như nhau nói về Ngô Sĩ Liên. Hai bia này nguyên một bia dựng tại đền thờ vua Chúc Lý; một bia dựng tại đền thờ ông ở Ngọc Giả. Sau đền thờ bị hư nát, dân chuyển một bia về chùa Chúc Lý, một bia để ở chùa Ngọc Giả, đề rõ: Ngô tiên sinh bi ký. Văn bia cho biết: “Ngô tiên sinh là người thôn Ngọc Giả, xã Chúc Lý, huyện Chương Đức. Đời Lê Thái Tông, Đại Bảo năm thứ ba (1442) đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, cùng khoa với Trạng nguyên Nguyễn Trực ở Bối Khê, Thanh Oai. Đời Thánh Tông, Hồng Đức năm thứ mười (1479), với tư cách là Lễ Bộ Hữu thị lang Triều liệt đại phu kiêm Quốc Tử Giám tư nghiệp, kiêm Sử quán tu soạn, biên soạn Đại Việt sử ký toàn thư... Lưu Tử Nguyên (nhà sử học đời Đường) nói rằng, (người làm sử) cần có ba sở trường là tài năng, học vấn, kiến thức. Tiên sinh không kiêm gồm cả ba cái đó thì sao được như thế... Khi già về hưu, thọ chín mươi chín tuổi. Sau, người trong thôn lập đền thờ ở phía tây con Hỏa. Người trong xã cũng lập đền thờ hàng năm cúng tế hai lần mùa xuân, mùa thu. Phía dưới có hai phiến đá cũ. Lệnh doãn họ Phạm sai xã, thôn mỗi nơi đem về dựng ở chỗ đền thờ (tiên sinh). Huấn đạo họ Bùi nhân thuật theo lời truyền kể (về tiên sinh) sai khắc lên đá” (Tạ Ngọc Liễn dịch)...

Trong văn bia không nói tới năm sinh, năm mất của Ngô Sĩ Liên. Theo dõi sách Đại Việt sử ký toàn thư thấy phần Vũ Quỳnh biên soạn tiếp, từ năm 1479 trở đi không nhắc gì tới Ngô Sĩ Liên nữa. Có lẽ sau đấy là thời gian Ngô Sĩ Liên thôi việc quan về hưu, rồi mất. Căn cứ tuổi thọ của ông, chúng ta có thể tính tương đối rằng: Nếu Ngô Sĩ Liên mất vào khoảng năm 1480 đến 1482, thì ông sinh vào khoảng năm 1381 đến 1383. Nghĩa là năm sinh của ông cũng gần với năm sinh của Nguyễn Trãi (1380) và năm sinh Lê Lợi (1385). Là một tác gia lớn, Ngô Sĩ Liên không để lại bút tích gì về thân thế mình (hay có để lại mà thất lạc mất). Chí của ông đã để cả vào việc viết về thời đại ông sống, viết về việc của non sông đất nước. Ngô Sĩ Liên không chỉ là một dấu mốc lớn của nền sử học nước Việt, mà còn là một dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử văn hóa dân tộc!

Theo Danh nhân Thăng Long - Hà Nội

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
  • Gìn giữ nét Việt cùng giấy Dó giữa lòng Hà Nội
    Vùng Bưởi xưa nổi danh Hà thành với nhiều làng nghề truyền thống, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến nghề làm giấy dó làng Yên Thái. Nghề làm giấy dó xưa đã đi vào ca dao người Việt, niềm tự hào nét tinh hoa văn hóa của người Kẻ Bưởi: Mịt mù khói tỏa ngàn sương/Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
  • Lễ hội làng Keo được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Lễ hội truyền thống làng Keo thuộc thôn Giao Tất, xã Kim Sơn (huyện Gia Lâm, Hà Nội) gắn liền với tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng, vị thần bảo trợ của cộng đồng làng Keo là tướng quân Đào Phúc và Tiên Anh công chúa đã có công cùng đại danh tướng Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, đánh tan quân Tống, quân Chiêm Thành xâm lược.
  • Phát huy giá trị di sản văn hóa Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ
    Ngôi đền Đồng Cổ nằm trong không gian di sản bên bờ Hồ Tây, Hà Nội độc đáo vì gìn giữ được Hội thề trung hiếu từ thời nhà Lý đến nay. Đây là di sản không chỉ có giá trị văn hóa mà còn có mang ý nghĩa giáo dục bồi đắp lòng kiên trung, hiếu học theo khát vọng của người xưa.
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Huế 2024
    Diễn ra từ 7 - 12/6/2024, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là điểm nhấn Festival Huế 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ chức Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thành phố Hà Nội lần thứ VII năm 2024
    “Giải Báo chí về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị Thành phố Hà Nội thứ VII - năm 2024”  khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội nói riêng; Đồng thời thiết thực hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng - Giải Búa liềm vàng do Ban Tổ chức Trung ương phối hợp tổ chức hằng năm.
  • Ngân vang niềm tự hào dân tộc
    Dàn dựng công phu, các tiết mục múa hát của những cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội trình diễn tại Trung tâm Văn hóa Thành phố (số 7 Phùng Hưng, quận Hà Đông) tối 13/5, đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc, vừa là sự tri ân thế hệ cha anh ngã xuống trong hai cuộc chiến tranh để Việt Nam có được như hôm nay.
  • Thủ đô Hà Nội đã đạt được những kết quả khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực
    Đây là một trong những nội dung được Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 – 20/5/2024, nguyên Thường trực Ban Bí thư, quê quán xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) diễn ra sáng 13/5.
  • Hà Nội hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua VNeID
    Sáng nay 15/5, tại Kỳ họp thứ 16, HĐND TP Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết ban hành Quy định hỗ trợ phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp qua ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) trên địa bàn TP Hà Nội.
  • Khai mạc Hội Gióng đền Phù Đổng năm 2024
    Lễ hội Gióng đền Phù Đổng là hội trận, được vua Lý Công Uẩn cho khởi tạo và tổ chức từ thời Lý. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 6 đến mùng 9 tháng Tư âm lịch hằng năm, nhằm tái hiện lại các trận đánh oai hùng của Thánh Gióng - người con của làng Phù Đổng đánh giặc ngoại xâm phương Bắc.
Đừng bỏ lỡ
Ngô Sĩ Liên – sử gia xuất sắc thời trung đại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO