Văn hóa - Xã hội

Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông ở Việt Nam hiện nay

Tô Ngọc Oanh 11/06/2024 17:53

Sáng 11/6, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Ban Chủ nhiệm Đề tài KX.02.31/21-25 đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thực trạng và vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông ở Việt Nam hiện nay” hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1924 - 21/6/2024). Bên cạnh việc đánh giá những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, hội thảo đã làm rõ những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam thời kỳ mới.

Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông còn nhiều thách thức

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS, TS. Mai Đức Ngọc - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Chủ nhiệm đề tài KX.02.31/21-25 cho biết, trải qua gần 100 năm hình thành và phát triển, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng vẫn luôn là điểm tựa vững chắc nhất cho nền báo chí - truyền thông nước nhà, để từ đó báo chí - truyền thông luôn đồng hành cùng với đất nước đi qua những năm tháng cách mạng rất oanh liệt và vẻ vang.

z5528892937421_b6a3d11f5001f0a23e25b7694ab45385.jpg
PGS, TS. Mai Đức Ngọc - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu khai mạc hội thảo.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong suốt quá trình cách mạng, báo chí - truyền thông Việt Nam không ngừng trưởng thành về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới.

Tuy nhiên, bối cảnh mới của tình hình thế giới và khu vực đang đặt ra rất nhiều thách thức mới cho nền báo chí - truyền thông của Việt Nam hiện nay. Chuyển đổi số trở thành một xu hướng tất yếu, đem đến sự thay đổi tổng thể và toàn diện kể cả phương thức, cách thức làm việc, mô hình tổ chức, hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí dựa trên mô hình truyền thông hội tụ, đa nền tảng, đa dịch vụ, đa phương tiện cùng với đó là sức ảnh hưởng của các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới đã và đang đặt ra những hướng phát triển mới cũng như những yêu cầu, đòi hỏi rất cao đối với báo chí - truyền thông nước nhà, để nhanh chóng bắt kịp với xu thế của thế giới và phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin của công chúng hiện đại.

Ngoài ra, vẫn còn nhiều thách thức từ những vấn đề nội tại của nền báo chí - truyền thông trong nước như công tác quản lý báo chí - truyền thông ở một số nơi còn lỏng lẻo; công tác đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn bị nguồn lực cho đổi mới hoạt động báo chí - truyền thông còn nhiều khó khăn; một bộ phận những người làm báo chí - truyền thông cũng như một số cơ quan báo chí - truyền thông có biểu hiện xa rời tôn chỉ, mục đích hoạt động, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật, chạy theo yếu tố thương mại, lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, đưa tin một chiều, giật gân, câu khách, gây bức xúc xã hội, đi ngược lại với những giá trị về phẩm chất, đạo đức của người làm báo theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

z5528892872234_8c6f1320c391b28276c1438816df96d7.jpg
PGS.TS Phạm Huy Kỳ - Nguyên PGĐ Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu tại hội thảo.

Tại buổi hội thảo, bên cạnh những thành tựu đạt được, PGS.TS Phạm Huy Kỳ - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong quá trình trong nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông như: Hoạt động nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh đối với báo chí cách mạng còn phụ thuộc rất nhiều những vấn đề lý luận rút ra từ những bài nói bài viết của Hồ Chí Minh, thiếu đi những thực trạng, số lượng nghiên cứu cụ thể hay sự quan tâm đầu tư các nguồn lực để phục vụ các hoạt động nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng vẫn còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được những nguyện vọng mong muốn của Đảng và Nhà nước…

Đồng thời, mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, sự bùng nổ và khó kiểm soát thông tin trên không gian mạng, các âm mưu chống phá ngày càng tinh vi, xảo quyệt của các thế lực thù địch, phản động trên các phương tiện truyền thông,… cũng là những vấn đề phức tạp mà báo chí - truyền thông nước nhà phải đối mặt trong định hướng thông tin, dư luận. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt ra yêu cầu phải “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.

z5528892910594_68ab8e7f5eae98fc2caa9fe4b48de421.jpg
Hội thảo ghi nhận nhiều tham luận tâm huyết của các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học đến từ các ban, bộ, ngành, các trường đại học, cơ quan báo chí - truyền thông.

“Vì thế, cần phải khẳng định những giá trị cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng là bất biến và tiếp tục là “kim chỉ nam” cho sự phát triển của báo chí - truyền thông trong nước, nhưng cần phải vận dụng và phát triển một cách sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Đây là vấn đề khó, phức tạp, đòi hỏi cần phải tiến hành đánh giá một cách khách quan, toàn diện việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông”, PGS, TS. Mai Đức Ngọc nhấn mạnh.

Cần đẩy mạnh vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh ngay từ chính cơ quan báo chí - truyền thông

Hiện nay, khi mạng lưới báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ với gần 800 đơn vị trên khắp cả nước, bao gồm 127 cơ quan báo, 671 cơ quan tạp chí và 72 cơ quan đài phát thanh, truyền hình, việc vận dụng sáng tạo tư tưởng của Hồ Chí Minh vào lĩnh vực báo chí - truyền thông trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Theo PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa - Ủy viên Thường trực Uỷ ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, bản thân cơ quan báo chí - truyền thông cũng cần có những quan điểm hoạt động khi vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh. Trước hết, báo chí phải giữ vững giá trị cốt lõi của mình là tận tụy phục vụ đất nước và cách mạng, đây là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tính chính danh và sức ảnh hưởng của ngành. Thứ hai, tính chân thật, khách quan luôn phải được coi là “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động báo chí, mọi thông tin đưa ra phải được kiểm chứng một cách nghiêm ngặt, tránh tình trạng sai lệch. Cuối cùng, báo chí cần xác định rõ ràng đối tượng công chúng mục tiêu của mình, điều này sẽ giúp cho việc truyền tải thông tin đạt được hiệu quả cao nhất. “Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì?” như căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

z5528892889805_ab992942f28c6e45a0b1f0b8c5b9d6bd.jpg
PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa - Ủy viên Thường trực Uỷ ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội phát biểu tại hội thảo.

Trong thời đại thông tin bùng nổ và sự xuất hiện của hàng loạt phương tiện truyền thông mới, PGS.TS Nguyễn Thắng Lợi - Tổng Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tự do báo chí, ngôn luận ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, tư tưởng Hồ Chí Minh càng có giá trị trong việc định hướng kịp thời dư luận bằng những thông tin chính thống, chính xác, nhanh nhạy về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản bác và đập tan những thông tin độc hại, những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước ta. Đồng thời, việc tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với báo chí là yếu tố tiên quyết để đảm bảo tự do báo chí và giúp nền báo chí cách mạng Việt Nam luôn thực hiện đúng tôn chỉ và mục đích của mình.

Phát biểu tổng kết hội thảo, PGS, TS. Mai Đức Ngọc - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo các báo cáo, tham luận của các đơn vị, qua đó, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho Ban Chủ nhiệm Đề tài. Buổi hội thảo đã cung cấp những luận cứ khoa học quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, góp phần đánh giá một cách khách quan, toàn diện thực trạng và những vấn đề đặt ra về nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam thời kỳ đổi mới, để từ đó giúp Ban Chủ nhiệm đề tài có những kiến nghị, đề xuất kịp thời với Đảng, Nhà nước giữ gìn và phát huy những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, trong lãnh đạo, quản lý, phát triển báo chí - truyền thông trong thời kỳ mới nói riêng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Từ đêm nay, Thủ đô Hà Nội rét đậm
    Hôm nay 13/12 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại. Riêng Thủ đô Hà Nội từ đêm nay trời rét đậm.
  • Chương trình Xuân quê hương 2025 sẽ diễn ra tại Hà Nội
    Đây là sự kiện thường niên ý nghĩa dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần gắn kết đồng bào xa quê với Tổ quốc. Chương trình có sự tham dự của các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bộ Ngoại giao và các ban, bộ, ngành, địa phương.
  • Hà Nội vinh danh 83 cơ sở, công trình sử dụng năng lượng xanh
    Vừa qua, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ trao danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh Thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Hà Nội có gần 80 cơ sở dịch vụ karaoke đủ điều kiện kinh doanh
    Ngày 12/12, Sở VH&TT Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Nghị định số 148/2024/NĐ-CP ngày 12/11/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
  • Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững
    Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức Diễn đàn “Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững”. Diễn đàn là dịp để các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra sáng kiến thực tiễn về phát triển đô thị theo hướng xanh và bền vững.
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông ở Việt Nam hiện nay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO