Nghĩ từ sau trận lũ

Bùi Việt Phương| 16/08/2019 14:22

Phải rồi, không có sự an ủi nào khác ngoài phù sa. Nhưng đâu phải mất mát nào cũng được an ủi bằng phù sa. Nhưng lần này, nhìn phù sa đặc quánh, phù sa lẫn vào kẽ tường của những ngôi nhà đổ dở, phù sa lên tận mái nhà. Ôi phù sa cũng đang chảy, phù sa như không cầm được…

Nghĩ từ sau trận lũ

Phải rồi, không có sự an ủi nào khác ngoài phù sa. Nhưng đâu phải mất mát nào cũng được an ủi bằng phù sa. Nhưng lần này, nhìn phù sa đặc quánh, phù sa lẫn vào kẽ tường của những ngôi nhà đổ dở, phù sa lên tận mái nhà. Ôi phù sa cũng đang chảy, phù sa như không cầm được…

Qua rồi những cơn lũ đói. Lũ gậm nham nhở những con đường, những dải đồi màu mỡ, lũ ngấu nghiến cả những thứ tưởng như không bao giờ lũ thèm ngó tới. Quả thật, đời đâu thiếu những bất ngờ, chuyện lũ cũ càng của quá khứ xa xăm bỗng xới tung những bề bộn thời công nghệ. 

Lũ qua rồi, tôi nhớ rừng. Rừng đi đâu trong những ngày mưa nguồn giận hờn thịnh nộ? Nhớ ngày bé, có lần nấp trong hang đá đợi hết cơn mưa rừng. Ngắm núi rừng hiện nguyên hình trong cơn mưa. Ngày ấy, rừng còn nguyên thủy chưa thành đường, thành lối, thành lô như sau này. Cái cây to trên cao xòe tán đón nắng, đón mưa tạo ra không gian ẩm ướt rồi mới để lọt những giọt nắng, giọt mưa xuống. Cây leo thì cả đời giăng mắc, thân chẳng thể dùng làm gì nhưng chính sự níu giữ ấy giúp cộng đồng vững chắc trước bão gió. Những miên man tưởng chừng vô dụng mà vô cùng hữu ích. Còn lại là những thân cây bụi lan man chùm rễ, tản mát thân cành nhưng tầng tầng lớp lớp giữ nước như người ta làm ruộng bậc thang. Mỗi lần mưa xuống, vì cây, vì đất, vì rừng những cái rễ ấy cố uống thật no nước đên căng bụng. Rễ âm thầm cả trăm năm đến sù sì dưới đất, có khi cây mục đi rồi, rễ âm ỉ thác vào đất mẹ mà làm tươi cho đất rừng nào ai hay.

Bởi thế, lũ qua rồi tôi nhớ đất. Ngày trước có mấy khi ta được tận mắt nhìn thấy đất. Cây bụi, cây leo, cỏ dại bám víu che phủ kín đất đai. Bàn chân phải dẫm lên gai sắc cả ngàn lượt mới lộ ra một con đường mòn đất nâu. Mùa đốt nương xuân, đất hiện lên lem nhem mà thơm từng thớ thịt. Mùa mưa miền núi có khi kéo dài cả tháng trời, nhưng cây vẫn cố sức giữ đất bằng mọi giá. Những cái rễ cắm trong đất như “cốt thép” làm xương sống cho đất tạo ra khối “bê tông cốt thép” vững chắc mà nước mưa khó lòng cuốn đi được. Những cái rễ nổi, những loài cây, cỏ dại không tên cứ bọc lấy đất như một sự trả nghĩa cho đất lành. 

Nhớ rừng và nhớ đất, tôi thương dòng lũ. Đất không còn níu giữ nổi dòng nước bất kham, nước sẽ về đâu. Đấy đâu còn là dòng nước hiền hòa theo sông về với biển, nước đi rồi đất còn đủ sức ấp ủ mùa màng nữa hay không? Nếu đất là những gì muôn thuở, nếu nước là những gì bất chợt thì rừng là sự tinh tế và sâu sắc để biến cái bất chợt thành những gì trường tồn. Để rồi, từ ấy, chúng ta mới có một lẽ sống bình yên như thế.
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nghĩ từ sau trận lũ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO