Văn hóa – Di sản

Nghề làm tôm khô là Di sản văn hoá phi vật thể

Văn Thiện 14/11/2023 21:01

Ngề làm tôm khô là một trong những đặc sản nổi tiếng của Cà Mau được du khách trong và ngoài nước biết đến, tôm khô và nghề làm ra nó là một di sản dân gian được đúc kết gắn liền với lịch sử trăm năm qua của vùng đất Cà Mau.

111-1-.jpg
Nghề làm tôm khô là Di sản văn hoá phi vật thể (ảnh: báo Cà Mau)

Ngày 10/11/2023, Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định số 3441/ QĐ-BVHTTDL về việc đưa Nghề làm tôm khô tỉnh Cà Mau vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Với quyết định trên, thế giới biết đến làm tôm khô tỉnh Cà Mau là nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian được nhà nước Việt Nam công nhận và bảo hộ.

Theo lời truyền miệng của người dân Cà Mau, xa xưa nguồn hải sản địa phương rất phong phú, ngư dân đánh bắt tôm về tiêu thụ không hết đã luộc nên phơi khô, để ăn dần.

Thông tin từ các tư liệu ghi chép lại cho thấy, người dân Cà Mau đã biết cách bảo quản con tôm bằng phương pháp phơi khô từ hàng trăm năm qua. Các phương thức đánh bắt, khai thác con tôm đất trong tự nhiên theo phương pháp truyền thống từ xa xưa: Xây nò; Đặt đó; Cất vó; Đặt lú; Chài lưới; Đi trễ; Đóng đáy…

Cuối thế kỷ XVII, Cà Mau là mảnh đất cuối cùng trên con đường Nam tiến mở mang bờ cõi của người Việt. Nơi vùng đất phần lớn là nước nhiễm mặn ven biển, sông rạch chằng chịt với hai mặt giáp biển Đông và biển Tây (Vịnh Thái Lan), tôm - cá vô cùng phong phú, đa dạng nhiều vô kể. Do ăn tươi, bán tại chỗ không thể hết nên người dân địa phương thường tìm cách chế biến nhằm mục đích lưu trữ để dành ăn dần hoặc bán đi nơi khác.

Theo tiến trình phát triển, tôm khô của Cà Mau được thương lái các địa phương khác đến thu mua đưa đi tiêu thụ rộng rãi và nghề làm tôm khô hình thành.

Về sau, tỉnh Cà Mau phát triển nghề nuôi tôm, đặc biệt, mô hình nuôi tôm dưới tán rừng, với con tôm đất có chất lượng thịt ngon nên tôm khô Cà Mau ngày càng được biết đến rộng rãi.

Nghề làm tôm khô có mặt ở nhiều địa phương của Nam Bộ, nhưng nhiều người vẫn cho rằng, tôm khô ở thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển), xã Khánh Hội (huyện U Minh) và thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) của tỉnh Cà Mau là nổi tiếng hơn cả. Nơi đây, cộng đồng cư dân đã gắn bó với nghề thủ công truyền thống này từ hàng trăm năm nay.

Vào năm 2012, Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học – Công nghệ đã công nhận “Tôm khô Rạch Gốc” là nhãn hiệu tập thể của người dân huyện Ngọc Hiển. Năm 2021, “Tôm khô Cà Mau” đã vào tốp 100 đặc sản quà tặng Việt Nam.

Toàn tỉnh Cà Mau, hiện có 280.000 ha đất nuôi tôm. Tôm khô được người dân nuôi tôm làm phổ biến để dùng trong gia đình, đặc biệt, phục vụ dịp Tết Nguyên Đán. Còn nghề làm tôm khô phát triển ở các huyện có thế mạnh nuôi tôm dưới tán rừng như Ngọc Hiển, Năm Căn.

Tính đến nay, tỉnh Cà Mau có 7 Di sản được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
Nghề làm tôm khô là Di sản văn hoá phi vật thể
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO