Văn học - Nghệ thuật

Ngày thơ Hà Nội 2024: Tôn vinh những giá trị của thơ ca trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước

Quỳnh Phạm 23/02/2024 14:14

“Chúng ta tụ hội về Văn Miếu Quốc Tử Giám - biểu tượng của văn hiến, văn hóa Thăng Long – Hà Nội và cả nước để mở hội, tôn vinh những giá trị của thơ ca trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, những đóng góp to lớn của thơ ca với kiến hưng văn hóa dân tộc, trong bồi đắp xây dựng tâm hồn người Hà Nội văn minh, thanh lịch”- nhà văn Trần Gia Thái, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội nhấn mạnh tại Lễ khai mạc Ngày thơ Hà Nội 2024.

a2-d.jpg
Đồng chí Trần Thanh Lâm, phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng các đại biểu Trung ương dự Lễ khai mạc Ngày thơ Hà Nội 2024.

Sáng ngày 23/2 (14 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Hội Nhà văn Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ khai mạc Ngày thơ Hà Nội 2024 với chủ đề “Bản hòa âm đất nước”.

Tham dự Lễ khai mạc Ngày thơ Hà Nội 2024 có đồng chí Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương; TS Bùi Thế Đức, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Văn học nghệ thuật Trung ương; PGS.TS Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; ông Nguyễn Minh Nhựt, Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương; nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

a1.jpg
Đại biểu Thành phố Hà Nội dự Lễ khai mạc Ngày thơ Hà Nội

Đại biểu thành phố Hà Nội dự Lễ khai mạc Ngày thơ Hà Nội 2024 có đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng; NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội… cùng lãnh đạo các Hội chuyên ngành thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội; văn nghệ sĩ Thủ đô và đông đảo người yêu văn học nói chung, thơ ca nói riêng.

Phát biểu tại Lễ khai mạc Ngày thơ Hà Nội 2024, nhà văn Trần Gia Thái – Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội nhấn mạnh: “Hôm nay ngày 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn (23/2/2024), chúng ta tụ hội về Văn Miếu Quốc Tử Giám - biểu tượng của văn hiến, văn hóa Thăng Long – Hà Nội và cả nước để mở hội, tôn vinh những giá trị của thơ ca trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, những đóng góp to lớn của thơ ca với kiến hưng văn hóa dân tộc, trong bồi đắp xây dựng tâm hồn người Hà Nội văn minh, thanh lịch”. Thủ đô Hà Nội cùng cả nước vừa đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn trong không khí vui tươi, bởi lòng người, đất trời hòa hợp, những thành tựu nổi trội mà Thủ đô đã đạt được trong năm 2023.

a34.jpg
Nhà văn Trần Gia Thái – Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội phát biểu tại Lễ khai mạc Ngày thơ Hà Nội 2024.

“Những thành tựu đó đã, đang là nội lực mạnh mẽ tạo đà làm nên những sức bật và hứa hẹn tạo nên những thành công mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội năm Giáp Thìn 2024. Với ý nghĩa đó và trên tinh thần đó, Ngày thơ Hà Nội 2024 được long trọng tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày hôm nay, 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn”, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Trần Gia Thái, nhấn mạnh.

bchiem-2.jpg
ns-chiem.jpg
Màn trình diễn bài thơ Nguyên tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầy sâu lắng, linh thiêng và trang trọng qua sự thể hiện của NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại Lễ khai mạc.

Tại Lễ khai mạc, PGS.TS Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã có bài phát biểu sâu sắc và giàu cảm xúc. Theo PGS.TS Đỗ Hồng Quân, mỗi khi nghe những ca từ của bài hát “Người Hà Nội” của nhà thơ – nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi vang lên, trong lòng người mỗi chúng ta không khỏi bồi hồi, tự hào về Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến – Thành phố vì hòa bình.

“Hà Nội là thành phố giàu có, đặc sắc về di sản văn hóa bởi sự hội tụ tinh hoa ngàn đời của văn hóa Thăng Long hòa quyện với văn hóa xứ Đoài, Kinh Bắc làm nên bản sắc văn hóa Thăng Long – Hà Nội. Một lĩnh vực đặc biệt tinh tế là văn học nghệ thuật và từ xưa đến nay, văn học nghệ thuật luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhằm góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội cũng như xây dựng con người Thủ đô thanh lịch.

do-hong-quan.jpg
PGS.TS Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam phát biểu tại Ngày thơ Hà Nội 2024.

Chúng ta tự hào về nền văn học Thăng Long – Hà Nội từ xưa đến nay với hàng ngàn văn sĩ thể hiện khát vọng hòa bình của toàn dân tộc. Thành phố Hà Nội tổ chức Ngày thơ Hà Nội như một sự kiện văn hóa khai xuân, nhằm động viên, khích lệ đội ngũ văn nghệ sĩ tiếp tục sáng tạo để có thêm những tác phẩm văn học nói chung và thơ nói riêng có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật, phản ánh sinh động của đời sống xã hội, tầm vóc của công chúng, đổi mới trong mọi lĩnh vực, thúc đẩy đời sống tâm hồn lành mạnh, khát vọng hòa bình, thịnh vượng ”- PGS.TS Đỗ Hồng Quân, khẳng định.

Từ nay Ngày thơ Hà Nội sẽ là dịp để giới văn nghệ sĩ Thủ đô và công chúng yêu mến văn chương thể hiện tài năng, tâm huyết của mình trong quá trình sáng tạo, làm nên những tác phẩm mới có giá trị chất lượng cao đáp ứng nhiệm vụ chính trị của Thành phố, phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa của người dân Thủ đô ngày một cao.

khaihoi.jpg
NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đánh trống khai mạc Ngày thơ Hà Nội 2024.
ngay-tho2.jpg
Dù lễ khai mạc Ngày thơ Hà Nội 2024 thời tiết mưa phùn nhưng vẫn thu hút đông đảo văn nghệ sĩ, công chúng đến hòa vào không khí lễ hội thơ ca của Thủ đô.

Nhân dịp đầu xuân năm mới và Ngày thơ Hà Nội 2024, PGS.TS Đỗ Hồng Quân gửi lời chúc mừng tới các nhà thơ, văn nghệ sĩ và trí thức, công chúng yêu mến văn chương nghệ thuật Thủ đô. Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam chúc Ngày thơ Hà Nội 2024 lan tỏa và thăng hoa như dáng rồng lên trong năm Giáp Thìn 2024.

Ngay sau đó, các tiết mục ca trù, đọc thơ, ngâm thơ những bài thơ nổi tiếng của các nhà thơ nhiều thế hệ đã được trình diễn tại Lễ khai mạc Ngày thơ Hà Nội 2024. Đồng thời, các ca khúc trong Ngày thơ Hà Nội 2024 được các nghệ sĩ thể hiện, đó là những tác phẩm xuất sắc về mùa xuân, đất nước và Thăng Long - Hà Nội, được sáng tác và được phổ thơ của các nhà thơ đã in đậm dấu ấn trong lòng công chúng Thủ đô và cả nước./.

Tạp chí Người Hà Nội sẽ tiếp tục thông tin về các tiết mục đọc thơ, ngâm thơ, biểu diễn ca nhạc tại Ngày thơ Hà Nội 2024 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đến bạn đọc./.

Bài liên quan
  • Sẵn sàng để Ngày thơ Hà Nội 2024 diễn ra thành công tốt đẹp
    Thông tin về công tác chuẩn bị Ngày thơ Hà Nội diễn ra vào ngày 23/2 (14 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội cho biết, công tác chuẩn bị đã hoàn tất và sẵn sàng cho mỗi tiết mục trình diễn hoàn hảo nhất.
(0) Bình luận
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Cuộc vận động sáng tác văn học, nghệ thuật đầu tiên về nghề báo được tổ chức trên quy mô toàn quốc
    Tối 16/6, tại Trường quay S5 Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội), Tạp chí Người Hà Nội đã long trọng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025”. Đây là chương trình trọng điểm của Tạp chí Người Hà Nội - Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
  • Lan tỏa hình ảnh người làm báo qua các tác phẩm văn học nghệ thuật
    Tối 16/6, tại Hà Nội, Tạp chí Người Hà Nội tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025”. Sự kiện diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), góp phần tôn vinh nghề báo và người làm báo – những “chiến sĩ” thầm lặng trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
  • 20 giờ tối nay (16/6) truyền hình trực tiếp Lễ trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước
    Vào 20h tối ngày 16/6, tại Trường quay S5 Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội (Số 3 – 5 phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống Đa, Hà Nội), Tạp chí Người Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Nghề báo – Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025”. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
  • TS Ngô Phương Lan nhận Huân chương Văn học và Nghệ thuật của Pháp
    Ngày 26/5/2025, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Bộ trưởng Văn hóa Pháp Rachida Dati đã thay mặt nước Cộng hòa Pháp trao Huân chương Văn học và Nghệ thuật bậc sĩ quan cho Tiến sĩ, nhà lý luận, phê bình điện ảnh Ngô Phương Lan - Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam. Đây là phần thưởng cao quý ghi nhận những đóng góp bền bỉ và sâu sắc của bà với điện ảnh Việt Nam và quan hệ hợp tác văn hóa Việt - Pháp.
  • Nghệ sĩ Ưu tú Mai Châu qua đời ở tuổi 99
    Nghệ sỹ Ưu tú Mai Châu - bà Nghị Quế của điện ảnh Việt những năm 60 đã qua đời lúc 3h10 sáng 24/5 do tuổi cao, sức yếu.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Nhìn lại nửa thế kỷ văn học nghệ thuật Việt Nam
    Ngày 27/6/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội thảo khoa học “Nhìn lại sự vận động, phát triển của VHNT Việt Nam 50 năm sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”. Với 33 tham luận cùng nhiều ý kiến trao đổi sôi nổi, hội thảo là dịp tổng kết quá trình phát triển của VHNT Việt Nam trong bối cảnh đất nước thống nhất, đổi mới và hội nhập, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHNT trở thành thành tố quan trọng của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • “Con rối hát ngoài rừng xa”: Bước chuyển trong hành trình sáng tác của Khải Đơn
    Tác giả Khải Đơn từ lâu đã được biết đến như một cây bút sắc sảo trong địa hạt tản văn, ký và du ký với văn phong giàu chiều sâu nội tâm, sự cô đơn, bản dạng, ký ức và cảm thức di cư. Năm 2025, chị đánh dấu một bước chuyển mới táo bạo khi lần đầu tiên ra mắt độc giả ở thể loại truyện ngắn qua tác phẩm “Con rối hát ngoài rừng xa”. Sách vừa được Nhã Nam giới thiệu tới bạn đọc.
  • Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh
    Tối 27-6, Chương trình thúc đẩy sản xuất – tiêu dùng bền vững 2025 chính thức khai mạc tại Hà Nội với chủ đề “Tiêu dùng bền vững hướng đến kỷ nguyên xanh”.
  • Phê duyệt chủ trương Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội
    HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã xem xét và phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng của dự án đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay Gia Bình về Thủ đô Hà Nội (đoạn trên địa bàn Hà Nội) tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6.
Đừng bỏ lỡ
Ngày thơ Hà Nội 2024: Tôn vinh những giá trị của thơ ca trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO