Văn học - Nghệ thuật

Ngày thơ Hà Nội: Góp phần tôn vinh vẻ đẹp thi ca

Thụy Phương 18/02/2024 12:20

Vào ngày 23/2/2024 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ngày thơ Hà Nội sẽ được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Sự kiện do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức trên cơ sở Đề án “Ngày thơ Hà Nội”.

Đề án “Ngày thơ Hà Nội” là một trong 5 đề án về văn học nghệ thuật đã được Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội đề xuất và Thành phố Hà Nội đồng ý triển khai từ năm 2024. Đây cũng là sự kiện nằm trong chuỗi các đề án phát triển công nghiệp văn hóa và chấn hưng văn hóa theo tinh thần hội nghị văn hóa toàn quốc 2023.

Lần đầu tiên tổ chức, Ngày thơ Hà Nội sẽ có nhiều hoạt động phong phú như: trình diễn thơ, đọc thơ, thẩm bình thơ, thi thơ của các tác giả, những nhà thơ nổi tiếng. Ngoài ra, trong khuôn khổ của Ngày thơ, các ca sĩ, nghệ sĩ sẽ thể hiện những bài hát “đi cùng năm tháng” được phổ từ thơ.

Bên cạnh đó, Ngày thơ Hà Nội còn có không gian độc đáo dành cho các lều thơ, quán thơ, các gian trưng bày tác phẩm thi ca, hội họa, nhiếp ảnh nghệ thuật của các hội chuyên ngành trực thuộc Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội qua đó góp phần tạo nên sự sinh động, hấp dẫn cho Ngày thơ Hà Nội.

ngay-tho.jpg
Ngày thơ Hà Nội sẽ được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn.

Nhà văn Trần Gia Thái - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội cho hay, chủ đề xuyên suốt của Ngày thơ Hà Nội là niềm tự hào của đất rồng bay với vẻ đẹp thơ ca tích tụ và lan tỏa suốt chiều dài ngàn năm lịch sử; là sự khẳng định những đóng góp của thơ ca đóng trong sự nghiệp xây dựng con người Thăng Long xưa, Hà Nội nay; qua đó bồi đắp tâm hồn, tình yêu Hà Nội trong góp phần vào công cuộc chấn hưng và kiến tạo nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc của Thủ đô...

Không chỉ quy tụ các hội viên của Hội Nhà văn Hà Nội, Ngày thơ Hà Nội còn có sự góp mặt của các văn nghệ sĩ đến từ các hội chuyên ngành của Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội nói riêng, văn nghệ sĩ trên cả nước nói chung cùng 15 câu lạc bộ thơ và báo chí, các đơn vị xuất bản văn chương và đặc biệt là công chúng yêu thơ...

“Với vị thế của Thủ đô, bề dày lịch sử, văn học nghệ thuật, bản sắc văn hóa, truyền thống của Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến, chúng tôi hi vọng Ngày thơ Thăng Long - Hà Nội sẽ trở thành ngày hội ngày hội của văn giới và công chúng yêu thơ, là dịp để tôn vinh những giá trị tốt đẹp, cao quý của thơ ca và những đóng góp của văn chương nói chung, thơ ca nói riêng trong dòng chảy văn hóa Việt, văn hóa Thủ đô..., qua đó góp phần phát huy sức mạnh văn hóa, văn chương vào công cuộc dựng xây Thủ đô, đất nước”, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Trần Gia Thái chia sẻ./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2025
    Ngày 15/5, Báo Thể thao và Văn hóa công bố 10 tác phẩm xuất sắc vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 6 năm 2025.
  • PGS. TS Vũ Nho: “Người Hà Nội có vai trò rất lớn trong xây dựng đời sống văn hóa của Thủ đô”
    Gắn bó, đồng hành với “Người Hà Nội” từ lúc báo mới ra đời cách đây 40 năm, PGS.TS Vũ Nho đã có rất nhiều bài viết cộng tác với báo/tạp chí Người Hà Nội. Ông cảm ơn Người Hà Nội đã làm cầu nối đưa những trang viết của ông đến với bạn đọc, và hơn cả PGS.TS Vũ Nho đánh giá: “Người Hà Nội xứng đáng là kho giá trị văn hóa tinh thần không chỉ cho người Hà Nội, mà cho tất cả những ai yêu mến Hà Nội, muốn quan tâm hiểu biết Hà Nội”.
  • Đường vào chiến dịch mùa xuân năm 1975
    Những trang nhật ký chiến trường luôn mang trong mình hơi thở của lịch sử, là chứng nhân sống động về những năm tháng hào hùng của dân tộc. Chiến sĩ Bùi Quang Thuận - người lính thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 đã ghi lại hành trình tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bằng những dòng nhật ký chân thực và xúc động.
  • 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam phát triển cùng đất nước
    Nhìn lại chặng đường 50 năm qua, có thể thấy nền VHNT nước nhà đã kế thừa xứng đáng truyền thống của một nền VHNT “yêu nước và nhân văn, gắn bó máu thịt với nhân dân và dân tộc”; đồng thời, cùng sự tiếp sức mạnh mẽ từ tư tưởng đổi mới, VHNT đã nỗ lực vươn lên, phát triển toàn diện, phản ánh và góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước...
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài 2)
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Thấm nhuần tư tưởng của Người về xây dựng “Đảng cầm quyền”; Đảng ta đã và đang kế thừa, phát triển, nâng cao hơn nữa bản lĩnh và trí tuệ của Đảng, để Đảng thực sự “là đạo đức là văn minh”.
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Hà Nội: Hợp tác với các quốc gia có nền y học tiên tiến trên thế giới
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch 137/KH-UBND ngày 15/5/2025 về hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế của thành phố Hà Nội đến năm 2030.
  • Chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" trở lại với diện mạo mới
    Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình "Bố ơi mình đi đâu thế?" tiếp tục lên sóng VTV3 với dàn nghệ sĩ được nhiều khán giả yêu mến và thông điệp đậm chất văn hóa, gắn kết và truyền tải thông điệp lan tỏa giá trị tình cảm cha con, tình cảm gia đình và du lịch, văn hóa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Ngày thơ Hà Nội: Góp phần tôn vinh vẻ đẹp thi ca
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO