Văn học - Nghệ thuật

Sẵn sàng để Ngày thơ Hà Nội 2024 diễn ra thành công tốt đẹp

Tô Ngọc Oanh 22/02/2024 19:47

Thông tin về công tác chuẩn bị Ngày thơ Hà Nội diễn ra vào ngày 23/2 (14 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội), NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội cho biết, công tác chuẩn bị đã hoàn tất và sẵn sàng cho mỗi tiết mục trình diễn hoàn hảo nhất.

Ngày thơ Hà Nội được tổ chức trên cơ sở Đề án Ngày thơ Hà Nội do Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đề xuất từ năm 2023 và đã được Thành phố Hà Nội thông qua.

NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội cho biết, sau khi đề án Ngày thơ Hà Nội được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt và các sở ngành giúp đỡ, Ban chấp hành Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã chỉ đạo Hội Nhà văn Hà Nội và các hội chuyên ngành phối hợp để tổ chức Ngày thơ Hà Nội một cách trang trọng, đem lại khí thế mới động viên văn nghệ sĩ Thủ đô nhất là những người sáng tác văn học nghệ thuật.

“Đây là lần đầu tiên Ngày thơ Hà Nội được tổ chức nên các văn nghệ sĩ rất hồ hởi, phấn khởi. Ngay từ trước Tết Nguyên đán công tác chuẩn bị đã bắt đầu từ ý tưởng, kịch bản, đạo diễn, sân khấu,… Đặc biệt, trong bối cảnh chỉ thị của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh vừa được ban hành, qua Ngày thơ Hà Nội, các nhà thơ và các văn nghệ sĩ Thủ đô càng thấy rõ trách nhiệm lớn lao của mình trong sáng tác nhằm đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; đặt con người Hà Nội vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển Thủ đô, là chủ thể quan trọng nhất, quyết định trực tiếp thành công của sự nghiệp phát triển Thủ đô nhanh, bền vững, “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” - Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội chia sẻ.

Tại buổi tổng duyệt Ngày thơ Hà Nội được tổ chức sáng 22/2, theo quan sát của PV Tạp chí Người Hà Nội, mọi công tác chuẩn bị của Hội Nhà văn Hà Nội cho Ngày thơ Hà Nội 2024 đã hoàn tất. Các lều thơ, quán thơ, các gian trưng bày tác phẩm thi ca, hội họa, nhiếp ảnh nghệ thuật của các hội chuyên ngành trực thuộc Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội như Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội, Hội Mỹ thuật Hà Nội… đã được hoàn thiện với nhiều nội dung phong phú, hấp dẫn. Đặc biệt, Tạp chí Người Hà Nội cũng có gian trưng bày trong Ngày thơ Hà Nội 2024 và sẵn sàng đón tiếp các văn nghệ sĩ, công chúng đến tham quan, thưởng lãm.

Với chủ đề “Bản hòa âm đất nước” hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22, Ngày thơ Hà Nội bao gồm nhiều hoạt động phong phú, ý nghĩa.

Tại lễ khai mạc sẽ có các màn múa trống, múa rồng do các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Trung ương trình diễn; các tiết mục ca trù, đọc thơ, ngâm thơ những bài thơ nổi tiếng của các nhà thơ nhiều thế hệ do các NSND: Trần Quốc Chiêm, Hà Vi, Phan Muôn, Thanh Ngoan, Thu Hương thể hiện. Đó là các tác phẩm: “Tây Hồ hoài cổ” (Nguyễn Công Trứ), "Nguyên tiêu" (Hồ Chí Minh) “Mưa xuân" (Nguyễn Bính), "Tiễn xuân" (Hữu Thỉnh), "Hoa phượng" (Bằng Việt), "Với thơ" (Vũ Quần Phương), "Đầu xuân uống trà cùng bạn" (Trần Đăng Khoa), "Lam xanh" (Trần Gia Thái)...

Trong phần trình diễn sáng tác, các nhà thơ Thủ đô sẽ thể hiện các bài thơ: "Mùa xuân ấm" (Nguyễn Việt Chiến), "Tiên nữ" (Nguyễn Linh Khiếu), "Anh và em" (Nguyễn Thị Mai), "Phố" (Trần Kim Hoa), "Cây tre" (Đoàn Văn Mật).

Đáng chú ý, các ca khúc được lựa chọn giới thiệu trong Ngày thơ Hà Nội là những tác phẩm xuất sắc về mùa xuân, đất nước và Thăng Long - Hà Nội, được sáng tác và được phổ thơ của các nhà thơ đã in đậm dấu ấn trong lòng công chúng Thủ đô và cả nước.

Sau phần khai mạc, Ngày thơ Hà Nội sẽ sôi động với các cuộc thi trình diễn thơ của các nhà thơ hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, thi trưng bày quán thơ của các CLB thơ Thủ đô...

Chia sẻ với PV Tạp chí Người Hà Nội tại buổi tổng duyệt, Tổng đạo diễn Lễ khai mạc Ngày thơ Hà Nội 2024, NSND Việt Hương cho biết, mặc dù thời gian để chuẩn bị cho chương trình khá gấp, nhưng đội ngũ sản xuất đã dốc lòng nỗ lực không ngừng nghỉ để mang lại một không gian Ngày thơ Hà Nội đầy đủ và phong phú nhất, thể hiện vẻ đẹp tinh túy của văn hóa và lịch sử Hà Nội đến với công chúng.

"Ban tổ chức đã lựa chọn kỹ lưỡng các bài thơ và ca khúc để đưa vào chương trình, mỗi tác phẩm đều được chọn lọc kỹ càng để phản ánh một cách chân thực và sâu sắc nhất tâm hồn, tình yêu và niềm tự hào của người Hà Nội đối với thành phố của mình. Với sự đầu tư công phu và tâm huyết, chương trình khai mạc Ngày thơ Hà Nội hứa hẹn sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ, góp phần nâng cao giá trị văn hóa, tinh thần cho cộng đồng”, NSND Việt Hương thông tin thêm.

Dưới đây là một số hình ảnh về công tác chuẩn bị Ngày thơ Hà Nội 2024 do phóng viên Tạp chí Người Hà Nội ghi lại sáng 22/2:

z5182789427875_69863941785bc0dbba7c0d595dda699a.jpg
Các vũ công tập luyện tiết mục múa mở màn khai mạc Ngày thơ Hà Nội 2024.
nss.jpg
NSND Trần Quốc Chiêm thể hiện tiết mục ngâm thơ "Đêm Nguyên tiêu" của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại buổi tổng duyệt.
z5182789419382_512476b956c787a9ce111a9609fe4095.jpg
z5182790206510_ee0294a5e82f46bbed161f9844bbd530.jpg
Tất bật chuẩn bị các lều thơ, quán thơ, các gian trưng bày tác phẩm thi ca....
z5182731828656_eef072eadfc175a4dbf9bdc9bb4f83ed.jpg
CLB Văn học Tháp Bút gần như đã hoàn thành xong lều thơ sẵn sàng cho Ngày thơ Hà Nội 2024.
z5182699617978_5d32d2aaa903cd4a899b4f850e1bf85a.jpg
Gian trưng bày của Tạp chí Người Hà Nội hứa hẹn sẽ thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng.
z5182790195320_3cf0037406db17328782804867a134c0(1).jpg
Các lều thơ, quán thơ gian trưng bày,... đã sẵn sàng cho Ngày thơ Hà Nội 2024.

Bài liên quan
  • Ngày thơ Hà Nội: Góp phần tôn vinh vẻ đẹp thi ca
    Vào ngày 23/2/2024 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ngày thơ Hà Nội sẽ được tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Sự kiện do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức trên cơ sở Đề án “Ngày thơ Hà Nội”.
(0) Bình luận
  • Bộ Chính trị yêu cầu thực hiện tốt 7 nhiệm vụ phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới
    Bộ Chính trị vừa ban hành kết luận số 84-KL/TW về tiếp tục thực hiện nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới". Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt 7 nhiệm vụ để xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.
  • Giới thiệu 100 tựa sách thiếu nhi về chủ đề gia đình
    Sách thiếu nhi là một điểm chạm tuyệt vời giúp trẻ nhỏ khám phá cái hay của ngôn từ, cái đẹp của tranh minh họa và thông điệp nhân văn của câu chuyện để các em nuôi dưỡng trí tưởng tượng, lòng thấu cảm và những ước mơ của riêng mình. Một triển lãm sách thiếu nhi với những trải nghiệm đọc mới mẻ, lôi cuốn, hấp dẫn sẽ là cánh cửa tuyệt vời để trẻ tiếp cận với thế giới nghệ thuật muôn màu.
  • Giải thưởng Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình mang tên Nhà bác học Lê Quý Đôn
    Các thể loại tham dự giải thưởng bao gồm: Văn xuôi, thơ, âm nhạc, múa, sân khấu, kiến trúc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, văn nghệ dân gian, phát thanh - Truyền hình.
  • Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước
    Căn cứ Kế hoạch số 316-KH/BTGTW ngày 29/6/2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương về kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025); Thực hiện Kế hoạch số 238/KH-TU ngày 17/5/2024 của Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và công bố Thể lệ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước.
  • Nhà báo Trần Mai Hưởng: “Dù thế nào ta cũng trở về với thông tin chân thực, văn minh, nhân đạo”
    Chúng tôi gặp nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam – nhà báo Trần Mai Hưởng trong một chiều tháng Sáu, dịp Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam đã đến gần. Nhà báo chiến trường, vị tiền bối đã U80 vẫn rất tinh anh, chia sẻ: “Đôi khi thông tin trên mạng xã hội nhanh hơn báo chí, nhưng dù có thế nào, con người cũng luôn trở về với thông tin có giá trị, chân thực, văn minh, nhân đạo”.
  • Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024: Mở rộng đối tượng đề cử, tăng tính phát hiện sách giá trị
    Một trong những điểm mới, tạo nên sức hấp dẫn của Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII - năm 2024, đó là bạn đọc được đề cử cuốn sách có giá trị để Ban tổ chức xem xét ấn phẩm đó trao thưởng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Sẵn sàng để Ngày thơ Hà Nội 2024 diễn ra thành công tốt đẹp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO