Nếp xưa

PLXH| 16/04/2022 11:43

Một thời Hà Nội gian khó nhưng rất đỗi thân tình. Để rồi khi mục sở thị “cửa hàng mậu dịch” thời hiện đại, thưởng thức món ăn thơm thảo mộc mạc, câu chuyện của những thập niên 70-80 bỗng ùa về như thật gần. Một bầu trời thương nhớ giữa lòng Thủ đô đầy náo nhiệt.

Hình ảnh hai nghệ sĩ NSND Lan Hương và NSƯT Đỗ Kỷ trong không gian “cửa hàng mậu dịch” tại Hà Nội. (Ảnh tư liệu)
Hình ảnh hai nghệ sĩ NSND Lan Hương và NSƯT Đỗ Kỷ trong không gian “cửa hàng mậu dịch” tại Hà Nội. (Ảnh tư liệu)

Giữa lòng Hà Nội, ngồi nép mình trong một “Cửa hàng mậu dịch” được thiết kế độc đáo với gam màu trầm đan xen lẫn với những bức tranh về phố xưa, nhà cổ hoài niệm về một Hà Nội thời bao cấp đầy thương nhớ. Các vật dụng từng gắn bó một thời như chiếc xe đạp phượng hoàng, quạt tai voi, tivi, đài cát-sét… được bài trí đơn giản, gần gũi. Trên bộ bàn ghế đơn sơ mộc mạc, những chiếc đệm ghế, khăn trải bàn nền đỏ in hình con công lưu bền theo năm tháng.

Đây là những vật dụng được chủ quán kỳ công sưu tập nhiều năm để trang trí cho quán theo phong cách riêng khó trộn lẫn. Để mỗi người khi bước vào, “Cửa hàng mậu dịch” này không đơn thuần là quán ăn uống mà còn tạo không gian gần gũi, gợi nhớ nét đẹp ký ức xưa.

Bên cạnh không gian lạ, thực đơn của cửa hàng cũng làm nhiều người thích thú với mâm cơm bao cấp như cơm độn khoai, độn sắn, dưa xào tóp mỡ, canh cà chua, đậu luộc…Kèm theo đó là bát cà giòn, đĩa dưa muối đủ ngày, đậu phụ tẩm hành hoa thơm ngậy hay bát canh cua thanh mát. Để thực khách có thêm nhiều lựa chọn, quán ăn gói ghém các món ăn hương vị đồng quê, đậm chất Hà thành như chả rươi, ốc hấp lá gừng, chả ốc, cuốn tôm thịt, cơm cháy kho quẹt,…

Quy trình gọi món cũng được tái hiện bằng hình thức tem phiếu. Khách hàng lựa chọn thực đơn sau đó ra lễ tân đọc tên đồ ăn và nhận phiếu mua đồ, thanh toán thực tiếp món ăn và đợi phục vụ. Đồ ăn bày biện trong chiếc bát sắt, đĩa sắt tráng men nhỏ xinh, đĩa cơm cháy vàng ruộm thơm lừng được đặt bên cạnh niêu đất kho quẹt sóng sánh như mật vàng. Thưởng thức đồ ăn bình dị, thân thuộc trong không gian mộc mạc, cảm giác thân thương đến thế.

Đối với thế hệ cuối 8X như chúng tôi, thời bao cấp là một hình ảnh chỉ được biết tới qua sách báo, qua lời kể của ông bà, cha mẹ. Đó là quầy mậu dịch đông kín người, các tem phiếu xếp chồng được kê chèn viên gạch đỏ, chiếc tivi đen trắng cả xóm quây quần mỗi tối, đĩa sắt tráng men, đài bán dẫn, dép nhựa Tiền Phong,… Một thời Hà Nội gian khó nhưng rất đỗi thân tình. Để rồi khi mục sở thị “cửa hàng mậu dịch” thời hiện đại, thưởng thức món ăn thơm thảo mộc mạc, câu chuyện của những thập niên 70-80 bỗng ùa về như thật gần. Một bầu trời thương nhớ giữa lòng Thủ đô đầy náo nhiệt.

(0) Bình luận
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • Nhà văn hoá Nguyễn Đình Thi - người nghệ sĩ tài hoa của Thủ đô và đất nước
    Chiều 12/12/2024, Thành ủy Hà Nội phối hợp cùng Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Báo Nhân Dân và các cơ quan tuyên giáo, văn hóa, văn nghệ tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay” nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024). Hội thảo là dịp để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Nếp xưa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO