Nắng vẫn lên bên ô cửa

Hà An| 25/01/2023 14:06

Một ngày trong cái nắng chớm đông rải đầy nét hoa trên những vỉa hè, tôi đi qua con ngõ rộng rãi, xen lẫn hàng quán dẫn tới ngôi nhà của gia đình kiến trúc sư Tạ Mỹ Dương ở số 10 Nguyễn Chế Nghĩa, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Những bậc cầu thang gỗ vẹn nguyên, lên màu thời gian. Những bước chân vang động ký ức và tháng năm như vẫn in dấu đâu đây bóng dáng chủ nhân của ngôi nhà.

tbgdrtbghrtd.png
Hoa nắng trên mái ngói nếp nhà mới trong khoảng sân thuở xưa

Nắng chiếu qua những phiến lá bên những ô cửa làm căn phòng sinh hoạt chung của ngôi nhà thêm sinh động ấm áp. Bức tường chính được Tạ Mỹ Dương ghim giữ lại hình ảnh về cuộc đời và những chặng đường làm nghề của cha anh - kiến trúc sư Tạ Mỹ Duật (1910 - 1989). Tạ Mỹ Duật là thế hệ kiến trúc sư được đào tạo tại Trường Mỹ thuật Đông Dương, khóa VII (1932 - 1937). Ông cũng là một trong 8 kiến trúc sư sáng lập Hội Kiến trúc sư Việt Nam, và từng đảm nhiệm vị trí Cục phó Cục xây dựng Hà Nội, Viện trưởng Viện Quy hoạch Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội.
Bước qua những căn phòng ngôi nhà năm xưa, thấy như thể hàng chục năm qua vẫn vậy, nắng chiếu qua những khuôn cửa, làm ấm không gian với một sức sống mà thiên nhiên mang đến cho con người. Nhìn những sách vở, tài liệu, bản viết tay… mà màu tháng năm đã nhuộm lên thật không khỏi nao lòng. Những bản vẽ, bài viết lưu giữ tâm huyết người xưa qua mấy lần chạy mưa, chạy ngập vẫn còn hiện diện. Nào bài báo “Làm đẹp Hồ Gươm” của Tạ Mỹ Duật đăng báo Nhân dân ngày 1/2/1986, rồi 7 kiến nghị của ông về khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm, trong đó có nội dung thứ 6 “Không tập trung đầu mối giao thông cơ giới về đây: đây là nơi dành để dạo bộ” - giờ đã thành hiện thực với một không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận vào mỗi dịp cuối tuần.

fymyum.png
Ô cửa quen thuộc nơi gia đình KTS Tạ Mỹ Duật từng sống

2. Trên ban công của ngôi nhà, kiến trúc sư Tạ Mỹ Dương thong thả kể về những công trình mang kiến trúc Đông Dương còn lại quanh đó. Lại vẫn là những tên tuổi người xưa, những cuộc trao đổi, chuyển dời…
Nắng vẫn đi một vệt nghiêng làm sáng những tán lá bàng. Từ ban công căn nhà lại “nhìn” thấy biết bao điều tháng năm đã chồng lên một không gian địa lý cụ thể. Chiếc cổng sắt hai cánh rộng tuy đầy những vết tróc sơn, lách cách xích sắt làm móc khóa, chắc chắn cũng là cánh cổng mới thay sau này. Góc tường có cây khế mỏng manh, với những trái khế vàng ươm, một mái ngói đỏ của gia đình khác đến ở từ sau năm 1954, và cả những mái bằng nhiều tầng khang trang nằm ngay trong không gian xưa vốn là khoảng sân của gia đình… Lên đến sân thượng thì nắng đã tràn khắp nẻo. Kiến trúc sư Tạ Mỹ Dương rủ rỉ, thuở thiếu thời anh vẫn theo chân các anh chị lớn lên ở nơi đây trong những buổi hẹn hò. Và sau bao gặp gỡ, hẹn hò ấy là những đổi thay, lớn lên, đi xa... gắn liền với biến động của thành phố, của đất nước…

Tôi ngắm mãi bức ảnh cả gia đình kiến trúc sư Tạ Mỹ Duật chụp ở sân ngôi nhà số 10 Nguyễn Chế Nghĩa trên chiếc ghế xi măng cốt sắt. Người mẹ với khuôn mặt rạng rỡ một vẻ đẹp vừa đài các, vừa bình dị bế trên tay cậu con trai út Tạ Mỹ Dương. Phía sau là người cha - kiến trúc sư Tạ Mỹ Duật. Cùng hàng ghế là những đứa trẻ với áo, mũ giày gợi một thời Hà Nội trong trẻo.

Bà Nguyễn Thị Hải, mẹ của kiến trúc sư Tạ Mỹ Dương vốn là tiểu thư con một gia đình công chức “nhà dây thép”, có cửa hàng bán lụa Hà Đông ở phố Sinh Từ (phố Nguyễn Khuyến ngày nay). Cô “tiểu thư con nhà” ấy từng là nữ sinh Đồng Khánh, và là một trong những tiểu thư đầu tiên biết đi xe đạp của Hà Nội. Nét đài các của bà từng được nhiều người hâm mộ liên tưởng tới vẻ đẹp của những minh tinh màn bạc. Nhưng có lẽ, vẻ đẹp còn lại với thời gian của người con gái Hà Nội chính là sự can đảm cùng chồng rời xa đời sống đô thành quen thuộc, hòa vào nếp sống kháng chiến đầy khó khăn; rồi sau giải phóng Thủ đô, bà lại từ chối cơ hội ở lại Pháp để mang hai con trở về Hà Nội với chồng.

Hơi ấm người xưa thoảng đâu đây, nhắc lại cách người Hà Nội yêu nhau, chiến đấu, vượt qua cái mơ mộng riêng tư, cái hồn nhiên nghệ sĩ của người bạn đời để cùng nhau đi tới chặng cuối.

3. Nắng cứ chạy quanh các ô cửa, xiên qua những khoảng sân, nương theo những mái nhà cũ mới để chơi trò dệt hoa, sưởi ấm của mình. Tôi hình dung ra cậu bé Tạ Mỹ Dương năm nào cùng anh chị em của mình đã chạy nhảy vòng quanh ngôi nhà này, bên khoảng sân đầy nắng. Và giờ là người đàn ông trưởng thành đã đi qua bao thăng trầm của cuộc đời, bước từng bậc cầu thang về lại ngôi nhà xưa. Thế hệ sau nữa đã trưởng thành sống ở những thành phố, thậm chí là những đất nước khác, trở về có khi chỉ là những cuộc thăm nom, vì ngủ lại trong ngôi nhà cũ thân thuộc với cha ông, có khi không dễ vì một lý do rất đời: “Chuột chạy loạch xoạch và kêu chít chít đến khó ngủ”…

Nhưng dẫu năm tháng đi qua, cuộc sống có đổi thay bao nhiêu, những nếp nhà có thể phải dỡ đi, thay mới; những không gian có chật chội đi nhường chỗ cho sự đông đúc, mưu sinh của đời thường, thì nắng vẫn cứ lên trên những ô cửa và khoảng sân. Và, ký ức sẽ không mất đi mà theo cách này hay cách khác vẫn được lưu giữ, chuyển động về phía mà chúng ta ghi nhớ đến quá khứ của gia đình, của thành phố, của đất nước.

Bài liên quan
  • Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi.
(0) Bình luận
  • Khôi phục và bảo tồn giống sen Bách Diệp nổi tiếng của Tây Hồ
    Chiều 12/7, Sở NNNT thành phố Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả (Bộ NNPTNN), UBND quận Tây Hồ và Hội khoa học phát triển nông thôn Việt Nam tọa đàm, thảo luận về việc bảo tồn và phát triển hoa Sen Việt Nam. Đây là một trong những sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024.
  • Rước quạt thờ ở hội làng Canh Hoạch
    Canh Hoạch tên xưa là Cổ Hoạch, tên Nôm là làng Vạc hay làng Vác thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai.
  • Nghề truyền thống làm diều sáo làng Bá Dương Nội
    Thả diều là thú chơi quanh năm của người làng Bá Dương Nội từ nhiều đời. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tích về hội diều vẫn tồn tại trong lòng mỗi người dân nơi đây như một dấu tích khó thể phai mờ. Ngày 21/2/2024, Hội thả diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà (Huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
  • Ký ức không quên mùa thu năm ấy...
    70 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về ngày Giải phóng Thủ đô dường như chưa bao giờ phai nhạt trong tâm trí của những người từng sống trong những ngày thu lịch sử. Mỗi người đều mang trong mình những kỷ niệm riêng, mà khi gợi nhắc, những ký ức ấy lại tô điểm thêm bức tranh toàn cảnh ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • Ghi chép của Lê Quý Đôn về một số di tích ở kinh thành Thăng Long - Hà Nội
    Nhà bác học Lê Quý Đôn sinh thành đến nay đã gần tròn 300 năm. Kể từ khi ông còn thơ ấu cho đến hiện tại, người đời vẫn thường dùng nhiều mỹ từ để ca tụng ông như: thần đồng đất Việt, nhà bác học kiệt xuất, “tập đại thành” lớn của dân tộc Việt Nam… Các nghiên cứu về Lê Quý Đôn cũng luôn ghi nhận công lao đóng góp của ông trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là Lê Quý Đôn đã để lại cho đời cả một lâu đài văn hóa và khoa học vô cùng quý báu.
  • Một con phố vẫn thơm mùi thuốc Bắc
    Phố nghề Lãn Ông kéo dài khoảng 180m, nằm trên khu vực từng là đất thôn Hậu Đông, tổng Hậu Túc của huyện Thọ Xương cũ, nay thuộc phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội và đặt tên cho con phố này là “rue de Fou-Kien” (nghĩa là phố Phúc Kiến) do có nhiều người Hoa Kiều từ tỉnh Phúc Kiến di cư về đây sinh sống. Vào năm 1949, con phố này được đổi tên thành Lãn Ông - lấy theo biệt hiệu của vị danh y Việt Nam là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Nắng vẫn lên bên ô cửa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO