Một cách sẻ chia với cộng đồng

hanoimoicuoituan| 27/07/2020 07:25

Cứ vào ngày 20 hằng tháng, nhóm bạn trẻ ở Học viện tóc nam Phong BVB lại mang đồ nghề đến các Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Bệnh viện K Trung ương (cơ sở 3 Tân Triều) để cắt tóc miễn phí cho những bệnh nhân, người nhà bệnh nhân có nhu cầu. Hoạt động này kéo dài đã nhiều năm qua, thể hiện tinh thần sẻ chia với cộng đồng của những người trẻ tuổi.

Tận tụy và niềm nở

Buổi chiều các ngày 20 hằng tháng, hành lang Bệnh viện K Trung ương (cơ sở 3 Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) sôi động hẳn lên khi có nhóm bạn trẻ đến cắt tóc miễn phí. Những khuôn mặt lo lắng, buồn rầu vì bệnh tật của bệnh nhân và người nhà thoáng vui hơn khi đón nhận tình cảm chân thành từ nhóm học viên của Học viện tóc nam Phong BVB cùng mái tóc mới của mình.

Một cách sẻ chia với cộng đồng
Các thành viên Học viện tóc nam Phong BVB cắt tóc miễn phí cho bệnh nhân ở Bệnh viện K Trung ương.

Lần đầu cắt tóc tại đây, bệnh nhân Nguyễn Thị Ninh (quê ở Ý Yên, Nam Định) cho biết: “Cắt tóc miễn phí nhưng tôi thấy các bạn cắt rất cẩn thận, chỉn chu trong từng đường kéo. Số người xếp hàng cắt tóc khá đông, thời tiết lại nóng, nhưng bạn nào cũng tươi cười vừa trò chuyện với bệnh nhân vừa cắt tóc với thái độ niềm nở”. Theo một người nhà bệnh nhân là anh Nguyễn Văn Tiến (ở Kinh Môn, Hải Dương), các bệnh nhân phải điều trị nội trú lâu ngày tại đây đa số đều có hoàn cảnh khó khăn nên cắt tóc miễn phí là việc làm thật ý nghĩa, thiết thực.

Nước da ngăm ngăm, khuôn mặt khắc khổ, anh La Văn Xuân (quê ở Yên Thành, Nghệ An) cho biết, từ hơn một năm nay anh phải thường xuyên đưa con tới khám ở Bệnh viện K Trung ương (cơ sở 3 Tân Triều). Anh Xuân đã cắt tóc ở đây 4 lần và hoàn toàn hài lòng. Anh chia sẻ: “Tiền nong dồn vào chữa trị cho con, trong khi nhà lại làm nông, hoàn cảnh khó khăn. Số tiền để cắt tóc cũng không phải quá lớn nhưng hai bố con đưa nhau ra Thủ đô chữa bệnh, gặp những người tốt như vậy khiến chúng tôi thêm vững tin trong “cuộc chiến” lâu dài với bệnh tật”.

Chúng tôi cũng đã thấy niềm vui tương tự trên gương mặt các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ở các Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, nơi những bạn trẻ đầy giàu lòng nhân ái tham gia cắt tóc miễn phí.

Rèn nghề, học cách sẻ chia

Chia sẻ về hoạt động giàu tính nhân văn này, anh Vũ Chí Hiếu, phụ trách nhóm bạn trẻ Học viện tóc nam Phong BVB cắt tóc miễn phí ở bệnh viện cho biết, hoạt động này có hai mục đích, đó là vừa giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn vừa để nâng cao tay nghề cho học viên. Mỗi buổi có khoảng 50 học viên thực hành, bảo đảm “khách hàng” đến là được cắt ngay. Mỗi học viên thường cắt cho 3 người. “Đến các bệnh viện, nhất là Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, chúng tôi luôn thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc, nội quy của bệnh viện là không quay phim, chụp ảnh đưa hình ảnh của bệnh nhân lên trang mạng xã hội. Hơn nữa, do các bệnh nhân không kiểm soát được hành vi nên chúng tôi thường quản lý, giám sát chặt chẽ các vật dụng như kéo, dao lam... để không gây nguy hiểm tới mọi người”.

Cũng theo anh Vũ Chí Hiếu, ý tưởng về hoạt động cắt tóc miễn phí xuất phát từ anh Bùi Văn Phong, người sáng lập Học viện tóc nam Phong BVB. “Vào bệnh viện cắt tóc, chúng tôi đã gặp những số phận rất đáng thương. Có bệnh nhân từng bảo rằng đã mấy tháng chưa được cắt tóc nên chúng tôi quyết tâm giữ đúng lịch, cứ ngày 20 hằng tháng là có mặt tại một trong ba bệnh viện nói trên. Nhiều điều dưỡng ở Bệnh viện Tâm thần Hà Nội nói với chúng tôi rằng cắt tóc cho bệnh nhân cũng là công việc của họ, nên khi chúng tôi tham gia, họ có cảm tưởng chúng tôi như những người đồng hành “truyền lửa” để họ tiếp tục công việc một cách hăng say, tâm huyết hơn”, anh Hiếu chia sẻ.

Trao đổi với chúng tôi, những người tham gia trực tiếp vào công việc này như Vũ Ngọc Toàn (sinh năm 1991, quê Hòa Bình), Đỗ Văn Hiếu (sinh năm 1995, quê Hưng Yên), Nguyễn Văn Hà (sinh năm 1994, quê Điện Biên) đều cho rằng hoạt động này mang tính nhân văn, thiết thực. Anh Hà cho biết: “Chúng tôi luôn xác định phải có trách nhiệm với “khách hàng” dù là cắt miễn phí. Càng cẩn thận, tỉ mỉ bao nhiêu thì càng nhanh thạo nghề. Hơn nữa, đó cũng là học cách chia sẻ với cộng đồng”.

Nói về dự định trong thời gian tới, anh Vũ Chí Hiếu cho biết sẽ cố gắng duy trì các điểm cắt tóc tại ba bệnh viện nói trên và tiếp tục kết nối, nhân rộng ra các bệnh viện khác trên địa bàn Thủ đô.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tôn vinh 80 gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô
    Hướng tới kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2025), sáng 26/6 tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô năm 2025. Sự kiện góp phần tôn vinh những mái ấm gương mẫu, giàu trách nhiệm với cộng đồng, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa trong đời sống xã hội.
  • Bên thềm giếng cũ
    Chiều cao nguyên giăng giăng mây phủ, khói sương mờ ảo giữa thăm thẳm núi đồi, tiếng chim chíu chít gọi nhau về tổ trên nền trời rực ánh tà dương. Vạt sáng huyền hoặc cuối ngày ấy trở thành sợi chỉ mảnh dắt kẻ tha phương lần về miền nhớ.
  • Tôn vinh di sản qua không gian trưng bày mới tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam
    Không gian trưng bày mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật dân gian vừa được ra mắt tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) là điểm nhấn mới trong hệ thống trưng bày cố định, đồng thời là bước tiến trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản mỹ thuật truyền thống.
  • Hà Nội ban hành Chỉ thị về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2026
    Ngày 25/6, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2026.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
Đừng bỏ lỡ
Một cách sẻ chia với cộng đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO