Ẩm thực

Mâm cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì?

Ngân Hà (t/h) 16:09 19/08/2023

Rằm tháng 7 là ngày lễ quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam. Mâm cơm cúng rằm tháng 7 được chuẩn bị kỹ lưỡng, bày biện đẹp mắt để dâng lên trời Phật và tổ tiên thể hiện lòng thành kính.

Rằm tháng 7 Âm lịch theo truyền thống được người Việt Nam coi là ngày xá tội vong nhân, cũng là dịp lễ Vu Lan báo hiếu - theo quan niệm Phật giáo nhằm hướng về tổ tiên, cội nguồn, về các đấng sinh thành, thể hiện tình thương yêu đối với mọi chúng sinh. 

Truyền thống cúng Rằm tháng 7 ở Việt Nam xuất phát từ niềm tin rằng vào tháng 7 âm lịch, Diêm vương sẽ mở Quỷ môn quan cho phép các vong hồn trở lại dương gian thăm chốn cũ, người xưa.

Dịp này, các gia đình soạn lễ để mời người đã khuất. Mỗi gia đình sẽ có một mâm cơm cúng Rằm tháng 7 với đầy đủ các món mặn, ngọt.

1. Mâm lễ cúng Phật

Theo quan niệm của Phật giáo rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, là dịp để báo hiếu, để con cháu nhớ tới công ơn của ông bà, cha mẹ. Vì thế, những gia đình theo đạo Phật sẽ không thể bỏ qua nghi lễ cúng Phật. Lễ Vu Lan xuất phát từ điển tích tôn giả Mục Kiền Liên cứu độ mẫu thân, ngài khuyến khích các gia đình thực hành nghi lễ này hàng năm.

mam-co1-235.jpg
Mâm lễ cúng Phật thường có hoa sen.

Mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả được chuẩn bị đơn giản để cúng Phật, nên cúng vào ban ngày. Các món ăn chay trong mâm lễ cúng Phật thường có: giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm, canh nấm hoặc rau củ quả, đậu hũ... 

Nếu dùng hoa tươi, các gia đình nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… tránh dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

2. Mâm cúng thần linh và gia tiên Rằm tháng 7

Mâm cúng gia tiên ngày Rằm tháng 7 thường là mâm cỗ mặn với các món như: gà luộc, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả... hoặc các món ăn mà ngày xưa ông bà tổ tiên thích ăn.

van-khan-cung-co-hon-ram-thang-7-hieu-nghiem-nhat-202207061723559152.jpg

Các gia đình cũng có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị gia đình mình.

0634_mung-1-thang-7-am-thap-huong-gi.jpg

Khi bày mâm cúng, số lượng bát xếp trên mâm cỗ phụ thuộc vào người cúng là con trưởng hay con thứ, tượng trưng cho các đời trong dòng tộc. Nếu là con trưởng trong nhà sẽ cúng một mâm cơm, tùy tâm và điều kiện, có ít cúng ít, có nhiều cúng nhiều, nhưng không thể thiếu 7 cái bát chồng lên nhau. Nếu không phải con trưởng thì cúng một mâm cơm gồm nhiều đồ ăn và 5 chiếc bát tượng trưng cho ngũ đại đồng đường, xếp 5 bát chồng lên nhau.

Lưu ý: Nên cúng Phật và cúng gia tiên vào buổi sáng. 

3. Mâm cúng chúng sinh Rằm tháng 7

Lễ cúng chúng sinh (cúng cô hồn) thường được thực hiện vào chiều tối ngày 14/7 hoặc 15/7 Âm lịch. Bởi vì, người ta quan niệm, đây là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15/7 Âm lịch.

le-cung-chung-sinh-gom-nhung-gi-1.jpg
Mâm cúng chúng sinh Rằm tháng 7

Trên mâm cúng chúng sinh, lễ vật gồm có:

Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hoa quả (5 loại 5 màu), 12 cục đường thẻ.

Theo truyền thống xưa, các gia đình sẽ mua quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...).

Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây Giáo hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo không nên đốt vàng mã, tránh lãng phí. Đồng thời Giáo hội cũng cấm đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự. Bởi vậy, các gia đình có thể cân nhắc hình thức này. 

Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.....

Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là không cúng xôi, gà, thịt lợn. Chỉ cúng cô hồn bằng các món ăn chay, không cúng đồ mặn vì sẽ khơi dậy tham, sân, si.

Món cháo loãng không thể thiếu trong lễ cúng cô hồn, bởi vì người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường.

Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn khấn hoặc khấn nôm theo tâm nguyện. Kết thúc lễ cúng cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã (nếu có).

Ngoài việc chuẩn bị những mâm cỗ chỉn chu, mỗi gia đình còn chú trọng lựa chọn hoa cúng sao cho phù hợp. Các loại hoa được ưu tiên lựa chọn trong ngày này là hoa sen, hoa ngọc lan, hoa cúc vàng, hoa mẫu đơn, hoa hồng. Loại hoa không nên dâng lên bàn thờ cúng Rằm tháng 7 là hoa giả, hoa dâm bụt, hoa đại (hoa sứ), hoa nhài và hoa phong lan./.

Bài liên quan
  • 8 món ăn ngon ở Ninh Bình khiến thực khách nhớ mãi
    Ninh Bình có cảnh sắc thiên nhiên phong phú, địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, những món ăn ngon ở Ninh Bình cũng chính là điều khiến du khách thích thú và ấn tượng về vùng đất này.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội: Ấn tượng chương trình nghệ thuật chào mừng thành lập phường Sơn Tây
    Chào mừng thành lập phường Sơn Tây (thành phố Hà Nội) đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025 theo Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tối 5/7 tại sân khấu chính Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, Đảng ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Sơn Tây tổ chức chương trình nghệ thuật với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
  • Phở Đệ Nhất Thanh - Truyện ngắn của Huỳnh Trọng Khang
    Con vàng anh yếm cam nghiêng đầu rỉa cánh. Trong ánh nhập nhoạng của ngày vừa vào sáng, nhúm lông vũ bé bỏng như đốm lửa hoang dã bập bùng trong chiếc lồng treo trước nhà chú Xè.
  • Chuyện người phụ nữ họ Trần cứu chúa Nguyễn trên phá Tam Giang
    Người phụ nữ họ Trần được dân gian kể là người có công cứu chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang và đang được thờ tự ở xã Đan Điền (TP Huế) với tên gọi miếu Bà Tơ.
  • Diễn viên nhí Khôi Nguyên gây xúc động trong phim “Dịu dàng màu nắng”
    Mới chỉ sáu tuổi, Khôi Nguyên – diễn viên nhí vào vai bé Khoai trong phim truyền hình “Dịu dàng màu nắng” đã có diễn xuất chạm đến trái tim hàng triệu khán giả bằng lối diễn tự nhiên, chân thật, cảm xúc và đầy bản năng.
  • Mô hình y tế ba trụ cột đưa Phương Đông vào Top 3 Bệnh viện tốt nhất Việt Nam 2025
    Trong bối cảnh ngành y tế không ngừng chuyển mình, mô hình bệnh viện hiện đại, thông minh và lấy người bệnh làm trung tâm đã trở thành tiêu chuẩn mới. Danh hiệu Top 3 Bệnh viện tốt nhất Việt Nam 2025 là minh chứng cho hành trình bền bỉ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông – nơi chất lượng điều trị đến từ sự cộng hưởng giữa môi trường trong lành, công nghệ hiện đại và đội ngũ tận tâm. Cũng chính ba trụ cột ấy đã làm nên dấu ấn khác biệt của Phương Đông giữa một môi trường y tế ngày càng cạnh tranh
Đừng bỏ lỡ
Mâm cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO