Chuyển động Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi): Gỡ “điểm nghẽn” cho Hà Nội thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước

Trung Kiên 19:52 01/07/2024

Trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội được xác định là 1 trong 3 trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước. Điều này sẽ sớm được hiện thực hóa khi Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua, có các chính sách như một “bệ phóng” để các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô vươn xa.

Tiềm năng lớn, nỗ lực không ngừng

Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa (Nghị quyết số 09-NQ/TU về Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Thành ủy Hà Nội). Nghị quyết số 09-NQ/TU xác định phát triển công nghiệp văn hóa là ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại nhiều việc làm và thu nhập.

tinhhoabac-bo.jpg
Các "nghệ sĩ nông dân" huyện Quốc Oai trong vở diễn thực cảnh Tinh hoa Bắc Bộ. Vở diễn thực cảnh này do một doanh nghiệp tư nhân đầu tư, biểu diễn trên sân khấu mặt nước tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội trong 5 năm qua.

Trên thực tế, Hà Nội có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, nổi bật là Thủ đô có 5.922 di tích lịch sử - văn hóa; 1.793 di sản văn hóa phi vật thể; 1.350 làng nghề; 1.173 lễ hội mới và sự kiện văn hóa, nghệ thuật; 115 không gian sáng tạo đa lĩnh vực. Ngoài ra, Hà Nội có nguồn lực con người rất lớn với gần 52% dân số trẻ, tập trung nhân tài, trí tuệ của cả nước với hơn 70% trường đại học, trung tâm nghiên cứu, học viện; 80% số phòng nghiên cứu khoa học trọng điểm của cả nước nằm trên địa bàn; 2 khu công nghiệp công nghệ cao, hơn 3.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, nghệ thuật, văn hóa, thời trang…

Để phát triển công nghiệp văn hóa, Hà Nội đã tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng, lợi thế của Thủ đô như: du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, quảng cáo, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, mỹ thuật; điện ảnh, thời trang, ẩm thực; phần mềm và các trò chơi giải trí; truyền hình và phát thanh, xuất bản phù hợp với thực tiễn Thủ đô và từng giai đoạn cụ thể.

Thành phố Hà Nội cũng đã dành nhiều nguồn lực đầu tư cho công nghiệp văn hóa nói riêng. Có thể kể đến Nghị quyết số 02/NQ-HĐND bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 và những năm tiếp theo với hơn 14.000 tỉ đồng để tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, tạo đà cho phát triển du lịch văn hóa, xây dựng thành phố sáng tạo. HĐND Thành phố cũng đã ban hành Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND quy định chế độ đãi ngộ, hỗ trợ đối với nghệ sỹ, nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”… Đây là quyết sách quan trọng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển cho các ngành, lĩnh vực công nghiệp văn hóa phát triển.

Trong lĩnh vực điện ảnh, UBND Thành phố đã xây dựng Quy hoạch hệ thống rạp hát, rạp chiếu phim trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; chấp thuận bố trí rạp chiếu phim theo hình thức xã hội hóa... Cùng đó, Hà Nội tổ chức Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội từ năm 2016 (2 năm/lần), thu hút hàng nghìn nghệ sĩ, nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên xuất sắc đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thố trên toàn thế giới tới với Thủ đô.

monsoon.jpg
Lễ hội Âm nhạc quốc tế Gió Mùa - một trong những lễ hội âm nhạc xã hội hóa lớn nhất tại Thủ đô những năm gần đây, thu hút hàng vạn khán giả, hàng trăm nghệ sĩ hàng đầu trên thế giới về Hà Nội.

Nhiều năm qua, hoạt động biểu diễn của Hà Nội cũng được nâng cao về cả số lượng lẫn chất lượng với các chương trình nghệ thuật có yếu tố xã hội hóa như: Chương trình “Vietnam Airlines Classic - Hanoi Concert”, Lễ hội Âm nhạc quốc tế Gió Mùa; Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2016, 2018, 2020, 2022”... Các ngành công nghiệp văn hóa khác như mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, quảng cáo, trò chơi giải trí cũng được các cơ quan chức năng tạo điều kiện cho đơn vị, doanh nghiệp tổ chức các hoạt động. Qua đó, ngành công nghiệp văn hóa đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong những năm qua.

“Bệ phóng” của Luật Thủ đô (sửa đổi)

Thực tế phản ánh, Hà Nội chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế sẵn có để phát triển công nghiệp văn hóa xứng tầm, đưa công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế mũi nhọn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này. Trong đó, “chướng ngại vật” mà Hà Nội gặp phải trong thời gian qua, đó là bị hạn chế về cơ chế, chính sách mang tính đặc thù để huy động, đầu tư, khai thác tối đa và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô vừa bao trùm, đặc sắc, vừa bền vững, hiện đại.

“Phát triển công nghiệp văn hóa là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội trên tinh thần “đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho phát triển bền vững”.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong

Luật Thủ đô 2012 cũng chưa kịp bổ sung những chính sách còn chênh với thực tiễn hay nói cách khác, Hà Nội gặp “rào cản” về cơ chế, chính sách, quy định pháp luật liên quan để thu hút các nhà đầu tư, khối tư nhân cùng chung tay phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

mua-roi-6-.jpg
Hà Nội rất giàu tiềm năng, lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, đặc biệt Thủ đô có hệ thống di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, độc đáo.

Trong bối cảnh đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7, với nhiều sự bổ sung, điều chỉnh kịp thời thể hiện qua các chính sách đặc thù, đã gỡ nhiều “điểm nghẽn” cho Hà Nội trong tiến trình phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn. Minh chứng, Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép Thành phố Hà Nội được thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa trên cơ sở các khu phố, tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hiện hữu để huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các hoạt động dịch vụ, thương mại, văn hóa tại khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa, trên cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường cao hơn so với quy định chung để thu hút, phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại trên địa bàn, cải thiện điều kiện sống của người dân, bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.

Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng mang tính đột phá, tạo “bệ phóng” cho công nghiệp văn hóa phát triển xứng tầm với tiềm năng, đó là Luật bổ sung quy định cho phép Thành phố Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. HĐND Thành phố quy định chi tiết thẩm quyền thành lập; trình tự, thủ tục thành lập; việc tổ chức, hoạt động, biện pháp quản lý đối với trung tâm công nghiệp văn hóa và các chính sách ưu đãi đối với trung tâm công nghiệp văn hóa sử dụng nguồn lực của Thành phố. Quy định này của Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp văn hóa mà Thủ đô có nhiều thế mạnh, tận dụng các lợi thế về không gian văn hóa, qua đó, phát huy triệt để và đồng đều thị trường văn hóa trên địa bàn Thành phố.

Đặc biệt, Luật Thủ đô (sửa đổi) có chính sách “Dự án đầu tư mới vào lĩnh vực thể thao và một số ngành công nghiệp văn hóa bao gồm: quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa; văn hóa ẩm thực theo danh mục chi tiết do UBND Thành phố quyết định”.

Chính sách này cho thấy, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã nhấn mạnh vai trò của thành phần tư nhân rất quan trọng trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Hà Nội, thể hiện “tư duy mới – tầm nhìn mới” về việc áp dụng phương thức đối tác công - tư trong lĩnh vực văn hóa và một số ngành công nghiệp văn hóa. Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy Nhà nước tạo ra định hướng, hành lang pháp lý và trên cơ sở đó sẽ huy động được sự tham gia của các thành phần tư nhân để cùng phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Bài liên quan
  • Khẩn trương đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống ngay khi có hiệu lực
    Phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vào sáng nay 1/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị thành phố Hà Nội khẩn trương triển khai, thi hành Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực ngay khi có hiệu lực.
(0) Bình luận
  • Đảng bộ Khối các cơ quan TP Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
    Chiều 7/10, Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập (10/10/1954 – 10/10/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
  • 20 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”
    Góp vào chuỗi hoạt động chung của Thành phố chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chiều 7/10, báo Hà Nội mới đã tổ chức Lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi viết “70 năm Giải phóng Thủ đô: Ký ức tự hào”.
  • “Hà Nội - Bản hùng ca phố”: Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt diễn ra vào tối ngày 10/10
    Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô nhằm nêu bật ý nghĩa, giá trị lịch sử to lớn của Ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; lòng tự hào, tự tôn dân tộc và tự hào về Thủ đô nghìn năm văn hiến, anh hùng.
  • Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội dâng hương, tưởng niệm đồng chí Trần Duy Hưng
    Sáng 7/10, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh làm trưởng đoàn đã dâng hương tưởng niệm cố Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng tại Nhà lưu niệm đồng chí Trần Duy Hưng (quận Nam Từ Liêm).
  • Hà Nội thu ngân sách 9 tháng đạt gần 93% dự toán
    Theo số liệu từ Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 9 tháng năm 2024 ước thực hiện 379 nghìn tỷ đồng, đạt 92,8% dự toán pháp lệnh năm và tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2023.
  • Trung đoàn Thủ đô: Vinh quang ngày trở lại
    Lịch sử cách mạng Việt Nam ghi dấu một trung đoàn “có một không hai”: đều là những người con Hà Nội, thành lập đầu tiên ngay sau ngày Toàn quốc kháng chiến, ngay trên chiến lũy Hà Nội; được Bác Hồ trao gửi niềm tin: “Các em là đội cảm tử. Các em cảm tử để cho Tổ quốc quyết sinh”; được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định “tượng trưng cho bộ đội của một dân tộc nhược tiểu quyết tâm không muốn làm nô lệ và đã ngang nhiên chống lại quân đội một nước lớn hùng mạnh của đế quốc chủ nghĩa”. Đó chính là Trung đoàn Thủ đô - đơn vị vinh dự được Bác Hồ trao nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Luật Thủ đô (sửa đổi): Gỡ “điểm nghẽn” cho Hà Nội thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO