Nhịp sống Hà Nội

Lặng lẽ Đường Lâm

Thạch Thảo 25/03/2024 09:55

Là ngôi làng cổ đầu tiên được công nhận di tích quốc gia, Đường Lâm tiêu biểu cho kiến trúc, cảnh quan, văn hóa của những làng quê Bắc Bộ xưa kia. Đến Đường Lâm, giống như đang trải qua một chuyến du hành ngược thời gian về quá khứ. Cây đa, bến nước, sân đình, chùa, quán… khung cảnh của những làng quê Bắc Bộ cổ xưa như vẫn nguyên vẹn ở nơi đây.

z5267203331023_07684bdecfc3fe6f6bc117cfab7d4d91.jpg

Nằm bên hữu ngạn sông Hồng thuộc thị xã Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội hơn 40km, làng cổ Đường Lâm được nhắc tới trong Đại Việt sử ký toàn thư là nơi sinh của hai vị vua Phùng Hưng và Ngô Quyền.

z5267200040321_3004326dd94336071bd94f07d97e04d3.jpg

Cổng làng Mông Phụ, công trình được coi là một phần linh hồn của làng cổ Đường Lâm, được xây dựng vào năm 1833 với kiến trúc vòm và kết cấu đá ong mang đậm nét văn hóa kiến trúc thời nhà Lê. Đây là một trong những cổng làng cổ đẹp nhất Việt Nam đã xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm hội họa và nhiếp ảnh.

z5267206851598_77a77d4a57aea47f23f1ec9aa3d551a5.jpg

Đình Mông Phụ, được xây dựng từ năm 1684 dưới đời vua Lê Hiển Tông (có tài liệu ghi năm 1533 thời vua Mặc Đăng Doanh). Đình mang lối kiến trúc cổ, được thiết kế theo kiểu chữ Công. Đình thờ Tản Viên Sơn Thánh, một trong bốn vị Thánh bất tử của tín ngưỡng Việt Nam.

z5267190662867_e20d2fb0a62928cd0cc3cb8d48b68857.jpg

Không chỉ nổi danh là mảnh đất địa linh nhân kiệt "Một ấp 2 vua" mà Đường Lâm còn được biết đến là một trong số rất ít những ngôi làng cổ của Việt Nam mà hầu như chưa bị tốc độ đô thị hóa làm thay đổi nhiều.

z5267204188653_16a2a40ce9d53523c5364b276c1e8000.jpg

Đường Lâm giống như một bảo tàng sống của văn hóa nông nghiệp, nông thôn truyền thống Việt Nam.

z5281545373941_49bf246ff9cbc57762e379942fb2880c.jpg

Hàng trăm ngôi nhà cổ bằng gạch đỏ và đá ong hằn sâu dấu vết của thời gian tạo cho nơi này vẻ đẹp nguyên sơ, thuần khiết tiêu biểu của xứ Đoài.

z5267193795271_1828bf914239f6b43c9a46c339750349.jpg

Ngoài hai vị vua là Phùng Hưng và Ngô Quyền thì vùng đất cổ Đường Lâm còn sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng khác như bà Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng), Thám hoa Giang Văn Minh, bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An,..

z5267196855279_6e3da03e81faf533c31ecd03ac3f129e.jpg

Cùng với chè lam, kẹo lạc thì Đường Lâm cũng nổi tiếng với món tương nếp. Nghề làm tương ở Đường Lâm đã tồn tại từ xa xưa, cha truyền con nối. Nhà nào ít cũng có một vài chum, nhà nhiều thì vài chục, thậm chí hàng trăm chum tương.

z5281541013014_176e8cd4001efe66a2c6275551ceb4d3.jpg

Với người dân Đường Lâm, tương không chỉ đơn thuần là món ăn dân dã, thanh đạm mà xuyên suốt lịch sử tương đã trở thành một phần văn hóa gắn chặt với vùng đất cổ Đường Lâm như lời của câu ca:

Còn trời, còn đất, còn mây

Còn ao rau muống, còn đầy chum tương".

z5281571402549_f13c326d790701bf4796a2ad1284ba6b.jpg

Nghề làm tương ở Đường Lâm vẫn giữ cách làm thủ công truyền thống tạo nên vị thơm ngon đặc biệt cho tương. Làm tương không chỉ phục vụ kinh tế mà còn là thứ đặc sản góp phần quảng bá du lịch, thứ quà quê được du khách rất ưa chuộng khi đến đây./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của Hà Nội mùa thay lá
    Thủ đô mỗi mùa mang một sắc, mỗi con phố nhuốm một màu. Đó cũng chính là nét đẹp riêng của Hà Nội khiến bao người say đắm. Đi đạo phố phường những ngày này, mọi người sẽ cảm nhận được sự dịu dàng, thơ mộng của thiên nhiên lúc giao mùa.
  • Khoảnh khắc đẹp nhất tháng Ba Hà Nội: “Hoa ban bung nở”
    Mỗi độ tháng 3 về, Thủ đô Hà Nội lại được điểm tô bởi sắc tím thanh khiết của hoa ban – loài hoa đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc. Dọc các tuyến phố như Hoàng Diệu, Bắc Sơn, Nguyễn Du, Thanh Niên…, từng chùm hoa ban bung nở, tạo nên khung cảnh lãng mạn như tranh vẽ.
  • Công viên Cầu Giấy - "Lá phổi xanh" giữa Thủ đô
    Sau nhiều năm đưa vào hoạt động, Công viên Cầu Giấy đã xuống cấp và đang được triển khai cải tạo, sửa chữa nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vui chơi, giải trí, tập thể dục thể thao… của người dân.
  • Tân binh Thị xã Sơn Tây lên đường nhập ngũ với ý chí, hành trang của Thủ đô anh hùng
    Đại diện cho hơn 100 tân binh thị xã Sơn Tây lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an Nhân dân năm 2025, công dân Nguyễn Duy Long đã hứa: Tiếp tục phát huy truyền thống quê hương Sơn Tây – Thủ đô anh hùng, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an và nhân dân giao phó.
  • Hà Nội: Lan tỏa văn hóa đọc từ Lễ hội Xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê
    Tại Lễ hội xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) từ ngày 10 đến 12 tháng Giêng, cạnh ngôi chùa cổ kính vừa đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt là không gian văn hóa đọc đặc sắc thu hút đông đảo nhân dân, các em nhỏ.
  • Thị xã Sơn Tây phát động Tết trồng cây và khai bút xuân Ất Tỵ 2025
    Sáng 5/2 (mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại cụm di tích Đền thờ vua Phùng Hưng; Đền thờ và lăng Vua Ngô Quyền (thôn Cam Lâm - xã Đường Lâm), Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ khai bút đầu năm và phát động Tết trồng cây xuân Ất Tỵ 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Lặng lẽ Đường Lâm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO