Nhịp sống Hà Nội

Chơi cờ tướng - Thú vui tao nhã của người Hà Nội

Hương Diệp 19:08 09/07/2025

Không chỉ là trò tiêu khiển, chơi cờ tướng còn như một phần của đời sống người dân Thủ đô. Từ bao đời nay, người Hà Nội – nhất là các cụ hưu trí – vẫn giữ cho mình thú chơi cờ như một cách rèn luyện trí tuệ, giữ tâm thế ung dung.

Từ xa xưa, cờ tướng đã được chơi phổ biến ở Kinh đô Thăng Long. Cho đến tận bây giờ, thú chơi vừa có tiếng đỉnh cao trí tuệ lại vừa dân dã ấy vẫn là "liều thuốc tinh thần" vô giá với người Hà Nội thông qua những câu chuyện đầy thú vị.

fxn-2025-07-09-090355.394.jpg

Đến những điểm sinh hoạt cộng đồng của Hà Nội đâu đâu cũng thấy cờ tướng, là nhận xét của không ít người. Từ vỉa hè những tuyến phố buôn bán sầm uất nhất Thủ đô như Hàng Ngang, Hàng Đào, cho đến những khu tập thể, cứ chiều đến là những bàn cờ tướng được bày ra.

fxn-2025-07-09-090932.087.jpg
Đã thành thói quen, ông Nguyễn Đức Sơn và ông Quang Hào (khu tập thể Giảng Võ) chiều nào cũng cùng những người bạn của mình tụ tập dưới khu tập thể để chơi vài ván cờ tướng.

Chơi cờ tướng không chỉ là đánh cờ. Đó là một cuộc đấu trí đòi hỏi sự suy tính, kiên nhẫn và cả sự hiểu người. Mỗi quân cờ, mỗi nước đi đều phản ánh tính cách của người chơi: có người chắc chắn như tượng, có người linh hoạt như mã, có người gan lì như pháo, cũng có người quyết đoán như xe...

fxn-2025-07-09-090459.341.jpg

Chỉ một bàn cờ, đôi khi là một tờ giấy được kẻ ô, cộng với 32 quân cờ, người ta có thể thi đấu bất cứ nơi đâu. Thậm chí, trong thời kỳ chiến tranh hay bao cấp, khó khăn đủ đường, người ta vẫn có thể chơi cờ tướng. Bởi chỉ cần mấy chục mẩu gỗ gọt đi, rồi vẽ tên quân là người ta có thể bắt đầu cuộc chơi.

fxn-2025-07-09-090753.430.jpg
Ông Nguyễn Đức Sơn cho biết, mình đã chơi cờ nhiều năm. Ngày nào chúng tôi cũng ra đây từ 8-9h sáng và đến khoảng 7h tối khi phố lên đèn thì chúng tôi về. Có khi vì mải chạy theo ván cờ mà quên cả ăn.
fxn-2025-07-09-090556.015.jpg
Mỗi ván cờ chỉ có hai người chơi nhưng già, trẻ, lớn, bé đều có thể tham gia, chỉ cần có đam mê.

Thú chơi cờ gắn liền với nền nếp văn hóa ứng xử của người Hà Nội: trọng nghĩa, trọng tình, quý trọng sự điềm đạm, sâu sắc mà rất tinh tế. Người chơi cờ giỏi không phải người thắng nhiều, mà là người “giữ được hòa khí”, khiến ván cờ không trở thành nơi thắng thua, mà là cuộc trò chuyện giữa những tâm hồn đồng điệu.

fxn-2025-07-09-091615.644.jpg

Tiếng quân cờ chạm mặt gỗ vang lên lách cách có sức thu hút đặc biệt với những người xung quanh. Nhiều người dù không phải trong nhóm đánh cờ cũng ghé xem và bàn luận rôm rả.

Cứ thế, mỗi ngày, từ sáng đến chiều muộn, bên những gốc cây ven hồ, ghế đá công viên, hay trong các sân tập thể,... đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu thích cờ tướng.

Với người Hà Nội, chơi cờ tướng không chỉ là để tiêu khiển, mà còn là cách giúp mọi người gắn kết với nhau như một phần không thể thiếu trong nhịp sống chậm rãi, bình yên của Hà Nội ngàn năm văn hiến./.

Bài liên quan
  • Cắt tóc vỉa hè – Nét đẹp bình dị trong văn hóa đường phố Hà Nội
    Xuất hiện từ cuối những năm 80, đầu năm 90 của thế kỷ trước, nghề cắt tóc vỉa hè từng là “kế sinh nhai” của những người cao niên sau khi nghỉ hưu. Không cần bảng hiệu, chỉ cần 1 chiếc gương, 1 chiếc bàn nhỏ, vài ba chiếc ghế và bộ dụng cụ cắt tóc là những người thợ đã có thể hành nghề. Qua năm tháng, những tiệm cắt tóc vỉa hè dần thưa vắng nhưng hình ảnh ấy vẫn in đậm trong tâm trí người Hà Nội như một biểu tượng bình dị của nếp "sống chậm" giữa nhịp sống đô thị đang hối hả chuyển mình.
(0) Bình luận
  • Cắt tóc vỉa hè – Nét đẹp bình dị trong văn hóa đường phố Hà Nội
    Xuất hiện từ cuối những năm 80, đầu năm 90 của thế kỷ trước, nghề cắt tóc vỉa hè từng là “kế sinh nhai” của những người cao niên sau khi nghỉ hưu. Không cần bảng hiệu, chỉ cần 1 chiếc gương, 1 chiếc bàn nhỏ, vài ba chiếc ghế và bộ dụng cụ cắt tóc là những người thợ đã có thể hành nghề. Qua năm tháng, những tiệm cắt tóc vỉa hè dần thưa vắng nhưng hình ảnh ấy vẫn in đậm trong tâm trí người Hà Nội như một biểu tượng bình dị của nếp "sống chậm" giữa nhịp sống đô thị đang hối hả chuyển mình.
  • Hà Nội: Ấn tượng chương trình nghệ thuật chào mừng thành lập phường Sơn Tây
    Chào mừng thành lập phường Sơn Tây (thành phố Hà Nội) đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025 theo Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tối 5/7 tại sân khấu chính Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, Đảng ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Sơn Tây tổ chức chương trình nghệ thuật với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
  • Một thoáng Tây Hồ, một mùa sen níu bước người thương
    Mỗi độ hè sang, hồ sen Tây Hồ lại ngập tràn trong sắc hồng thanh khiết và hương thơm dịu nhẹ của loài hoa quý – sen Bách Diệp. Không chỉ là biểu tượng văn hóa đặc trưng của Hà Nội, sen Bách Diệp còn là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng, mang đến những trải nghiệm đầy thi vị cho du khách.
  • Thủ đô Hà Nội bắn pháo hoa tại 5 điểm nhân dịp Quốc khánh 2/9
    Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
  • Trước kỳ thi tuyển sinh lớp 10, nhiều phụ huynh và học sinh đến Văn Miếu Quốc Tử Giám dâng hương
    Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026 của Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 7-8/6. Với gần 116.000 thí sinh dự thi và 201 điểm thi, kỳ thi vào lớp 10 năm nay của Hà Nội có quy mô lớn gấp khoảng 10 lần so với các tỉnh thành khác. Để an tâm bước vào kỳ thi có sức cạnh tranh cao, nhiều phụ huynh và học sinh đã tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám dâng hương cầu may mắn.
  • Người dân Hà Nội tất bật chuẩn bị Tết Đoan Ngọ
    Ngày Tết Đoan Ngọ, các khu chợ dân sinh, chợ truyền thống nhộn nhịp hơn khi người dân tất bật mua sắm các lễ vật để chuẩn bị cho mâm cúng dâng lên bàn thờ gia tiên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Chơi cờ tướng - Thú vui tao nhã của người Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO