Nhịp sống Hà Nội

Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu bắt nhịp phát triển công nghiệp văn hóa

Hoa Quỳnh - Hải Truyền 12/09/2023 06:01

Tại Hà Nội, xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội) nổi tiếng bậc nhất với làng nghề tăm hương lịch sử hơn 100 năm. Không chỉ được gìn giữ, làng nghề tăm hương nơi đây đang bắt nhịp quá trình phát triển công nghiệp văn hóa trên mảnh đất Thăng Long.

Đặt chân đến Quảng Phú Cầu trong bất kỳ thời gian nào trong năm, du khách dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân địa phương tất bật với các công đoạn làm tăm hương truyền thống. Đại diện chính quyền xã Quảng Phú Cầu chia sẻ, xã hiện có 6 thôn tất cả đều là làng nghề, trong đó làng nghề tăm hương trước chỉ có ở thôn Phú Lương Thượng, nay đã lan ra ở hầu khắp các thôn khác.

tam-huong-13-.jpg
Làng nghề tăm hương truyền thống Quảng Phú Cầu đã có tuổi đời hàng trăm năm. Hiện có đến 70% hộ dân tại địa phương sản xuất nghề tăm hương truyền thống. (Ảnh: NVCC).

Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu đã có hơn 100 năm tồn tại và phát triển. Trước kia, việc làm hương tại địa phương hoàn toàn thủ công từ việc vót tăm, nhuộm chân, se hương, làm thân hương, phơi khô và đóng gói tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, người dân làng nghề đã đầu tư mua sắm máy móc, công nghệ hiện đại giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất, vừa tạo ra sản phẩm đều và đẹp hơn. Tại xã Quảng Phú Cầu hiện có khoảng 3.000 hộ dân sản xuất tăm hương, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương với thu nhập từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng/ngày.

tam-huong-12-.jpg
Với nghề làm tăm hương truyền thống, hàng nghìn lao động địa phương đã có công ăn việc làm; thu nhập từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng/ngày. (Ảnh: NVCC).
tam-huong-3-(1).jpg
Các hộ sản xuất tăm hương làng nghề Quảng Phú Cầu đã đầu tư mua sắm máy móc, công nghệ hiện đại giúp đẩy nhanh quá trình sản xuất, vừa tạo ra sản phẩm đều và đẹp hơn

Vừa giữ gìn và đẩy mạnh phát triển làng nghề, thu nhập của người dân Quảng Phú Cầu cũng tăng lên theo thời gian. Theo số liệu của UBND xã Quảng Phú Cầu, năm 2022, bình quân thu nhập đầu người toàn xã đạt 62,5 triệu đồng/người; dự kiến đến hết 2023, bình quân thu nhập đầu người sẽ đạt xấp xỉ 70 triệu đồng/người. Hương tại làng nghề Quảng Phú Cầu được ưa dùng vì làm từ trầm, tùng, trắc, quy đầu, bạch chỉ, hoắc hương, hoa hồi, quế chi, nhựa cây trám, củ, rễ cây bài, than xoan... không gây hại cho sức khỏe con người.

tam-huong-5-(1).jpg
Người dân phơi tăm hương ở những con đường trong thôn, xã...
tam-huong-2-(1).jpg
Sắc đỏ rực rỡ của tăm hương xuất hiện ở nhiều cung đường, hiên nhà tại xã Quảng Phú Cầu.

Không chỉ cung ứng thị trường trong nước, sản phẩm tăm hương làng nghề truyền thống Quảng Phú Cầu đã xuất khẩu qua nhiều nước gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Vương quốc Anh. Đặc biệt, làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu gần đây đã trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch trải nghiệm, du lịch làng nghề.

337008193_3486989831573046_8959380573966341685_n.jpg
Làng nghề tăm hương truyền thống Quảng Phú Cầu là điểm đến "check-in" của nhiều du khách thời gian qua. (Ảnh: NVCC).
336794247_210650908226465_7715401634982412392_n.jpg
Những sắc màu lung linh huyền ảo tại làng nghề tăm hương truyền thống ngoại thành Hà Nội. (Ảnh: NVCC).

Khách du lịch về thăm làng nghề ngày càng nhiều, người dân xã Quảng Phú Cầu nhận thấy đây là tiềm năng phát triển du lịch làng nghề. Bởi vậy, nhiều hộ dân sản xuất tăm hương tại xã Quảng Phú Cầu đã dùng một góc sân, hiên nhà để xếp những bó chân hương với màu sắc đỏ, vàng, xanh… thành các “tác phẩm nghệ thuật” như bông hoa, quốc kỳ Việt Nam, bản đồ quốc gia hình chữ S, cây thông Noel. Sự sáng tạo này cùng việc đẩy mạnh quảng bá, truyền thông qua các kênh mạng xã hội, làng nghề tăm hương truyền thống Quảng Phú Cầu trở thành điểm đến của du khách trong nước cũng như quốc tế.

tam-huong-10-.jpg
Người dân làng nghề sắp đặt những bó chân hương thành hình ảnh bản đồ, Quốc kỳ Việt Nam như một tác phẩm nghệ thuật. (Ảnh: NVCC).
tam-huong-18-.jpg
Nhiều bạn trẻ đến làng tăm hương Quảng Phú Cầu để tham quan, lưu lại những hình ảnh làm kỷ niệm. (Ảnh: NVCC).
338566222_934861831152794_9125562336058255269_n.jpg
Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu đã, đang trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: NVCC).

Hiện nay, du khách đến với làng nghề tăm hương truyền thống Quảng Phú Cầu vừa được trải nghiệm các công đoạn làm hương mà còn được tìm hiểu giá trị văn hóa, mua sản phẩm và “check-in” để “khoe” với cả thế giới trên các nền tảng mạng xã hội.

tam-huong-19-.jpg
Thiếu nữ tạo dáng bên những bó chân hương nhiều sắc màu.
tamhuong(1).jpg
Với việc vừa gìn giữ nghề truyền thống, tạo ra sản phẩm phục vụ thị trường trong nước lẫn quốc tế, kết hợp phát triển du lịch làng nghề, du lịch trải nghiệm; làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu đang hòa nhịp phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Hà Nội. (Ảnh: NCCC).

Sở hữu nét riêng và độc đáo trong hàng ngàn làng nghề của Hà Nội, kết hợp bề dày lịch sử - văn hóa, làng nghề tăm hương truyền thống Quảng Phú Cầu đã đáp ứng "điều kiện cần" để phát triển du lịch, góp phần quảng bá tinh hoa làng nghề, tạo thêm nguồn thu cho địa phương.

Nếu chú trọng tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời đẩy mạnh cải tiến sản phẩm gắn với ứng dụng khoa học công nghệ trên nền tảng tri thức dân gian, tăng cường kết nối xây dựng tour tuyến tham quan, làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu sẽ có thêm "điều kiện đủ" và hứa hẹn trở thành một địa chỉ du lịch làng nghề sống động và hút khách của Thủ đô Hà Nội./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của Hà Nội mùa thay lá
    Thủ đô mỗi mùa mang một sắc, mỗi con phố nhuốm một màu. Đó cũng chính là nét đẹp riêng của Hà Nội khiến bao người say đắm. Đi đạo phố phường những ngày này, mọi người sẽ cảm nhận được sự dịu dàng, thơ mộng của thiên nhiên lúc giao mùa.
  • Khoảnh khắc đẹp nhất tháng Ba Hà Nội: “Hoa ban bung nở”
    Mỗi độ tháng 3 về, Thủ đô Hà Nội lại được điểm tô bởi sắc tím thanh khiết của hoa ban – loài hoa đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc. Dọc các tuyến phố như Hoàng Diệu, Bắc Sơn, Nguyễn Du, Thanh Niên…, từng chùm hoa ban bung nở, tạo nên khung cảnh lãng mạn như tranh vẽ.
  • Công viên Cầu Giấy - "Lá phổi xanh" giữa Thủ đô
    Sau nhiều năm đưa vào hoạt động, Công viên Cầu Giấy đã xuống cấp và đang được triển khai cải tạo, sửa chữa nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vui chơi, giải trí, tập thể dục thể thao… của người dân.
  • Tân binh Thị xã Sơn Tây lên đường nhập ngũ với ý chí, hành trang của Thủ đô anh hùng
    Đại diện cho hơn 100 tân binh thị xã Sơn Tây lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an Nhân dân năm 2025, công dân Nguyễn Duy Long đã hứa: Tiếp tục phát huy truyền thống quê hương Sơn Tây – Thủ đô anh hùng, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an và nhân dân giao phó.
  • Hà Nội: Lan tỏa văn hóa đọc từ Lễ hội Xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê
    Tại Lễ hội xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) từ ngày 10 đến 12 tháng Giêng, cạnh ngôi chùa cổ kính vừa đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt là không gian văn hóa đọc đặc sắc thu hút đông đảo nhân dân, các em nhỏ.
  • Thị xã Sơn Tây phát động Tết trồng cây và khai bút xuân Ất Tỵ 2025
    Sáng 5/2 (mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại cụm di tích Đền thờ vua Phùng Hưng; Đền thờ và lăng Vua Ngô Quyền (thôn Cam Lâm - xã Đường Lâm), Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ khai bút đầu năm và phát động Tết trồng cây xuân Ất Tỵ 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Huyện Chương Mỹ: Chuyển đổi số, cải cách hành chính, Đề án 06 là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá để phát triển
    Với quyết tâm cao, bám sát chủ đề công tác năm 2025 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy Hà Nội, Chỉ thị số 39-CT/HU của Huyện ủy, quý I năm 2025, huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật, trong đó có công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06.
  • "Nhượng quyền thông minh – Thành công bứt phá"
    Vừa qua, tại Hà Nội, Công ty TNHH TMDV Viên An Group (VAG), đơn vị độc quyền thương hiệu Yi He Tang tại Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố chính sách nhượng quyền Yi He Tang Việt Nam năm 2025 với chủ đề Nhượng quyền thông minh – Thành công bứt phá.
Đừng bỏ lỡ
Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu bắt nhịp phát triển công nghiệp văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO