Nhịp sống Hà Nội

Nét đẹp văn hoá truyền thống ở Lễ hội làng Bát Tràng

PV 20:40 19/03/2024

Lễ hội làng Bát Tràng được tổ chức vào ngày 14 – 15/2 âm lịch hàng năm, lễ hội là nơi để tìm về những giá trị lịch sử, văn hóa của làng nghề gốm.

bt2.jpeg
Hoạt động văn hóa tín ngưỡng của người Bát Tràng diễn ra tại những sự kiện lễ hội hàng năm.

Bát tràng là một ngôi làng cổ bên bờ Bắc của sông Hồng. Nhắc đến những làng nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam không thể không nhắc đến làng gốm Bát Tràng - Một trong những điểm tham quan tại Hà Nội.

Không chỉ nổi tiếng với nghề gốm – di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, Bát Tràng còn được biết đến như một ngôi làng mang những giá trị văn hoá, lịch sử đặc sắc, ẩn chứa qua các công trình kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, những lễ hội và nghệ thuật ẩm thực độc đáo…của một ngôi làng gần ngàn năm tuổi.

Nơi đây lưu giữ những nét văn hóa truyền đời của Hà Nội và còn là địa nơi cung cấp đồ sứ gớm nhất Việt Nam. Trải qua bao thời kỳ thăng trầm, làng gốm Bát Tràng ngày nay được xem là một địa điểm du lịch nổi tiếng và có sức hút đối với dâng trong nghề gốm và dân tay ngang.

Lễ hội được tổ chức tại Đình Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Đình Bát Tràng là nơi thờ 6 vị thần có công trong việc giúp dân giữ nước, gồm: Bạch Mã Đại Vương, Phan Đại Tướng, Tràng Thuận Nghi Dung, Cai Minh Đại Vương, Lưu Thiên Tử Đại Vương, Hồ Quốc Thần Đại Vương.

Lễ hội Làng nghề Bát Tràng được tổ chức nhằm tôn vinh nghề truyền thống và thể hiện ước vọng của người dân về một cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Tất cả những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đó sẽ được tái hiện trong những ngày Hội làng.

Lễ hội làng Bát Tràng xưa kéo dài 15 ngày trong tháng Hai âm lịch. Ngày nay, Hội làng chỉ tổ chức trong 3 ngày, 14, 15 và 16 tháng hai âm lịch. Các hoạt động sẽ được tổ chức tại các di tích lịch sử đã được xếp hạng như: Kim Trúc Tự, Đền Mẫu Bản Hương, Văn Từ, mà trọng tâm là Đình làng Bát Tràng. Những hoạt động chính của Lễ hội gồm có:

bt3.jpeg
Sản phẩm gốm sứ thấu quang của Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Danh Tú (Bát Tràng).

Ngày 14 tháng Hai: 9 giờ sáng khai hội. Dân làng dâng lễ Tam sinh (Trâu, Dê, Lợn ) sau đó hai đoàn rước thực hiện chương trình cấp thủy, rước nước và rước bộ. Đoàn cấp thủy, thực hiện nghi thức lấy nước dòng Nhị Hà vào chóe cúng dâng vào đại đình, dùng để cúng tế cả năm. Đoàn rước bộ, dâng hương tại Kim Trúc Tự, nhà thờ Bác Hồ, Đền Mẫu Bản Hương.

10 giờ tập trung tại Khu triển lãm 1.000 năm Thăng Long, thực hiện Lễ công bố và tiếp nhận quyết định của Sở Công thương; ra mắt mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, phát triển nghề gốm di sản quốc gia, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch :xã Bát Tràng.

Đúng 11 giờ hai đoàn rước thủy bộ tập kết về Đình dâng lễ Tế Thánh. Ngày 15 tháng Hai: từ 8 giờ các tổ chức doanh nghiêp và cộng đồng dân cư, quý khách dâng lễ. 11 giờ 30 thụ lộc.

Ngày 16 tháng Hai: lễ tạ; 20 giờ cùng ngày thả hoa đăng, đốt pháo bông trên dòng Nhị Hà kính cáo trời đất thủy thần, lễ hội làng Bát Tràng đã thành công.

Trong 3 ngày lễ hội có tổ chức: Giao hiếu với 4 làng; Thi đấu thể thao: Các trò chơi dân gian và 3 đêm liên hoan văn nghệ quần chúng. Thông qua Hội xuân truyền thống làng gốm, dân làng cầu mong “Mưa thuận gió hòa” “Quốc thái dân an”,“ Dân sinh an lành hạnh phúc “ Sản xuất tiêu thụ hanh thông”, “Tăng cường khối đại đoàn kết”…

Hội làng cũng là dịp để người dân tưởng nhớ và tri ân công đức của các bậc Thánh Thần, Thành hoàng Làng và các bậc tiền nhân tiên tổ. Giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc; nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, góp phần xây dựng quê gốm Bát Tràng ngày càng giàu đẹp văn minh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của Hà Nội mùa thay lá
    Thủ đô mỗi mùa mang một sắc, mỗi con phố nhuốm một màu. Đó cũng chính là nét đẹp riêng của Hà Nội khiến bao người say đắm. Đi đạo phố phường những ngày này, mọi người sẽ cảm nhận được sự dịu dàng, thơ mộng của thiên nhiên lúc giao mùa.
  • Khoảnh khắc đẹp nhất tháng Ba Hà Nội: “Hoa ban bung nở”
    Mỗi độ tháng 3 về, Thủ đô Hà Nội lại được điểm tô bởi sắc tím thanh khiết của hoa ban – loài hoa đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc. Dọc các tuyến phố như Hoàng Diệu, Bắc Sơn, Nguyễn Du, Thanh Niên…, từng chùm hoa ban bung nở, tạo nên khung cảnh lãng mạn như tranh vẽ.
  • Công viên Cầu Giấy - "Lá phổi xanh" giữa Thủ đô
    Sau nhiều năm đưa vào hoạt động, Công viên Cầu Giấy đã xuống cấp và đang được triển khai cải tạo, sửa chữa nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vui chơi, giải trí, tập thể dục thể thao… của người dân.
  • Tân binh Thị xã Sơn Tây lên đường nhập ngũ với ý chí, hành trang của Thủ đô anh hùng
    Đại diện cho hơn 100 tân binh thị xã Sơn Tây lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an Nhân dân năm 2025, công dân Nguyễn Duy Long đã hứa: Tiếp tục phát huy truyền thống quê hương Sơn Tây – Thủ đô anh hùng, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an và nhân dân giao phó.
  • Hà Nội: Lan tỏa văn hóa đọc từ Lễ hội Xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê
    Tại Lễ hội xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) từ ngày 10 đến 12 tháng Giêng, cạnh ngôi chùa cổ kính vừa đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt là không gian văn hóa đọc đặc sắc thu hút đông đảo nhân dân, các em nhỏ.
  • Thị xã Sơn Tây phát động Tết trồng cây và khai bút xuân Ất Tỵ 2025
    Sáng 5/2 (mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại cụm di tích Đền thờ vua Phùng Hưng; Đền thờ và lăng Vua Ngô Quyền (thôn Cam Lâm - xã Đường Lâm), Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ khai bút đầu năm và phát động Tết trồng cây xuân Ất Tỵ 2025.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Nét đẹp văn hoá truyền thống ở Lễ hội làng Bát Tràng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO