Chính sách & Quản lý

Lần đầu công bố tổng kiểm tra, quản lý tiền công đức trên toàn quốc

Duy Minh 08:31 28/06/2024

Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, Bộ Tài chính đã công bố kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tạo các di tích lịch sử - văn hóa trên toàn quốc năm 2023. Theo Báo cáo của Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử-văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023, cả nước thu 4.100 tỉ đồng.

tranh-cai-ve-minh-bach-trong-s-dung-tien-cong-c-1674810492868375883580.png
Đối tượng kiểm tra gồm các di tích lịch sử - văn hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng, cấp bằng xếp hạng di tích hoặc đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa

Việc lần đầu tiên thực hiện kiểm tra tổng thể về quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc, thời gian kiểm tra vào dịp sau Tết Nguyên đán năm 2024 và mùa lễ hội diễn ra trong cả nước đã giúp cho các địa phương có cơ sở thực tiễn để đánh giá toàn diện về hoạt động này.

Cụ thể, trong tổng số 31.581 di tích thành phần, có 15.324 di tích (49%) có số liệu thu, chi tiền công đức, tài trợ. Trong 5.683 di tích cơ sở tôn giáo, 3.912 di tích (69%) có số liệu thu, chi tiền công đức, tài trợ, số di tích còn lại không báo cáo.

Các di tích khác: Tổng số 25.898 di tích, trong đó có 11.412 di tích (44%) có số liệu thu, chi. Số còn lại chủ yếu là di tích tư nhân, nhà thờ dòng họ không báo cáo và các di tích đặc thù không có công đức, tài trợ gồm: di tích là địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử, phố cổ, nhà cổ, văn chỉ, địa điểm khảo cổ, hang động.

Tổng số tiền thực thu trong năm 2023 là 4.100 tỷ đồng (không bao gồm các khoản công đức, tài trợ bằng hiện vật, công trình xây dựng; tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo), trong đó: Số thu tại các di tích là cơ sở tín ngưỡng 3.062 tỷ đồng (75%). Có 63 di tích thu trên 5 tỷ đồng, trong đó có 28 di tích thu trên 10 tỷ đồng, cao nhất là 07 di tích thu trên 25 tỷ đồng, gồm: Miếu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc, An Giang 220 tỷ đồng; đền Bảo Hà ở Bảo Yên, Lào Cai 71 tỷ đồng; Khu di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo ở Bà Rịa-Vũng Tàu 34 tỷ đồng; đền Sòng Sơn ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa 28 tỷ đồng; đền Hùng ở Phú Thọ 26 tỷ đồng và 02 di tích sau ở Hà Nội: đình La Khê ở Hà Đông 28 tỷ đồng và đền trình Ngũ Nhạc (chùa Hương) ở Mỹ Đức 33 tỷ đồng.

Số thu tại các di tích là cơ sở tôn giáo 1.038 tỷ đồng (25%). Có 15 di tích thu trên 5 tỷ đồng, trong đó chỉ có 04 di tích thu trên 10 tỷ đồng, gồm: (1) Chùa Tranh ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương 10,2 tỷ đồng; (2) Chùa Tàm Xá ở Đông Anh, Hà Nội hơn 10 tỷ đồng; (3) Chùa Ông ở Biên Hòa, Đồng Nai 14,2 tỷ đồng; (4) Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh Cà Mau 14,4 tỷ đồng.

Có 07 tỉnh, thành phố có số thu trên 200 tỷ đồng, gồm: Hà Nội 672 tỷ đồng, Hải Dương 278 tỷ đồng, An Giang 277 tỷ đồng, Bắc Ninh 269 tỷ đồng, Hưng Yên 242 tỷ đồng, Nam Định 215 tỷ đồng. Tỉnh Quảng Ninh được giao thực hiện thí điểm việc kiểm tra, số thu 04 tháng đầu năm 2023 trên 67 tỷ đồng (đã bổ sung số thu tại chùa Ba Vàng và một số di tích), ước thu cả năm trên 200 tỷ đồng.

Có 09 tỉnh, thành phố có số thu trên 100 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng, gồm: Hải Phòng 183 tỷ đồng, Thái Bình 169 tỷ đồng, Vĩnh Phúc 127 tỷ đồng, Bắc Giang 122 tỷ đồng, Phú Thọ 119 tỷ đồng, Lào Cai 116 tỷ đồng, Nghệ An 115 tỷ đồng, Ninh Bình 110 tỷ đồng, Thanh Hóa 105 tỷ đồng.

Qua kiểm tra cho thấy, hoạt động công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử-văn hóa gắn liền với đời sống tinh thần của người Việt Nam, là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mặc dù còn nhiều di tích chưa báo cáo, số liệu báo cáo chưa đầy đủ, nhưng với tổng số thu 4.100 tỷ đồng trong năm 2023 (không bao gồm tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo) cho thấy người dân có nhu cầu rất lớn trong việc đóng góp tu bổ, tôn tạo di tích và tổ chức lễ hội.

Trước năm 2023, nước ta chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh về quản lý tiền công đức trong cả nước. Một số địa phương ban hành văn bản quy định đối với các di tích cấp tỉnh; một số địa phương ban hành văn bản áp dụng đối với di tích giao cho đơn vị sự nghiệp công lập quản lý. Còn lại, đa số các địa phương không có văn bản quy định về hoạt động này; việc quản lý chủ yếu là theo thông lệ, theo truyền thống và đặc điểm riêng của mỗi cơ sở di tích.

Từ năm 2023, căn cứ Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19/01/2023 (sau đây gọi tắt là Thông tư 04) của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội, đa số các địa phương đã xây dựng và ban hành văn bản quy định về quản lý tiền công đức, tài trợ, bảo đảm phù hợp với thực tế của từng di tích và phong tục, tập quán của địa phương.

Theo Thông tư, đối tượng kiểm tra gồm các di tích lịch sử - văn hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng, cấp bằng xếp hạng di tích hoặc đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa. Nội dung kiểm tra: Việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội; xem xét việc mở tài khoản, mở sổ sách ghi chép số thu, chi tiền công đức, tài trợ, nội dung sử dụng tiền công đức, tài trợ và giám sát việc tiếp nhận, kiểm đếm, sử dụng tiền công đức, tài trợ tại các di tích./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Lần đầu công bố tổng kiểm tra, quản lý tiền công đức trên toàn quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO