Chính sách & Quản lý

Ứng dụng iHanoi: Kết nối người dân với di tích lịch sử Thủ đô mọi lúc, mọi nơi

Quỳnh Chi 25/06/2024 20:15

Ưng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi do UBND Thành phố Hà Nội thực hiện có nhiều tiện ích, nổi bật là bản đồ di tích lịch sử văn hóa. Tiện ích này của iHanoi giúp người dân kết nối với các di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp thành phố... tại Hà Nội mọi lúc, mọi nơi chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh.

iHanoi là sản phẩm của Thành phố Hà Nội triển khai theo Đề án 06 Chính phủ (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”) và Nghị quyết số 18/NQ-TU của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Điểm nổi bật của iHanoi là đem đến cho người dùng những tiện ích đô thị thông minh ở mọi khía cạnh cuộc sống từ giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, đất đai, nông nghiệp đến văn hóa, lịch sử, du lịch… của Hà Nội.

ban-do-di-san.jpg
iHanoi có tiện ích bản đồ di tích lịch sử văn hóa kết nối người dân và các di tích mọi lúc mọi nơi chỉ bằng một chiếc điện thoại thông minh. (Ảnh: H.Quỳnh).

Đáng chú ý, iHanoi có tiện ích bản đồ di tích lịch sử văn hóa giúp người dân có thể tra cứu các địa điểm được công nhận là di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp Thành phố… Đồng thời bản đồ này còn giúp người dân xem các thông tin lược sử, kiến trúc tại các địa điểm mọi lúc, mọi nơi chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet.

Với bề dày ngàn năm lịch sử, Thủ đô Hà Nội là địa phương có nhiều di tích lịch sử nhất cả nước. Theo thống kê, Thủ đô có hơn 6.000 di tích đã được xếp hạng, trong đó có nhiều di sản đã được UNESCO xếp hạng như Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long và trên 1.200 di tích được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia, nổi bật là Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ, đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Quán Thánh, Tháp Rùa - đền Ngọc Sơn, chùa Hương, chùa Tây Phương, chùa Thầy, Khu Di tích thành Cổ Loa, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh... Hệ thống di tích lịch sử Thăng Long – Hà Nội đồ sộ chính là nền tảng để Thủ đô phát triển điểm đến du lịch văn hóa hàng đầu cả nước và khu vực nếu công tác tuyên truyền, quảng bá các di tích được đẩy mạnh.

Trên thực tế, Thành phố Hà Nội thời gian qua đã không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá điểm đến các di tích lịch sử với nhiều cách làm phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, để giới thiệu hết cũng như giúp người dân tiếp cận được hàng nghìn di tích lịch sử trên địa bàn là bài toán khó với Hà Nội. Chính vì vậy, Thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển ứng dụng iHanoi, trong đó có tiện ích bản đồ di tích lịch sử văn hóa để người dân khám phá, kết nối với các di tích của Thủ đô một cách nhanh, thuận tiện nhất bằng công nghệ hiện đại.

van-nghe-si.jpg
Các văn nghệ sĩ Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh tham quan Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: Đình Thế).

Khi sử dụng iHanoi, người dân được chỉ dẫn đến Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Di sản văn hóa thế giới với Bắc Môn, Đoan Môn, Hậu Lâu, Điện Kính Thiên và khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Cùng đó được khám phá di tích Quốc gia đặc biệt Đình So được xây dựng từ thế kỷ XVII thờ tam vị Đại Vương có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng – Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. Đây là một trong những ngôi đình cổ vẫn giữ được những nét kiến trúc nguyên sơ ở vùng đất xứ Đoài.

iHanoi còn chỉ đường cho người dùng đến với Chùa Một Mái (Bối Am tự) thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai). Đây là di tích có giá trị về tín ngưỡng, tâm linh và là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng lưu lại để chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (tháng 2 đến đầu tháng 3/1947). Trong khuôn viên di tích hiện còn “Hang Bác Hồ” - gian buồng Bác từng nghỉ, được xây bằng đá. Ngoài ra, Bác cũng nghỉ ngơi, làm việc tại buồng trong của ngôi nhà Tổ dưới chân chùa…

Khám phá bản đồ di tích lịch sử văn hóa của iHanoi, người dân cũng được khám phá về Miếu ông Trạng (quận Thanh Xuân) – di tích quốc gia thờ Trạng nguyên Lưu Danh Công đỗ trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị thứ tám triều vua Lê Huyền Tông; hay Đình Nội (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì) thờ danh nhân văn hoá Chu Văn An; hoặc Đình Hoa Xá – Minh Ngự lâu (xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì) - hai công trình văn hóa và kiến trúc nghệ thuật có liên quan mật thiết với nhau, cùng gắn liền với hai vị Thành hoàng làng; đó là vua Lê Đại Hành - Tiên đế của triều Tiền Lê và Bà Chúa Hến - người con gái làng Tó có công giúp vua Lê đánh thắng giặc Tống xâm lược.

Ngoài ra, iHanoi cũng giới thiệu và chỉ dẫn người dùng đến với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng khác của Thủ đô Hà Nội, như: chùa Hoa Phát, chùa Cao, chùa Long Đẩu, Miếu ông Trạng, đình Phương Liệt, chùa Linh Quang, mộ danh nhân Đặng Trần Côn, Gò Đống Thây, đình Quỳnh Đô, miếu Cự Đà, đình Yên Mỹ, chùa Đại Bi, đình – chùa Lạc Thị, đình Văn Lai, đình Tựu Liệt, đình Kim Quan, chùa Trắng, nhà thờ họ Đặng, đình Thượng Phúc, tượng đài chiến thắng Ngọc Hồi, chùa Tây Phương, chùa Trăm Gian…

dinh-so.jpg
Không gian trong gian chính Đình So - Di tích quốc gia đặc biệt. Đình So là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Đoài được dân gian ngợi ca bằng câu ví: “Đẹp đình So, to đình Cấn”. Di tích này được giới thiệu trên ứng dụng iHanoi và chỉ dẫn người dùng đến với di tích này. (Ảnh: Hải Truyền).

Có thể khẳng định, bản đồ di tích lịch sử văn hóa của iHanoi chính là một kênh thông tin hữu ích, ứng dụng nổi bật trong hoạt động chuyển đổi số góp phần đưa các di tích lịch sử của Thủ đô Hà Nội đến với người dân một cách nhanh chóng. Điều này tiếp tục khẳng định sự tiên phong, tính sáng tạo, “tư duy mới – tầm nhìn mới” của Hà Nội trong chuyển đổi số nhằm thực hiện hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ và Nghị quyết số 18-NQ/TU của Thành ủy về “chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

iHanoi tiếp tục chứng minh hoạt động chuyển đổi số theo phương châm mà Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, đồng chí Hà Minh Hải - Phó Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số, Đề án 06 thành phố Hà Nội đã nhấn mạnh: “Chuyển đổi số Hà Nội gắn với 7 phấn đấu: Nhận thức đầy đủ - Tầm nhìn dài hạn - Tư duy sáng tạo - Giải pháp thông minh - Hành động quyết liệt - Hiệu quả thực chất - Phục vụ nhân dân”./.

Theo thông tin từ UBND Thành phố Hà Nội, ngày 28/6, Thành phố tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng Đề án 06 và công bố vận hành một số nền tảng ứng dụng của Đề án 06 Chính phủ trên địa bàn Thành phố, đó là: Ứng dụng Công dân Thủ đô số (iHaNoi); Hồ sơ sức khỏe điện tử trên VneID; Cấp lý lịch tư pháp trên VneID; Hệ thống Thông tin phục vụ họp và Xử lý công việc (E-Cabinet) tích hợp với phòng họp thông minh./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Báo chí cách mạng Việt Nam 100 năm đồng hành cùng dân tộc
    Tròn một thế kỷ kể từ ngày báo Thanh Niên ra số đầu tiên (21/6/1925), báo chí cách mạng Việt Nam luôn song hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử, từ phong trào giải phóng dân tộc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sứ mệnh là vũ khí tư tưởng sắc bén, báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn là diễn đàn dân chủ, nơi lan tỏa những giá trị nhân văn, thúc đẩy đổi mới và phát triển xã hội. Trong kỷ nguyên mới của dân tộc, báo chí cách mạng tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời thích ứng linh hoạt để truyền tải tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên và bản sắc văn hóa Việt đến với công chúng trong nước và quốc tế.
  • Bác Hồ với báo chí cách mạng Việt Nam
    Trong hành trình 100 năm hình thành và phát triển (1925 - 2025), báo chí cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng về nội dung, hình thức và đội ngũ làm báo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là vai trò định hướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền báo chí cách mạng Việt Nam từng bước khẳng định vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén phục vụ sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất mà còn là người đặt nền móng xây dựng, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã để lại gần 2.000 bài báo dưới hàng trăm bút danh, thể hiện tư duy sắc sảo, tình cảm thiết tha với dân tộc và trách nhiệm xã hội sâu sắc.
  • Ra mắt sách tập hợp 40 bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành cuốn sách “Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Ấn phẩm tuyển chọn 40 tác phẩm tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm các bài viết, bài phát biểu, thư, điện, lời kêu gọi gửi tới bạn đọc, người làm báo, các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế từ năm 1922 đến năm 1962.
  • Khơi nguồn tri thức quản trị – Góp phần làm rạng danh báo chí cách mạng Việt Nam
    Chào mừng kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 18/6/2025, tại Hà Nội, Học viện Hành chính và Quản trị công đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của nền báo chí cách mạng, tri ân những đóng góp to lớn của đội ngũ nhà báo và cán bộ làm công tác truyền thông của Học viện.
  • Báo Tuổi trẻ Thủ đô vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
    Chiều 18/6, Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) và Đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Đừng bỏ lỡ
  • “Nhìn lại quá khứ”: Lời tự thú lịch sử và bài học từ một cuộc chiến
    Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
  • Lan tỏa những điển hình phụ nữ Thủ đô
    Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
  • [Video] Hành trình tôn vinh người làm báo qua lăng kính nghệ thuật
    Triển khai kế hoạch của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước” để tôn vinh nghề báo và những “chiến sĩ thông tin trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa” trên mọi miền Tổ quốc.
  • Chùm thơ của tác giả Quang Hoài
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Quang Hoài.
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà: Bản sắc riêng là nguồn lực để tạp chí Người Hà Nội phát triển
    “Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • Khắc họa chân dung người làm báo giữa lửa đạn
    Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925-2025), Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức chiếu phim tài liệu “Kim Toàn, Nhà báo - Chiến sĩ”. Bộ phim khắc họa chân thực cuộc đời, sự nghiệp và tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc của nhà báo Kim Toàn, một hình mẫu tiêu biểu của thế hệ “nhà báo - chiến sĩ”.
  • Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
    Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các họa sỹ chuyên sáng tác tranh cổ động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam.
Ứng dụng iHanoi: Kết nối người dân với di tích lịch sử Thủ đô mọi lúc, mọi nơi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO