Chuyển động Hà Nội

Chuyển đổi số tại Hà Nội: Lợi ích kép chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua chuyển khoản

Trung Kiên 20/06/2024 15:42

Với phương châm, mục tiêu phấn đấu vì nhân dân phục vụ, “không để ai bị bỏ lại phía sau”, gần đây, Thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, đặc biệt triển khai các giải pháp chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), chi trả lương hưu với người thụ hưởng qua hình thức chuyển khoản.

Tại cuộc gặp mặt lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương và Thủ đô Hà Nội gần đây nhân Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải - Phó Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số, Đề án 06 thành phố Hà Nội, nhấn mạnh, 6 tháng đầu năm 2024, thành phố tập trung triển khai tổng thể, toàn diện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.

anh-hai-cds.jpg
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải gần đây cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội đã triển khai quyết liệt các nhiệm vụ theo Đề án 06 của Chính phủ, bao gồm chi trả trợ cấp xã hội, chi trả lương hưu không dùng tiền mặt.

“Thành phố đã triển khai các nhiệm vụ, chương trình theo Đề án 06 của Chính phủ, bao gồm chi trả trợ cấp xã hội không dùng tiền mặt; thanh toán phí, lệ phí qua QR Code động khi thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa; thí điểm các dịch vụ phục vụ người dân qua ứng dụng VneID: sổ sức khỏe điện tử; cấp phiếu lý lịch tư pháp, thí điểm trông giữ xe thanh toán không dùng tiền mặt... và đã đạt được những chuyển biến, kết quả tích cực”.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải

Với mục tiêu phấn đấu Tầm nhìn dài hạn - Tư duy sáng tạo - Giải pháp thông minh - Hành động quyết liệt - Hiệu quả thực chất - Phục vụ nhân dân trong công tác chuyển đổi số, đầu tháng 5/2024, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 146/KH-UBND về việc triển khai giải pháp ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố. Ngay sau khi Kế hoạch được ban hành, các Sở ngành, chính quyền quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô đã vào cuộc mạnh mẽ triển khai các nhiệm vụ đã được lãnh đạo Thành phố phân công, giao nhiệm vụ.

BHXH quận Cầu Giấy cho biết, từ giữa tháng 5/2024, đơn vị đã phối hợp với Công an quận và các Ngân hàng đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn quận. “Đi từng ngõ, gõ từng nhà”, BHXH và Công an quận Cầu Giấy đã tổ chức rà soát, xác minh và phối hợp với các Ngân hàng thành lập các Tổ công tác đồng bộ dữ liệu dân cư và hướng dẫn mở tài khoản cho người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng cả trong và ngoài giờ hành chính tại trụ sở, nhà văn hóa UBND các phường trên địa bàn quận.

cau-giay.png
Người dân Thủ đô rất ủng hộ chủ trương của Thành phố Hà Nội trong việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH thông qua chuyển khoản, không dùng tiền mặt.

Tính đến hết tháng 5/2024, toàn quận Cầu Giấy có 31.612 người hưởng chế độ BHXH thường xuyên, trong đó số người lĩnh tiền lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng thông qua tài khoản ngân hàng là 28.749/31.612 người, đạt khoảng 91%.

Trên cơ sở dữ liệu quản lý thông tin, người hưởng được phân theo nhóm (nhóm có tài khoản và đã đăng ký nhận qua tài khoản; nhóm có tài khoản nhưng chưa đăng ký nhận qua tài khoản; nhóm chưa có tài khoản ngân hàng), Tổ công tác thực hiện xác thực thông tin, tình trạng người hưởng, tuyên truyền về những tiện tích, tầm quan trọng của việc thanh toán không dùng tiền mặt và hỗ trợ đăng ký, làm thủ tục nhận qua tài khoản. Thủ tục chuyển đổi từ hình thức nhận lương hưu, trợ cấp BHXH trực tiếp tại các điểm chi trả sang nhận qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đơn giản, dễ thực hiện, được các Ngân hàng hỗ trợ mở tài khoản miễn phí. Vì thế, người dân hết sức ủng hộ và đồng thuận.

Trong khi đó, ông Lê Thành Long, Giám đốc BHXH quận Hà Đông, cho biết, sau đợt triển khai cao điểm ra quân tuyên truyền, vận động người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH qua thẻ ATM, BHXH quận phối hợp với các lực lượng trên địa bàn vận động được 15.257 người chuyển đổi hình thức nhận tiền chế độ. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua thẻ ATM, không dùng tiền mặt tính đến hết tháng 5/2024 đạt tỷ lệ 93,64%.

Theo ông Lê Thành Long, để đạt được kết quả này bởi có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị quận Hà Đông, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tổ chức, đơn vị như BHXH Công an quận, Bưu điện, tổ chức chính trị - xã hội, các ngân hàng thương mại, tổ chuyển đổi số cộng đồng... Các cán bộ sau giờ hành chính tại cơ quan, đơn vị, lại miệt mại cùng BHXH quận Hà Đông thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền; tận tình giải thích, hỗ trợ và giúp người dân hiểu và chuyển đổi phương thức nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua thẻ ATM. Thực tế ghi nhận, đối tượng đến làm thủ tục nhận lương hưu, trợ cấp BHXH đa số là người cao tuổi, những cán bộ, đội ngũ tình nguyện viên tận tình hướng dẫn, giải thích nên các bác, các cô chú đều hiểu hết ý nghĩa, lợi ích của việc chi trả lương hưu, trợ cấp qua hình thức chuyển khoản...

long-bien-bhxh.jpg
BHXH Long Biên vận động, phát triển người hưởng lương hưu, trợ cấp không dùng tiền mặt.

Đại diện lãnh đạo quận Long Biên cũng chia sẻ, Công an quận và BHXH phối hợp với Công an phường, UBND các phường, bưu điện, các ngân hàng, thực hiện rà soát thông tin và mở tài khoản cá nhân cho 10.754 người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng, đạt tỷ lệ 92,7%. Đối với những người lớn tuổi hoặc gặp khó khăn trong đi lại, cán bộ và lực lượng tình nguyện viên thực hiện chuyển đổi số đến tận nhà tư vấn, hỗ trợ mở tài khoản và hướng dẫn chuyển đổi hình thức nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng không dùng tiền mặt.

Có thể nói, các địa phương và cấp ngành trên địa bàn Thủ đô đã, đang khẩn trương, quyết liệt triển khai Kế hoạch 146/KH-UBND của UBND Thành phố về triển khai giải pháp ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với các đối tượng thụ hưởng.

thanh-nien-hdong.png
Lực lượng đoàn viên thanh niên quận Hà Đông hỗ trợ người dân mở tài khoản ngân hàng để nhận trợ cấp, lương hưu qua hình thức chuyển khoản.

Với phương thức chi trả qua tài khoản ngân hàng cá nhân, người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng với đa số là những người lớn tuổi sẽ không phải đến địa điểm tập trung để nhận tiền và ký danh sách chi trả như trước đây. Các cán bộ hưu trí có thể lĩnh lương hưu mọi lúc, mọi nơi, đảm bảo an toàn, nhanh chóng, chính xác, kịp thời, an toàn, đúng thời gian quy định.

Đối với cơ quan chi trả, thực hiện phương thức chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng cũng bảo đảm tránh được sai sót, giảm bớt áp lực thời gian trong tổ chức chi trả và các bước trung gian như trước. Đối với người lao động hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, BHXH một lần, trợ cấp thất nghiệp, phương thức chi trả không dùng tiền mặt góp phần hạn chế tình trạng đơn vị sử dụng lao động chiếm dụng, chậm chi trả tiền chế độ cho người lao động.

Việc triển khai phương thức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng tại các địa phương trên địa bàn Thủ đô gần đây, là hành động cụ thể hóa Nghị quyết số 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030./.

Bài liên quan
  • Chuyển đổi số tại Hà Nội: Ứng dụng thông minh ngăn ngừa “giặc lửa”
    Thành phố Hà Nội xác định, người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ trong quá trình chuyển đổi số. Thời gian qua, người dân Thủ đô đã được tiếp cận các ứng dụng hiện đại, góp phần đưa Thủ đô đến nền kinh tế số, thành phố thông minh. Nổi bật trong đó có thể kể đến ứng dụng công nghệ để ngăn ngừa “giặc lửa”.
(0) Bình luận
  • Chuyển đổi số là khâu đột phá, người dân là trung tâm, động lực
    Đây là một trong sáu nguyên tắc tổ chức hoạt động Trung tâm phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội, theo Quyết định số 5390/QĐ-UBND ngày 15/10 của Chủ tịch UBND Thành phố về việc phê duyệt Đề án “Thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội”.
  • Quận Hai Bà Trưng gắn biển công trình vườn hoa hồ Thiền Quang với tổng mức đầu tư hơn 88,7 tỷ
    Sáng 18-10, UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) đối với công trình vườn hoa hồ Thiền Quang.
  •  “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
    Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) và quy trình số hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp...
  • Nâng cao vị thế, vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô
    Hơn một thiên niên kỷ nay, Thủ đô Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Nhất là từ sau ngày giải phóng Thủ đô, vai trò trung tâm ấy càng thể hiện rõ nét hơn. Với số lượng đông đảo, trong đó có không ít tác giả tên tuổi, văn nghệ sĩ Thủ đô đã góp phần làm nên vóc dáng, diện mạo văn học nghệ thuật (VHNT) Thủ đô.
  • Tây Hồ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội
    Ngày 16/10, HĐND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Còn ai say trong câu hát
    Cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp kết thúc bằng cuộc tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954, song âm hưởng của ngày trở về đã hiện diện trong ca khúc từ trước đó. Nhiều người thuộc bài hát “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao với những câu hát đã thành một biểu tượng cho cuộc trở về: “lớp lớp đoàn quân tiến về, chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố”… Hô ứng với bài hát nổi tiếng ra đời năm 1949 này, có nhiều cung bậc tương đồng cũng được các nhạc sĩ viết nên.
  • Chủ tịch Hội phụ nữ “biến rác thành tiền”, lan tỏa tấm lòng nhân ái
    Không ngừng sáng tạo, tinh thần nhiệt huyết, truyền thống “thương người như thể thương thân”, chị Lê Thị Hương - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Phúc La (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) bao năm qua đã có những việc làm góp phần giúp quê hương, người dân có cuộc sống tươi đẹp, văn minh hơn.
  • Công diễn vở "Nghêu Sò Ốc Hến" với hình thức múa rối người
    Ngày 19/10, Nhà hát Múa rối Thăng Long công diễn vở “Nghêu Sò Ốc Hến” tại Rạp Đại Nam (Hà Nội). Nhân dịp này, Hội Sân khấu Hà Nội cũng tổ chức giới thiệu vở diễn đến hội viên, đồng thời, trao đổi ý kiến nhằm góp ý nâng cao chất lượng tác phẩm.
  • Lan toả yêu thương cho những nữ "chiến binh" ung thư tại chương trình QUEEN OF SMILES
    Ngày 20/10, Group WOMEN 30+ tổ chức Gala QUEEN OF SMILES để tôn vinh và chia sẻ những câu chuyện đầy nghị lực của các chị em phụ nữ, đồng thời lan toả thông điệp về tình yêu thương, sự chia sẻ và lòng nhân ái nhân dịp ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
  • Nghe “Nàng thơ” Akari Nakatani hát “Diễm Xưa” bằng tiếng Nhật
    Ca khúc “Diễm Xưa” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được “Nàng thơ” Akari Nakatani trong tác phẩm điện ảnh “Em Và Trịnh” trình bày bằng tiếng Nhật Bản.
Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số tại Hà Nội: Lợi ích kép chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua chuyển khoản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO