Chuyển động Hà Nội

Chuyển đổi số tại Hà Nội: Ứng dụng thông minh ngăn ngừa “giặc lửa”

Trung Kiên 19/06/2024 07:57

Thành phố Hà Nội xác định, người dân, doanh nghiệp là trung tâm phục vụ trong quá trình chuyển đổi số. Thời gian qua, người dân Thủ đô đã được tiếp cận các ứng dụng hiện đại, góp phần đưa Thủ đô đến nền kinh tế số, thành phố thông minh. Nổi bật trong đó có thể kể đến ứng dụng công nghệ để ngăn ngừa “giặc lửa”.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải - Phó Trưởng ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số, Đề án 06 thành phố Hà Nội cho biết, những năm qua, công tác chuyển đổi số của Thủ đô đã có nhiều chuyển biến tích cực với những hiệu quả rõ nét. Qua đó từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô theo hướng thông minh, hiện đại vào năm 2025 như Nghị quyết số 18-NQ/TU của Thành ủy về “chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã đặt ra.

Phòng cháy mọi lúc, mọi nơi bằng... điện thoại thông minh

Phát huy những kết quả đã đạt được, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số và thành phố thông minh trên địa bàn, đơn vị quản lý; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được thành phố giao, trong đó tập trung vào 3 nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu số, quy trình số; Phát triển nền tảng, hệ thống số; Phát triển ứng dụng, dịch vụ số, thanh toán không dùng tiền mặt… Và chuyển đổi số Hà Nội gắn với 7 phấn đấu: Nhận thức đầy đủ - Tầm nhìn dài hạn - Tư duy sáng tạo - Giải pháp thông minh - Hành động quyết liệt - Hiệu quả thực chất - Phục vụ nhân dân.

hoan-kieme2.jpg
Chiến sĩ Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an quận Hoàn Kiếm) hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng “Báo cháy 114” trên điện thoại di động.

Một trong những kết quả nổi bật trong quá trình chuyển đổi số của Hà Nội trong những năm gần đây, đó là các sở, ngành đã triển khai các ứng dụng (app) thông minh phục vụ nhân dân đi cùng các mục tiêu Tầm nhìn dài hạn - Tư duy sáng tạo - Giải pháp thông minh. Đặc biệt, từ năm 2021, ứng dụng “Báo cháy 114” trên thiết bị di động thông minh là ứng dụng chuyển đổi số đầu tiên được Công an thành phố Hà Nội triển khai và duy trì đến nay. Có thể nói, “Báo cháy 114” là một “bảo bối” giúp mọi người, mọi nhà có thể phòng cháy ở bất cứ đâu, trong bất kể hoàn cảnh nào được triển khai.

Nhiều người dân cho biết, Ứng dụng “Báo cháy 114” có rất nhiều tính năng hữu ích. Bao gồm việc “Gọi 114” trực tiếp tới Trung tâm thông tin chỉ huy 114, thông tin cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hội (CNCH) về các vụ cháy, nổ, tai nạn, sự cố tương tự như gọi điện thoại thông thường. Ứng dụng này còn có tính năng “Gọi bằng hình ảnh trực tiếp” (video call) tới Trung tâm thông tin chỉ huy 114, thông tin cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH về các vụ cháy, nổ, tai nạn, sự cố bằng hình ảnh trực quan và những thông tin chính xác về đám cháy, sự cố, tai nạn qua đó giúp Trung tâm thông tin chỉ huy 114 nhận định được tình hình thực tế và đưa ra đề xuất huy động lực lượng, phương tiện phù hợp đến xử lý đám cháy, sự cố, tai nạn.

Cùng đó là tính năng “Yêu cầu chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ”, người dân có thể gửi hình ảnh hoặc đoạn video cho đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH, kết hợp với hình thức chat bằng âm thanh hoặc bằng chữ với tổng đài trực 114. Trên ứng dụng này còn có tính năng “Kỹ năng” cung cấp các kiến thức, kỹ năng về PCCC và CNCH đề người sử dụng có thể trực tiếp tra cứu và học tập kỹ năng PCCC và CNCH.

Ngoài ra, tính năng “Tin PCCC” truyền tải những thông tin về những vụ cháy, sự cố, tai nạn đang diễn ra tại các địa bàn cụ thể; thông tin về tình hình cháy, nổ, sự cố, tai nạn…; những chủ trương về công tác PCCC và CNCH. Và đặc biệt phải kể đến tính năng “Tôi an toàn”, khi sử dụng tính năng này người dân sẽ báo an toàn tại vị trí xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố, thông báo này sẽ được gửi cho danh sách người thân và đơn vị Cảnh sát PCCC và CNCH để biết.

chay-ab.jpg
Từ năm 2021, ứng dụng “Báo cháy 114” trên thiết bị di động thông minh là ứng dụng chuyển đổi số đầu tiên được Công an thành phố Hà Nội triển khai, duy trì đến nay.

Việc cài đặt ứng dụng “Báo cháy 114” không khó, người dân chỉ trong vài phút thao tác cùng điện thoại thông minh có thể tải, cài đặt, sử dụng ứng dụng ngay lập tức. Theo Công an Thành phố Hà Nội, thời gian qua, thông qua ứng dụng kể trên đã góp phần hỗ trợ người dân thông báo cho cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH các vụ cháy, nổ và sự cố, tai nạn một cách nhanh, chính xác. Nhờ sự chủ động ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong PCCC, các vụ hỏa hoạn trên địa bàn Thủ đô được lực chức năng xử lý kịp thời. Ngoài ra, các quận, huyện, thị xã của Thành phố đã, đang triển khai các mã QR chia sẻ kiến thức và pháp luật về PCCC tới nhân dân để công tác phòng cháy, chữa cháy đạt hiệu quả nhất.

Anh Phạm Hoàng Anh (quê Thanh Hóa, thuê trọ tại phố Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân), chia sẻ, đã cài app báo cháy. “Khi xảy ra sự cố, có thể nhiều người tâm lý hoảng loạn không đủ bình tĩnh để báo địa chỉ cụ thể, nhưng nếu sử dụng app báo cháy sẽ định vị được vị trí, giúp lực lượng chức năng đến đúng nơi, nhanh nhất và người dân có thể được giải cứu, đảm bảo an toàn tính mạng”, anh Phạm Hoàng Anh, chia sẻ.

Tiếp tục chuyển đổi số, nâng cao nhận thức PCCC trong cộng đồng

Cùng với ứng dụng kể trên, nhằm quản lý dữ liệu về công tác PCCC và CNCH, UBND thành phố Hà Nội gần đây đã ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai thí điểm “Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, dự kiến chính thức đưa vào thực hiện (đối với cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC và ứng dụng quản lý, theo dõi hoạt động PCCC) từ tháng 12/2024.

7.jpg
Cán bộ công an quận Hoàn Kiếm dán tờ rơi hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng Báo cháy 114 trên thiết bị di động, góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa, hạn chế nguy cơ cháy nổ tại nhà dân.

UBND Thành phố yêu cầu việc triển khai thí điểm ứng dụng cần đảm bảo hoạt động thông suốt, hiệu quả và an toàn, an ninh thông tin theo quy định; lấy trải nghiệm của người dùng làm thước đo để tiếp tục tối ưu hóa, cải thiện và nâng cấp ứng dụng.

Kế hoạch đặt chỉ tiêu phấn đấu 100% cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động PCCC và CNCH sử dụng thành thạo Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư. Tối thiếu 70% dân số trên địa bàn được lựa chọn thí điểm biết ứng dụng quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy Thành phố. Tối thiểu 80% các thông báo về sự cố về PCCC và CNCH của người dân, doanh nghiệp được gửi, tiếp nhận và xử lý theo quy trình điện tử trên Ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Theo lãnh đạo Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (Bộ Công an), với quyết tâm của lãnh đạo Thành phố Hà Nội, sự quyết liệt của các cấp, các ngành, ứng dụng cảnh báo cháy sẽ phát huy hiệu quả, giúp giảm nguy cơ cháy nổ và thiệt hại do cháy nổ gây ra, đưa Hà Nội đi đầu trong công tác chuyển đổi số nói chung và công tác PCCC và CNCH nói riêng./.

Bài liên quan
  • Chuyển đổi số tại Hà Nội: Tư duy sáng tạo - Hiệu quả thực chất
    Với sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội về chuyển đổi số để xây dựng thành phố thông minh theo mục tiêu Thành ủy đặt ra tại Nghị quyết số 18-NQ/TU; các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã hành động quyết liệt, đẩy mạnh chuyển đổi số và đạt được nhiều kết quả tích cực.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếp thêm làn gió mới cho điện ảnh Thủ đô
    Trong bối cảnh hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật sôi động và đều khắp của Thủ đô thì “bức tranh gam trầm” của điện ảnh Hà Nội thời gian qua khiến cho những người trong cuộc không khỏi băn khoăn, trăn trở. Cũng bởi thế Đề án Liên hoan phim ngắn Hà Nội được Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội phê duyệt mới đây như một làn gió mới tiếp thêm sinh lực mới, khơi dậy sáng tạo cho các thế hệ nghệ sĩ điện ảnh Thủ đô.
  • Ghi chép của Lê Quý Đôn về một số di tích ở kinh thành Thăng Long - Hà Nội
    Nhà bác học Lê Quý Đôn sinh thành đến nay đã gần tròn 300 năm. Kể từ khi ông còn thơ ấu cho đến hiện tại, người đời vẫn thường dùng nhiều mỹ từ để ca tụng ông như: thần đồng đất Việt, nhà bác học kiệt xuất, “tập đại thành” lớn của dân tộc Việt Nam… Các nghiên cứu về Lê Quý Đôn cũng luôn ghi nhận công lao đóng góp của ông trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là Lê Quý Đôn đã để lại cho đời cả một lâu đài văn hóa và khoa học vô cùng quý báu.
  • “Sa Pa giữa trời mây trắng” - kết nối vẻ đẹp và tâm hồn Tây Bắc
    Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Sa Pa giữa trời mây trắng" của hai tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải. Cuốn sách là nguồn tài liệu quý giá dành cho những ai yêu thích du lịch, muốn khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và con người vùng đất Tây Bắc Việt Nam.
  • Ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" mang lại nhiều tiện ích cho người dân
    Với phương châm “lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ”, thời gian qua, ngành y tế Thủ đô đã đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số nhằm giúp mỗi người dân biết, tự quản lý thông tin sức khỏe của mình để chủ động phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe.
  • Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Tuyên dương 70 gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024
    Bạo lực gia đình là kẻ thù phá hoại hạnh phúc của mỗi gia đình, sự yên vui, an toàn cho mọi tầng lớp xã hội, ảnh hưởng đến việc giữ vững, duy trì các tiêu chí gia đình văn hóa.
Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số tại Hà Nội: Ứng dụng thông minh ngăn ngừa “giặc lửa”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO