Chính sách & Quản lý

Hôm nay 26/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Phan Anh 09:04 26/06/2024

Hôm nay 26-6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

u36a0470.jpg
Trình diễn mua rối tại Lễ đón Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội Chùa Thầy và khai hội Chùa Thầy xuân Giáp Thìn

Theo chương trình, buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường biểu quyết thông qua: Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Sau đó, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Trước đó, trình bày Tờ trình về dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trong phiên họp của Quốc hội vào chiều 18.6, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng cho biết, dự thảo Luật bổ sung 1 loại hình di sản văn hoá mới, gồm 9 chương 102 điều, tăng 2 chương, 29 điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành (7 chương 73 điều).

Cụ thể, Chương I: Những quy định chung, gồm 8 điều (từ Điều 1 đến Điều 8); Chương II. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, gồm 11 điều (từ Điều 9 đến Điều 19); Chương III. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, gồm 31 điều (từ Điều 20 đến Điều 50).

Chương IV: Bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu gồm 11 điều (từ Điều 51 đến Điều 61); Chương V. Bảo tàng, gồm 14 điều (từ Điều 62 đến Điều 75); Chương VI. Hoạt động kinh doanh, dịch vụ di sản văn hóa, gồm 4 Điều (từ Điều 76 đến Điều 79); Chương VII. Điều kiện đảm bảo hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, gồm 11 điều (từ Điều 80 đến Điều 90); Chương VIII. Quản lý nhà nước về di sản văn hóa, gồm 09 điều (từ Điều 91 đến 99); Chương IX. Điều khoản thi hành, gồm 3 điều (từ điều 100 đến 102).

Góp ý cho Luật Di sản Văn hoá (sửa đổi) trong phiên thảo luận tổ của Quốc hội vào chiều 18.6, các đại biểu đều thống nhất với sự cần thiết phải ban hành Luật để thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về văn hoá nói chung, di sản văn hoá nói riêng.

Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024; Phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gợi mở tư duy cải cách từ những thăng trầm của kinh tế Việt Nam
    Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang đối diện với nhiều thách thức: tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản trầm lắng, yêu cầu cải cách thể chế ngày càng rõ rệt…, việc nhìn lại những bài học từ lịch sử là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Cuốn sách “Kinh tế Việt Nam – Thăng trầm và đột phá” (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2025) của hai tác giả Phạm Minh Chính và Vương Quân Hoàng mang đến một nền tảng tri thức khoa học và thực tiễn để suy ngẫm, định hướng cho hiện tại và tương lai.
  • Sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” được vinh danh tại Trung Quốc
    Cuốn sách “Người Hà Nội, chuyện ăn, chuyện uống một thời” của tác giả Vũ Thế Long, ấn bản tiếng Trung do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi – Chibooks thực hiện và bán bản quyền cho Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Quảng Tây, vừa chính thức được trao giải thưởng “Sách Đông Nam Á có sức ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025”.
  • Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Ngành Văn hóa
    Chương trình sẽ diễn ra với nhiều tiết mục hấp dẫn. Các tác phẩm tập trung nhấn mạnh và khẳng định những thành tựu văn hóa của đất nước; ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại, những giá trị to lớn, sự trường tồn và tầm ảnh hưởng của văn hóa qua 80 năm...
  • SeABankers Vì trẻ thơ - Một thập kỷ yêu thương khởi nguồn từ trái tim
    “Hành động nhỏ hôm nay sẽ làm nên điều diệu kỳ cho thế hệ trẻ mai sau” là tinh thần xuyên suốt hành trình 10 năm của chương trình “SeABankers Vì trẻ thơ” - sáng kiến thiện nguyện đầy tính nhân văn do chính cán bộ nhân viên (CBNV) SeABank khởi xướng và thực hiện từ năm 2015 đến nay.
  • Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
    Trong bối cảnh thị trường lao động không ngừng biến động bởi chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Đây là một trong những giải pháp chiến lược nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững Thủ đô trong giai đoạn mới.
Đừng bỏ lỡ
Hôm nay 26/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO